Vì sao văn học dân gian lại mang tính truyền miệng

Các tác phẩm văn học dân gian, đặc biệt là các tác phẩm văn học dân gian thể hiện tinh thần lạc quan của nhân dân ta là lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Trong hành trang bước vào đời của mỗi con người không thể thiếu vắng những bài học quý giá đó. Ngoài ra, văn học dân gian cũng là món ăn tinh thần của người dân lao động - là tâm tư tình cảm của con người, đồng thời cũng chính là nguồn cảm hứng sâu sắc, là cơ sở hình thành văn học viết. Văn học dân gian là những tác phẩm ngôn từ truyền miệng. Không giống như các thể loại văn học: Thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,… Văn học dân gian không xuất hiện giọng điệu của chủ thể cá nhân, là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể, lại có nhiều nét đặc trưng cơ bản riêng biệt. Cũng có trường hợp người trí thức tham gia sáng tác văn học dân gian, nhưng các sáng tác đó phải tuân thủ các đặc trưng của văn học dân gian và trở thành tiếng nói tình cảm chung của nhân dân. Giá trị văn học dân gian được coi như là kho tri thức mang nhiều giá trị nhân đạo và là chuẩn mực noi theo. Mỗi tác phẩm của văn học dân gian là những cung bậc tâm tư, tình cảm, tiếng nói của con người việt thể hiện nhân cách sống và thấu hiểu tâm hồn của người dân lao động giàu tình cảm và chứa đựng nhiều cảm xúc. Nó là tiếng tơ đàn muôn điệu, là nỗi chứa giàu tâm tư tình cảm, cũng chính là những làn điệu quê hương đầm ấm . Nó được ra đời từ sáng tác tập thể, trong nó được biểu thị tâm tư tình cảm của một loại người, cộng đồng nào đó trong xã hội. Mà mỗi khi đọc lên ta lại thấy được cái giọng điệu, quan điểm của tập thể đã được toát lên như thế nào. Về chức năng nhận thức: Văn học dân gian được xem như "bộ bách khoa toàn thư về kiến thức, tôn giáo, triết học" của nhân dân. Văn học dân gian gìn giữ và lưu truyền hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, tâm linh, kinh nghiệm sống, ứng xử… Văn học dân gian là người thầy lớn đem lại cho nhân loại những bài học sinh động, gần gũi và sâu sắc về mọi phương diện của đời sống. Về chức năng giáo dục: Văn học dân gian có khả năng định hướng đạo đức, luân lí cho con người trong đời sống xã hội. Chức năng này gần gũi và có sự giao thoa với phương diện xã hội của chức năng nhận thức. Tuy nhiên, nếu chức năng nhận thức là sự phản ánh các hiện tượng xã hội một cách khách quan thì chức năng giáo dục lại là sự tác động, ảnh hưởng, chi phối cả trực tiếp lẫn gián tiếp đến cộng đồng. Có những tác phẩm, nhiều nhất thuộc thể loại hát nói, mang ý nghĩa giáo dục trực tiếp, tức ý nghĩa giáo dục được thể hiện một cách tường minh. Song, phần lớn các sáng tác dân gian chứa đựng ý nghĩa giáo dục hàm ẩn, tức ý nghĩa giáo dục gián tiếp. Về chức năng thẩm mĩ: Văn học dân gian là nghệ thuật, là quan niệm thẩm mĩ của cộng đồng, nó mang vẻ đẹp hồn hậu, giản mộc của nhân dân. Mang bản chất nguyên hợp, văn học dân gian chỉ thực sự phô diễn vẻ đẹp của mình khi sống trong môi trường nảy sinh và tồn tại, tức thành phần nghệ thuật ngôn từ phải được kết nối với thành phần nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo trong môi trường diễn xướng. Về chức năng sinh hoạt: Khác với văn học viết, văn học dân gian ra đời và trở thành một bộ phận hữu cơ trong môi trường sinh hoạt và lao động của nhân dân. