Vĩ tuyến gốc xích đạo là đường vĩ tuyến bao nhiêu độ?

1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

2. So sánh độ dài giữa các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Xem chi tiết

1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

2. So sánh độ dài của các kinh tuyến với nhau và độ dài giữa các vĩ tuyến với nhau.

Lời giải:

1. Đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam.

- Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến có kinh độ là 00 đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

- Vĩ tuyến gốc là đường vĩ tuyến có vĩ độ 00 hay còn gọi là Xích đạo.

- Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

- Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

2. So sánh các đường vĩ tuyến với nhau, kinh tuyến với nhau:

- Các đường kinh tuyến có độ dài bằng nhau [do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của Trái Đất với nhau].

- Các đường vĩ tuyến có độ dài khác nhau

+ Đường vĩ tuyến gốc [Xích đạo] có độ dài lớn nhất.

+ Càng xa Xích đạo về hai cực các đường vĩ tuyến càng nhỏ dần.

Xem thêm các bài giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Mua hàng giảm giá Shopee Mã code

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GIA SƯ DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, Giải bài tập Địa Lí lớp 6 của chúng tôi được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Địa Lí 6 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách [Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều]. Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai địa cực, có độ dài khoảng 20000 km, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo. Đường kinh tuyến chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich ở Luân Đôn là kinh tuyến 0 độ hay còn được gọi là kinh tuyến gốc. Mặt phẳng của kinh tuyến 0 độ và kinh tuyến 180 độ chia Trái Đất ra làm hai bán cầu, đó là bán cầu đông và bán cầu tây.

Các kinh tuyến bao gồm:

- Kinh tuyến từ là các kinh tuyến nối liền các cực từ

- Kinh tuyến địa lý là những kinh tuyến nối liền các Địa cực

- Kinh tuyến hoạ đồ là các đường kinh tuyến vẽ trên bản đồ.

 

2. Vĩ tuyến là gì?

Trên Trái Đất, các hành tinh hay là những thiên thể hình cầu, vĩ tuyến là một vòng tròn tưởng tượng nối tất cả các điểm có cùng vĩ độ. Trên Trái đất, vĩ tuyến là vòng tròn có hướng từ đông sang tây.Vị trí trên vĩ tuyến được xác định bằng kinh độ. Một vĩ tuyến luôn vuông góc với một kinh tuyến tại giao điểm giữa chúng. Các vĩ tuyến càng gần điểm cực Trái Đất thì đường kính lại càng nhỏ.

Trên Trái Đất có 5 vĩ tuyến đặc biệt: 4 vĩ tuyến trong số đó được định nghĩa dựa vào mối liên hệ giữa góc nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời; vĩ tuyến thứ năm là xích đạo, nằm giữa hai vòng cực. Cụ thể các vĩ tuyến đó là:

- Vòng Bắc cực

- Hạ chí tuyến

- Xích đạo

- Đông chí tuyến

Vòng Nam cực

Hạ chí tuyến và đông chí tuyến là các ranh giới ở phía bắc và phía nam của vùng đất trên Trái Đấ có thể thấy được mặt trời đi qua đỉnh đầu ít nhất một thời điểm trong năm. Vòng cực bắc và vòng cuẹc nam là ranh giới của vùng xung quanh cực Trái Đất, nơi có thể nhìn thấy Mặt Trời trong suốt ít nhất một ngày giữa mùa hè trong năm.

Các vĩ tuyến là các đường tà hành, ngoại trừ xích đạo thì chúng không phải là vòng tròn lớn nên không chứa các cung đường là quãng đường ngắn nhất giữa các điểm, ngược với những gì chúng ta nhìn thấy trên một số bản đồ. Các chuyến bay trên bắc bán cầu giữa các điểm có cùng cĩ độ sẽ đi theo đường ngắn nhất trông giống như một đường cong lệch về phía bắc trên các bản đồ.

Các cung trên vĩ tuyến Trái Đất đôi khi được dùng làm biên giới giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. Một vài vĩ tuyến được dùng như đường biên giới:

- Biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ hầu như nằm hoàn toàn trên vĩ tuyến 49 độ bắc, ngoại trừ phần giữa Quebec và Vermont nằm trên vĩ tuyến 45 độ bắc

- Triều Tiên và Hàn Quốc được dùng vĩ tuyến 38 độ bắc để phân chia

- Vĩ tuyến 17 độ bắc được dùng để phân chia Việt Nam theo Hiệp ước Gionevo

- Vĩ tuyến 60 độ nam được dùng để phân định biên giới cho châu Nam Cực

 

3. Có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến trên Trái Đất

Hiện nay trên Trái Đất nếu như tính cả đường xích đạo thì có tất cả 181 đường vĩ tuyến. Các đường vĩ tuyến song song với nhau và không bao giờ cắt nhau.

Đối với đường kinh tuyến, có tất cả 360 đường kinh tuyến trên Trái Đất. Đường kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến 0 độ và chạy qua đài thiên văn Greenwich ở Luân Đôn [Anh]. Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở cực Bắc và cực Nam. 

