Viêm da cơ địa ở trẻ em bôi thuốc gì

1. Trẻ bị viêm da cơ địa do đâu ?

  • Do di truyền: Trong gia đình cho cha hoặc mẹ bị bệnh chàm da, viêm da cơ địa… thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
  • Do cơ địa: Những người có cơ địa dịa ứng khi gặp phải các tác nhân gây nên bệnh viêm da sẽ kích bệnh phát triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.
  • Do sự thay đổi của thời tiết: Đặc biệt là vào mùa lạnh

2. Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh

  • Khoảng 3 tuần sau sinh, trẻ sơ sinh mắc viêm da cơ địa sẽ bắt đầu có các đợt bùng phát cấp tính của bệnh với các đám đỏ da gây ngứa
  • Da của bé cũng bắt đầu có các mụn nước nông, xuất tiết, đóng vảy tiết, dễ vỡ, có thể dẫn tới bội nhiễm,
  • Có dấu hiệu sưng các hạch lân cận
  • Các vùng da thường bị tổn thương do viêm da cơ địa phần lớn gặp ở vùng da mặt, da vùng cổ, tay chân và thân mình. Phổ biến nhất là viêm da cơ địa ở mặt trẻ sơ sinh.
  • Một đặc điểm của bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là không gây ra tình trạng thương tổn vùng da quấn tã như các dạng hăm tã, mẩn ngứa do thời tiết, do đó phụ huynh cần chú ý để tránh nhầm lẫn trong nhận diện triệu chứng của các bệnh này.

3.Viêm da cơ địa có ảnh hưởng thế nào đến trẻ

  • Hầu hết trẻ mắc viêm da cơ địa thường khỏi sau 18 – 24 tháng tuổi. Một số khác có thể kéo dài đến khoảng 10 tuổi. Cá biệt cũng có một số ít trẻ mắc viêm da cơ địa kéo dài tới tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành. Tuy nhiên tỉ lệ này khá hiếm gặp. Trong thời gian mắc viêm da cơ địa, trẻ có thể trải qua các đợt bùng phát cấp của bệnh hoặc tái đi tái lại theo từng đợt khoảng vài lần mỗi năm nếu chuyển sang dạng mạn tính.
  • Nhìn chung bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh nguy hiểm nhưng vẫn có những ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của trẻ, khiến trẻ thường xuyên khó chịu, quấy khóc, mất ngủ, kén ăn, suy dinh dưỡng,… Do đó khi bị viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, các bật phụ huynh cũng cần chú ý chế độ chăm sóc và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4.Điều trị viêm da cơ địa

Nguyên tắc khi điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc cần đạt được một số mục tiêu chính bao gồm: làm dịu da, chống khô da, chống nhiễm trùng, chống viêm ngoài da, giảm ngứa,… Tùy theo trường hợp cụ thể mà có thể dùng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi phù hợp.

Thuốc bôi viêm da cơ địa
Tùy theo mục tiêu điều trị cần đạt được mà các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong số các loại thuốc bôi ngoài da hoặc sử dụng phối hợp để đạt hiệu quả cao, gồm có:

  • Thuốc làm ẩm ngoài da: thường dùng urea 10%, petrolatum và các thuốc có dược tính tương tự trên vùng da bị khô để giảm khô và bong da
  • Thuốc đắp: thường sử dụng thuốc đắp Jarish, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch thuốc tím tỉ lệ 1/10.000
  • Thuốc điều trị chính: các thuốc hoạt tính yếu như hydrocortison 1 – 2,5% để hạn chế kích ứng da
  • Thuốc điều trị trung bình: gồm clobetason butyrat, hoạt lực mạnh hơn hydrocortison, dùng khi không đáp ứng thuốc hoạt tính yếu
  • Thuốc điều trị mạnh: corticoid như clobetasol propionat dùng cho các trường hợp nặng có kèm dầy da, lichen hóa trên da
  • Thuốc bạt sừng, bong vảy: gồm các nhóm như mỡ goudron, crysophanic, ichthyol, mỡ salicyle 5% và 10%,…
    Tác dụng chính của các loại thuốc bôi là điều trị tại chỗ, ngăn chặn bùng phát các triệu chứng ngoài da do viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh. Đa số những loại thuốc này giúp cắt triệu chứng bệnh trong thời gian tương đối ngắn

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này, đặc biệt là nhóm thuốc có hoạt lực cao cần hết sức cẩn thận và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều dùng và thời gian sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc điều trị mạnh không được dùng kéo dài mà thường có chỉ định sử dụng điều trị theo từng đợt ngắn. Hết mỗi đợt phải ngưng thuốc và theo dõi tiến triển của bệnh.