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với cuộc đời mỗi người xuyên suốt "từ chiếc nôi ra tới nấm mồ". Môi trường và thói quen sinh hoạt của nhân dân là điều kiện quan trọng cho văn học dân gian hình thành và phát triển. Ra đời từ buổi sớm của xã hội loài người, lúc con người chưa phát minh ra chữ viết. Vì vậy, truyền miệng là phương thức duy nhất và tất yếu văn học dân gian. Khi nhân loại có chữ viết, đặc biệt là khi chữ viết trở nên phổ biến, một bộ phận văn học dân gian được văn bản hóa, tức phương thức truyền miệng không còn là duy nhất. Tuy vậy, đời sống thực sự của nó vẫn được duy trì bằng con đường mà nó đã nảy sinh. Đặc trưng truyền miệng phản ánh phương thức sinh thành, tồn tại và phát triển của văn học dân gian. Được sáng tác và lưu truyền thông qua con đường truyền miệng, văn học dân gian đòi hỏi ở người nghệ nhân không chỉ tài năng mà đặc biệt hơn là trí nhớ. Bên cạnh tính truyền miệng, tính tập thể của văn học dân gian “biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc của văn học dân gian vào môi trường sinh hoạt". Tính tập thể biểu hiện ở quan niệm thẩm mĩ, ở quá trình sáng tác và lưu truyền văn học dân gian. Về phương diện sáng tác, mỗi tác phẩm văn học dân gian là sự gia công của nhiều người, qua nhiều thế hệ khác nhau. Tuy nhiên, sáng tác tập thể ở đây không đối lập với vai trò cá nhân. Những bộ sử thi lớn của thế giới như: Iliát và Ôđixê, Ramayana, Mahabharata ... thường là kết quả của nhiều người sáng tác, nhiều thế hệ, nhiều vùng miền khác nhau. Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Nhắc đến văn học dân gian không thể nào quên nhắc đến thể loại cao dao. Lời của ca dao không là lời của nhân vật cụ thể. Nên những giọng điệu tươi vui, hoan hỉ hay thương cảm, oán trách… của nó chỉ là những trạng thái cảm xúc, sắc điệu của tình cảm. Và những hình tượng nhân vật trong nó bao giờ cũng đem tính phiếm chỉ, không phải một cá nhân nào mà lại là bất kì ai trong hoàn cảnh đó. Khi nhắc đến ca dao chắc hằn không ai không thể nhắc đến tục ngữ. Ở tục ngữ ta thấy được sự thể hiện về những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp trong cuộc sống, trong phẩm chất đạo đức của người Việt ta. Nhưng để có được cái hồn ấy, tục ngữ lại có hình hài, da thịt đầy vẻ hấp dẫn. Và cái hay vẻ đẹp của ngôn từ cũng chính là cái duyên của tục ngữ. Cũng rất nhiều từ đồng âm hay đa nghĩa được sử dụng rất tinh tế trong tục ngữ. Như câu “chó đen giữ mực”, hay “được voi đòi tiên” đã có sự tồn tại của các từ địa phương đồng âm với từ dùng trong ngôn ngữ toàn dân. Cũng rất nhiều từ đồng âm hay đa nghĩa được sử dụng rất tinh tế trong tục ngữ. Văn học dân gian còn là những câu đố. Những câu đố vui, không khó nhưng lại cần tài quan sát, phát hiện để sao tránh khỏi được những cú “lừa” tinh tế. Văn học dân gian còn được biết đến qua các câu chuyện cổ tích. Nó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội. Không thể không kể đến truyền thuyết là những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc. Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện trong các tác phẩm của thể loại truyền thuyết không đơn thuần ở sự thể hiện những quan hệ tình cảm đời thường ngay trong lúc cam go nhất. Những chủ đề tình yêu hay sinh hoạt gia đình, tình cảm cha mẹ, con cái, khi đi vào truyền thuyết đều được chi phối bởi cảm quan lịch sử. Truyền thuyết không phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật lịch sử, mà quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó. Vì vậy truyền thuyết thường gắn với lễ hội và phong tục thờ cúng. Tinh thần lạc quan của nhân dân được thể hiện ở ngay trong những nhân vật và sự kiện lịch sử cũng được nhân dân "chỉnh sửa” cho có phần “lạc quan" hơn theo ý muốn chủ quan của mình. Không thể không kể đến truyện cười dân gian, trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hàng ngày, truyện cười dân gian được kể (lưu truyền) qua nhiều thế hệ để tăng thêm tinh thần lao động hăng say cho nhân dân. Truyện cười hay còn gọi là truyện tiếu lâm (có nghĩa là rừng cười) là một trong những thể loại tự sự tiêu biểu trong dòng văn học hài hước dân gian, bao hàm những loại truyện khác nhau về tính chất của đối tượng, phản ánh và do đó cả về tính chất hài hước. Ở truyện cười dân gian Việt Nam, đó là các loại truyện khôi hài, cái hài hước nằm trong những hiện tượng trái tự