 

4. Tác dụng của việc xác định đường kinh vĩ tuyến

Khi xem bản đồ hoặc mô hình quả địa cầu ta có thể nhìn thấy trên đó có những vạch ngang dọc theo quy luật, một số là đường thẳng, một số lại là đường cong. Những đường này được gọi là kinh vĩ tuyến.

Những đường này có công dụng rất lớn trong việc biểu thị bất kì vị trí ở một khu vực nào. Đặc biệt, khi ngồi máy bay đi qua vùng biển rộng lớn, sa mạc toàn cát hay những khu rừng rậm thì để xác định được vị trí hiện tại một cách chính xác thì nhất định phải dựa vào đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến. 

 

5. Phân biệt vĩ tuyến và kinh tuyến 

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm kinh tuyến và vĩ tuyến nên gặp không ít khó khăn trong việc xác định vị trí trên bản đồ. Để có thể phân biệt một cách đơn giản, chúng ta cần nhớ các yếu tố sau:

- CÓ 360 kinh tuyến, trong khi đó chỉ có 181 vĩ tuyến

- Các kinh tuyến sẽ gặp nhau ở Cực Bắc và Cực Nam, còn vĩ tuyến thì sẽ song song và không bao giờ cắt nhau.

 

6. Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến, vĩ tuyến

Cách xác định vị trí dựa trên kinh tuyến và vĩ tuyến thật sự rất đơn giản. Việc đầu tiên là chúng ta cần xác định được đâu là cực Bắc, cực Nam cũng như vị trí của xích đạo, kinh vĩ tuyến.

Vĩ tuyến thì sẽ song song với xích đạo; xích đạo là vĩ tuyến 0 độ, mỗi hướng về phía Nam và Bắc đề là 90 độ. Đường xích đạo xuôi về phía Nam sẽ gọi là vĩ độ Nam và xuôi về hướng Bắc gọi là vĩ độ Bắc

Kinh tuyến gốc sẽ được tính là đuòng chạy qua đài thiên văn Greenwich, xác định là kinh độ 0. Tính từ đường này về phía Đông và Tây sẽ chia đều 180 độ, phía Đông sẽ gọi là kinh Đông, phía Tây sẽ gọi là kinh Tây. 

Ví dụ, khi cho bạn biết vĩ độ của Bắc Kinh là 39054' vĩ độ Bắc, kinh độ là 16609' kinh độ Đông thì ngay lập tức chúng ta sẽ xác định được vị trí của Bắc Kinh. 

 

7. Các chí tuyến và vòng cực trên Trái Đất

7.1. Chí tuyến

Chí tuyến là tên gọi của hai vĩ tuyến có vĩ độ là +23026'22" và -23026'22" ở phía Bắc và phía Nam xích đạo Trái Đất, là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới. Như vậy, trên Trái Đất có hai đường chí tuyến là chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. 

Vào ngày Hạ chí [21- 22/6] lúc chính trưa Mặt Trời sẽ ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Bắc, vào ngày Đông chí [21 -22/12] lúc chính trưa Mặt Trời sẽ ở trên đỉnh đầu của chí tuyến Nam. Trong một năm, Mặt Trời sẽ có hai lần ở đỉnh của vùng nằm giữa hai chí tuyến.

7.2. Vòng cực

Vòng cực là các đường tưởng tượng trên bề mặt Trái Đất. Các điểm từ các đường này đến hai địa cực đôi khi xảy ra hiện tượng ngày hay đêm vùng cực [đêm trắng hay ngày không có mặt trời]. Trên Trái Đất có hai vòng cực đó là vòng cực Bắc và vòng cực Nam

Kết lại, bài viết trên đã cho chúng ta biết các kiến thức về đường kinh tuyến, đường vĩ tuyến và cách phân biệt chúng. Bên cạnh đó bài viết cũng chỉ ra cách xác định đường kinh tuyến, vĩ tuyến. 

 

8. Một số câu hỏi để củng cố lại kiến thức 

1. Khái niệm sau đúng hay sai: "Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền Địa cực, chỉ hướng Bắc - Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo"?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A. Đúng

2. Đường kinh tuyến có độ dài bao nhiêu?

A. 200 km

B. 2500 km

C. 20000 km

D. 25000 km

Đáp án: Đường kinh tuyến có độ dài khoảng 20000 km. Đáp án đúng của câu hỏi này là đáp án C

3. Đường kinh tuyến 0 độ chạy qua đâu ?

A. Hà Nội [Việt Nam]

B. Băng Cốc [Thái Lan]

C. Singapore

D. Đài quan sát thiên văn tại Greenwich [Luân Đôn - Anh]

Đáp án: Đường kinh tuyến 0 độ chạy qua đài quan sát thiên văn tại Greenwich ở Luân Đôn - Anh. Đáp án đúng của câu hỏi này là đáp án D

4. Tính cả đường xích đạo, trên Trái Đất có bao nhiêu đường vĩ tuyến ?

A. 181

B. 191

C. 281

D. 170

Đáp án: Có tất cả 181 đường vĩ tuyến trên Trái Đất bao gồm cả xích đạo. Đáp án đúng là đáp án A

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những kiến thức hữu ích. Trân trọng cảm ơn.

Chủ Đề