Thuốc uống

Bên cạnh các loại thuốc bôi điều trị tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc uống có tác dụng toàn thân để cải thiện tình trạng mẫn cảm ngoài da. Những loại thuốc này gồm có:

  • Nhóm thuốc ức chế miễn dịch: thuốc kháng histamine H1: Chlorpheniramin, Fexofenadin, Certerizin dùng cho những trường hợp viêm da cơ địa do kích ứng, dị ứng, giúp giảm ngứa
  • Nhóm thuốc kháng sinh: cephalosphorin và các thuốc có hoạt tính tương tự, được chỉ định sử dụng khi có nhiễm khuẩn ngoài da trong đợt bùng phát viêm da cơ địa, đặc biệt là nhiễm khuẩn liên cầu, tụ cầu vàng
    khi dùng các loại thuốc này nên có chỉ định từ bác sĩ cho từng trường hợp cụ thể, tránh tự ý sử dụng để hạn chế thấp nhất nguy cơ kích ứng, dị ứng.

5. Cách chăm sóc da cho trẻ đúng cách
Ngoài dưỡng ẩm, 5 chú ý sau đây sẽ giúp trẻ tránh được viêm da cơ địa bùng phát vào mùa đông này.

Không tắm lá mát

Quan niệm sai lầm của các bà các mẹ tắm lá giúp mát da, tốt cho da trẻ, nhưng thực sự tắm lá khiến da khô hơn do làm thay đổi độ PH da và có chứa nhiều vi khuẩn, chất bẩn gây nhiễm trùng trên da, làm hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Vì vậy, tắm các loại nước lá, đặc biệt là vào mùa đông, là nguy cơ tiềm ẩn gây nên viêm da cơ địa. Do đó, để tránh những tổn thương cho da của trẻ, mẹ chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội, đồng thời pha nước có nhiệt độ vừa phải để bé tắm. Nhiệt độ nước tắm dao động từ 36 – 38 độ C là phù hợp.

Chọn sữa tắm có độ PH thích hợp cho bé

khi tắm rửa vệ sinh da cho trẻ sơ sinh, tốt nhất chúng ta không nên dùng xà phòng thông thường mà thay vào đó hãy lựa chọn loại sữa tắm dành riêng cho bé, có tính acid nhẹ, sẽ giúp tái tạo và duy trì pH da, rửa sạch chất bẩn, không làm khô da và cũng không chứa các thành phần gây kích ứng. Tránh các yếu tố gây bùng phát bệnh ở trẻ Dị ứng thức ăn, dị ứng lông chó mèo, mạt bụi nhà, thuốc lá… Chọn quần áo có chất liệu mềm mại

Bố mẹ nên chọn những món đồ được làm từ các chất liệu thoáng, thấm hút tốt như sợi cotton hoặc sợi thiên nhiên, tránh các loại vải cứng, vải sợi đồ len dạ tiếp xúc trực tiếp với trẻ vì có thể khiến bé khó chịu, ngứa ngáy, kích ứng da.

Hạn chế cào gãi tổn thương

Viêm da cơ địa có triệu chứng khô da, gây ngứa ngáy khó chịu thường khiến trẻ cào gãi đến trầy da. Bố mẹ nên canh chừng trẻ, khi nhìn thấy bé có động tác kỳ gãi, chà xát thì can thiệp ngay. Bên cạnh đó, khi trẻ ngứa ngáy có thể bôi dưỡng ẩm và xịt khoáng thường xuyên trong ngày để làm dịu da, giảm kích ứng và giúp trẻ không còn ngứa ngáy muốn cào gãi, có thể sử dụng kháng histamin giảm ngứa cho trẻ.

6.Cách phòng tránh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Phòng tránh viêm da cơ địa đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe của trẻ em và trẻ sơ sinh vì đa số trường hợp viêm da cơ địa là mãn tính và hay tái phát. Ngoại trừ nguyên nhân do di truyền, các nguyên nhân khác gây viêm da cơ địa đến từ môi trường có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau:

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ CTCP Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ với chúng tôi theo địa chỉ:

CTCP BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HOÀN MỸ

Địa chỉ: Số 469, Nguyễn Trãi, Võ Cường, TP Bắc Ninh

Liên hệ khám chữa bệnh: 02223.858.999

Website://benhvienquoctehoanmy.vn/

Mặc dù chưa có thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em dứt điểm nhưng vẫn có những lựa chọn hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu cho trẻ cũng như giúp bệnh nhanh hồi phục hơn.