nhiên. Những hiện tượng trái tự nhiên nay mang tính chất hài hước chỉ ở mức độ gây nên những phản ứng về mặt tư duy lô gích chứ chưa phải là những phản ứng về mặt đạo đức xã hội. Bên cạnh truyện cười dân gian là thần thoại. Thần thoại là hình thức truyện kể dân gian cổ nhất hình thành và phát triển trong thời kì đồ đồng, thần thoại là tập hợp những truyện kể dân gian về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hoá, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và của đời sống con người. Mác viết: "Bất cứ một truyện thần thoại nào cũng đều khắc phục, khống chế và nhào nặn các lực lượng của tự nhiên trong trí tưởng tượng” và "thần thoại là tự nhiên và bản thân các hình thái xã hội được trí tưởng tượng của dân gian chế biến đi một cách nghệ thuật và vô ý thức". Tinh thần lạc quan của nhân dân ta thể hiện ở chỗ: ngay từ trong thời kì đồ đồng gắn với tín ngưởng nguyên thủy, nhân dân ta đã “mường tượng” để giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên, giải thích nguồn gốc loài người. Đối với người đời sau thần thoại không những có giá trị như là những tài liệu quý cho các ngành khoa học như dân tộc học, sử học, tôn giáo, mà còn có giá trị thẩm mĩ to lớn, còn hấp dẫn chúng ta bằng những hình tượng nghệ thuật độc đáo vì đã được sản sinh ra trong "những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa"(Mác). Cũng thể hiện tinh thần trên như thần thoại thì ở truyện thơ lại có những sắc thái biểu hiện riêng. Truyện thơ dân gian các dân tộc thiểu số là những sáng tác truyền miệng mang đậm bản sắc văn hoá, phong tục tập quán, phản ánh tâm hồn, tình cảm của đồng bào các dân tộc. Phần lớn cốt truyện của truyện thơ được lấy từ truyện cổ tích, có tình tiết, nhân vật cụ thể, nhưng nhiều câu thơ trong truyện lại mượn từ những câu ca dao, dân ca quen thuộc của mỗi dân tộc. Nghệ thuật kết hợp tự sự và trữ tình khiến cho truyện thơ vừa có khả năng phản ảnh khá sâu sắc hiện thực đời sống vừa thấm đẫm tâm trạng, tình cảm, tâm hồn con người các dân tộc trong hiện thực đó. Vè là một thể loại sáng tác dân gian kể truyện bằng văn vần của Việt Nam, một thể loại truyền miệng mang tính chiến đấu, tính quần chúng rõ rệt, chú trọng người thật việc thật, những biến cố có tính chất đột xuất của làng xã ngày xưa (vè thế sự) hoặc những sự việc lớn có vang động đến cả nước như vè lịch sử. Vè sử dụng nhiều hình thức khác nhau như lục bát, hát dặm, nói lối … Tính khuynh hướng của vè rõ rệt, mũi nhọn phê phán thường tập trung vào những tên cường hào gian ác, tham lam,... Văn học dân gian là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc, là kho lưu giữ những thành tựu ngôn từ nghệ thuật. Văn học dân gian nêu cao những bài học về phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,… góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh. Nhiều tác phẩm văn học dân gian đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của mọi thời đại mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ, triết lý sống cao đẹp mà tác giả gửi gắm một cách kín đáo, đến với văn học dân gian, ta không chỉ cảm thấy hồn mình thư thái, quên đi bao muộn phiền, mà còn học được nhiều điều tưởng như đơn giản nhưng hết sức cần thiết trong cuộc sống. Qua văn học dân gian, vốn tiếng Việt của ta phong phú hơn. Ta biết sống nhân ái, biết cư xử đúng mực hơn. Đặc biệt, bài học nhân sinh, bài học về lòng cao thượng mà văn học dân gian mang lại càng phát huy hiệu quả đối với thanh thiếu niên và học sinh ngày nay. Học và tiếp cận với văn học dân gian, các em biết trân trọng hơn những gì mình đang có, biết hành xử đúng mực trong mọi tình huống để người gần người hơn. Sao cho truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được lưu giữ và phát triển đến muôn đời sau. Văn học Dân gian là một kho tàng tri thức vô giá. Thật rộng lớn để có thể hiểu hết về nó.