Virus covid tồn tại bao lâu trong cơ thể

Virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19 có thể trú ngụ ở trong không khí, đồ vật hay áo quần,… thông qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt xì hay nói chuyện. Chính điều này đã làm tăng khả năng lây lan dịch bệnh. Vậy, để biết được Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài và cách phòng tránh lây lan, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của MEDLATEC.

1. Covid có thể lây lan như thế nào?

Trước khi trả lời câu hỏi Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài thì chúng ta cùng tìm hiểu về những con đường lây lan của loại virus này.

1.1. Lây từ người sang người

Chúng ta có thể dễ dàng bị lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần với người bị Covid thông qua dịch tiết từ mũi hoặc miệng khi họ nói chuyện, hắc xì hay ho. Đó có thể là nước bọt, giọt bắn hoặc dịch tiết từ mũi họng. Khoảng cách dễ dàng lây nhiễm là dưới 2m.

1.2. Lây qua không khí

Những giọt bắn tiết ra từ người bị nhiễm Covid có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại trong một thời gian nào đó. Chính vì vậy, đã có rất nhiều trường hợp bị lây nhiễm Covid trong môi trường kín như nhà hàng, quán cà phê hoặc rạp chiếu phim,… Bởi vì, đây là những khu vực thường tập trung đông người, có không gian hẹp và hay sử dụng điều hoà.

Covid rất dễ bị lây nhiễm từ người sang người nếu như tiếp xúc gần và không đeo khẩu trang

1.3. Lây qua các vật dụng và đồ vật xung quanh

Các giọt bắn có chứa virus SARS-CoV-2 còn có thể rơi trên những vật dụng và đồ vật xung quanh chúng ta như mặt bàn, cầu thang, bút viết, tay nắm cửa,… Chúng sẽ bám trụ ở đó trong một khoảng thời gian. Khi chúng ta vô tình chạm tay lên những vật dụng hay đồ vật đó rồi đưa lên mũi hoặc miệng sẽ vô tình tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

2. Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài?

Những câu hỏi liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trong không khí hay những đồ vật xung quanh luôn là điều khiến nhiều người thắc mắc. Sau khi bị bài tiết ra ngoài theo các giọt bắn lúc người bệnh hắt xì, ho hoặc nói chuyện, virus sẽ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó. Cụ thể là:

  • Trong không khí: Virus tồn tại tối đa là 3 giờ.

  • Trên bề mặt các đồ vật có chất liệu bằng đồng: Virus tồn tại tối đa là 4 giờ.

  • Trên bề mặt bìa giấy cứng: Virus tồn tại tối đa 1 ngày.

  • Trên bề mặt đồ vật có chất liệu bằng thép không gỉ: Virus tồn tại từ 2 cho đến 3 ngày.

Virus SARS-CoV-2 có thể bay lơ lửng trong không khí và tồn tại tối đa 3 tiếng

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gần đây các biến thể của virus SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn so với chủng gốc. Biến thể Omicron có thể tồn tại tới 8 ngày trên bề mặt nhựa, túi nilon và sống sót tới 21h trên da người. Chính vì vậy, chúng ta không chỉ bị lây lan Covid khi tiếp xúc gần với người bệnh mà còn có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thông qua các đồ vật trung gian.

3. Những cách để phòng tránh lây lan Covid là gì?

Bên cạnh những vấn đề liên quan đến Covid tồn tại bao lâu trên đồ vật hay trong không khí, thì chúng ta cần phải nắm được cách phòng tránh lây lan dịch bệnh dưới đây:

3.1. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Tiêm vắc xin Covid đang là biện pháp tốt nhất nhằm hạn chế quá trình lây lan của virus SARS-CoV-2 và các biến chủng của nó. Đặc biệt, vắc xin còn có tác dụng bảo vệ chúng ta tránh khỏi những biến chứng nặng của bệnh và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.

3.2. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang là việc làm vô cùng cần thiết nhằm tránh làm lây lan virus gây bệnh bất kể khi đã tiêm đầy đủ vắc xin hay chưa. Lưu ý rằng, chúng ta cần phải lựa chọn loại khẩu trang ôm khít mặt, thoải mái và đeo đúng cách.