Trẻ em là một trong các đối tượng dễ gặp viêm da cơ địa do bị kích thích bởi mồ hôi, không khí nóng bức, quần áo thô ráp, các chất tẩy rửa,… Ngoài ra trẻ còn có thể bị dị ứng từ thức ăn, vật nuôi, bụi phấn,… và còn nhiều nguyên nhân chưa rõ khác.

Với trẻ bị viêm da cơ địa, da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa khó chịu. Khi bị trầy xước da có thể trở nên phồng rộp, chảy nước, đóng vảy hoặc loét do bị nhiễm trùng. Nếu trẻ gãi nhiều trong vài tuần đến vài tháng, vùng da bệnh có thể bắt đầu sần sùi và chuyển sẫm màu hơn.

Khi mắc viêm da cơ địa, da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng đỏ, khô, ngứa khó chịu

Ở trẻ sơ sinh, bệnh thường ảnh hưởng đến mặt, da đầu, cánh tay và chân. Ở trẻ lớn, bệnh thường xuất hiện ở phần bên trong khuỷu tay và lưng gối. Một số trẻ bị bệnh nghiêm trọng có thể bị viêm da toàn bộ cơ thể.

Các loại thuốc điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em phổ biến

Thông thường khi mắc bệnh viêm da cơ địa, trẻ có thể cần đến:

  • Kem steroid và thuốc mỡ: Là loại thuốc bôi để giảm viêm da ví dụ như hydrocortison, mometasone hoặc triamcinolone. Nên thoa một lượng nhỏ thuốc vào các khu vực da bị ảnh hưởng khoảng 2 lần một ngày khi cần thiết hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ như tacrolimus hoặc pimecrolimus tại chỗ
  • Thuốc giảm ngứa như Diphenhydramine [Benadryl] hoặc Hydroxyzine [Atarax]. Thuốc kháng histamine cũng là một loại thuốc chống dị ứng.
  • Thuốc điều hòa miễn dịch đường uống: Là phương pháp điều trị cuối cùng có thể làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa nhưng cần cẩn thận khi sử dụng – không lạm dụng vì thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch hoặc gây ung thư.
  • Corticosteroid đường uống: chỉ được sử dụng như một giải pháp ngắn hạn, vì có những tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn
  • Kem dưỡng ẩm: Trẻ nên thoa một lớp kem dưỡng ẩm 30 phút sau khi thoa bất kỳ loại thuốc bôi nào trước đó. Ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu viêm da thì vẫn nên tiếp tục thoa kem dưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày để giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.

Thời gian điều trị viêm da cơ địa ở trẻ mất bao lâu?

Thời gian điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trường hợp viêm da dị ứng ở trẻ. Một khi đã mắc bệnh, trẻ cần nhiều chú ý hơn trong việc chăm sóc da như cần biết và tránh các chất gây kích ứng, có thể cần sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày,…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa

Ngoài việc dùng đúng thuốc chữa viêm da cơ địa ở trẻ em thì việc chăm sóc cũng có vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa bệnh.

Về việc tắm cho trẻ:

  • Sử dụng sản phẩm làm sạch nhẹ nhàng, không chứa xà phòng
  • Thời gian tắm chỉ nên giới hạn trong 5-10 phút
  • Không tắm nước quá ấm
  • Không dùng khăn lau mạnh, chà xát lên người trẻ
  • Có thể kết hợp với yến mạch hoặc soda baking

Yếu tố môi trường:

  • Tránh các yếu tố gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi,…
  • Điều chỉnh nhiệt độ ở khu vực bé sinh hoạt được mát mẻ
  • Tránh các trang phục có vải thô cứng, gây ngứa hay không thoáng khí
  • Giảm thiểu tiếp xúc với môi trường nóng bức, dễ đổ mồ hôi
  • Dùng thêm máy phun sương nếu độ ẩm thấp

Nếu tình trạng bệnh của da không thuyên giảm hoặc tiến triển sang các nơi lân cận hoặc khiến trẻ bị sốt, cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có xử lý kịp thời và đúng cách, tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng do bệnh trở nặng như nhiễm trùng da, viêm da bội nhiễm.

Video liên quan

Chủ Đề