Đeo khẩu trang là cách hiệu quả giúp chúng ta hạn chế lây nhiễm Covid

3.3. Giữ khoảng cách

Khoảng cách được khuyến cáo để tránh gây lây nhiễm Covid là 2m. Trong trường hợp cần phải chăm sóc người bệnh, chúng ta cần phải trang bị khẩu trang đầy đủ. Đồng thời, đừng quên thực hiện các bước khử khuẩn khác để có thể bảo vệ bản thân mình.

3.4. Tránh tụ tập đông người

Chúng ta đã biết được thời gian Covid tồn tại trong không khí bao lâu. Chính vì vậy, những nơi tụ tập đông người rất dễ làm lây lan loại virus này, đặc biệt là ở trong các không gian kín, sử dụng điều hoà như phòng họp, quán cà phê, phòng karaoke,... Do vậy, cần tránh tập trung quá nhiều người và hãy để cho không khí thông thoáng bằng cách mở cửa lớn hoặc cửa sổ, nếu có thể.

3.5. Rửa tay thường xuyên

Như đã nói ở trên, virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ vật trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, chúng ta cần phải rửa tay thật kĩ bằng xà phòng ít nhất là 20 giây, nhất là sau khi ho, hắc xì hoặc đến những nơi công cộng,… Ngoài ra, mỗi người cũng nên chuẩn bị cho mình dung dịch rửa tay khô.

3.6. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Đây là việc làm rất quan trọng nhằm phát hiện sớm bệnh để có thể chữa trị kịp thời và hạn chế tối đa làm lây lan cho người khác. Chúng ta nên cảnh giác khi cơ thể bị mệt mỏi, ho, sốt, bị hụt hơi,… Bên cạnh đó, cần phải thực hiện test nhanh Covid hoặc xét nghiệm PCR nếu xuất hiện các triệu chứng Covid nhằm cách ly kịp thời.

3.7. Vệ sinh và khử trùng

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt của các đồ dùng và vật dụng xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên lau chùi sạch sẽ những bề mặt hay chạm tới như tay nắm cửa, điều khiển tivi, bàn ghế, lan can cầu thang,… Đặc biệt, khi trong nhà có người bị nhiễm Covid, hãy khử trùng nhà cửa ngay bằng cồn hoặc dung dịch vệ sinh diệt khuẩn.

Cần phải vệ sinh và khử khuẩn những bề mặt mà chúng ta thường xuyên chạm tới

3.8. Che miệng khi ho hoặc hắt xì

Chúng ta cần phải tập thói quen che miệng bằng khuỷu tay khi ho hoặc hắt xì. Bởi vì, virus gây bệnh có thể theo đường giọt bắn lây lan sang người khác hoặc trú ngụ trong không khí hay trên bề mặt đồ vật. Trong trường hợp ho hoặc hắt xì khi đang mang khẩu trang, cần thay mới ngay nếu có thể và đừng quên rửa sạch tay.

Hy vọng những thông tin của bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc Covid tồn tại bao lâu trong môi trường bên ngoài. Việc bảo vệ bản thân mình cũng như hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong thời điểm hiện tại là điều vô cùng cần thiết. Nếu như cần hỗ trợ thêm bất kỳ thông tin gì về y tế, Quý vị hãy gọi ngay qua Hotline của MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được giúp đỡ.

Theo kết quả nghiên cứu được công bố, nguyên nhân một số người không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 mặc dù tiếp xúc với F0 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T - tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể.

Quá trình nghiên cứu cho kết quả, một số người không bị nhiễm SARS-CoV-2 có thể là nhờ phản ứng của tế bào T [tế bào miễn dịch của cơ thể] từ những lần nhiễm virus corona dạng cảm lạnh trước đó.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, các tế bào T chống lại các loại virus corona khác có thể nhận ra SARS-CoV-2. Tuy nhiên, phải đến công trình khoa học này đã chỉ rõ các tế bào T ảnh hưởng đến khả năng bị lây nhiễm khi một người tiếp xúc với virus SARS-CoV-2.

"Tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 không phải lúc nào cũng dẫn đến việc bị lây nhiễm. Chúng tôi phát hiện ra rằng, nồng độ cao của các tế bào T tồn tại từ trước, được tạo ra bởi cơ thể khi bị nhiễm các loại virus corona khác ở người, có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm COVID-19". Báo Dân trí dẫn lời Tiến sĩ Rhia Kundu, Viện Tim & Phổi Quốc gia của Hoàng gia Anh [tác giả chính của nghiên cứu].

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu trên 52 người bị phơi nhiễm SARS-CoV-2, do họ sống với bệnh nhân COVID-19 [đã được khẳng định bằng xét nghiệm PCR] và xét nghiệm lại vào thời điểm 4 và 7 ngày sau, để xác định xem họ có bị lây nhiễm hay không. Những người tham gia nghiên cứu cũng có thể họ đã từng phơi nhiễm với các loại virus thuộc họ corona như virus gây bệnh cảm lạnh thông thường.

Theo kết quả nghiên cứu, tế bào T giúp cơ thể miễn dịch chống lại virus SARS-CoV-2.

Nghiên cứu chỉ ra, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập, ở một số người có thể kích hoạt các tế bào T giúp cơ thể ghi nhớ những bệnh trước đây, qua đó đào thải virus trước khi virus gây ra các triệu chứng. Điều này có thể giải thích cho kết quả xét nghiệm âm tính ở một số người dù họ tiếp xúc với mầm bệnh. Các tế bào T này nhắm mục tiêu vào các protein bên trong của virus SARS-CoV-2, thay vì protein gai trên bề mặt của virus, để bảo vệ chống lại sự lây nhiễm.

"Nghiên cứu của chúng tôi cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất cho đến nay rằng, các tế bào T chống lại virus corona gây bệnh cảm lạnh thông thường đóng vai trò bảo vệ chống lại sự lây nhiễm SARS-CoV-2", Giáo sư Ajit Lalvani, một thành viên nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Tiến sĩ Lucy McBride [một bác sĩ ở Washington, D.C, Mỹ] cho hay, không nhất thiết ai tiếp xúc với F0 cũng mắc COVID-19. Theo bà Lucy, có thể lấy virus cúm làm ví dụ để so sánh với virus SARS-CoV-2 mà Omicron là biến thể mới nhất. Không phải hai virus này đều giống nhau, nhưng có thể có trường hợp người mắc cúm trong gia đình lây cho người này mà không lây cho người khác. Tương tự, có thể gặp trường hợp người mắc COVID-19 trong gia đình chỉ lây cho một số đối tượng và “bỏ qua” cho những đối tượng khác.

Con người và virus liên quan tới nhau theo những cách khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố khác nhau. Việc một người có nhiễm bệnh sau khi tiếp xúc với người mắc COVID-19 trong gia đình hay không phụ thuộc trực tiếp vào lượng virus do người dương tính với COVID-19 thải ra, các điều kiện trong không gian đó, hệ thống miễn dịch và tình trạng tiêm chủng của người bị phơi nhiễm.

Có người hít một tải lượng virus nhỏ từ người bị nhiễm bệnh, nhưng cũng có người hít phải một tải lượng virus lớn. Nói cách khác, mỗi người có thể đã hít phải một lượng virus khác nhau. Ngoài ra, mỗi người đều có phản ứng khác nhau đối với virus dựa trên tình trạng bệnh nền, hệ thống miễn dịch và các yếu tố khác.

Nhiều người xét nghiệm âm tính dù tiếp xúc với F0.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] khuyến nghị người dân nên xét nghiệm khi đã tiếp xúc hoặc có thể tiếp xúc một người nào đó mắc COVID-19, hoặc nếu có các triệu chứng COVID-19.

Người dân có thể thực hiện quy trình tự test nhanh gồm:

- Bước 1: Chuẩn bị tuýp dung dịch đệm [buffer] theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Bước 2: Tự lấy mẫu trước gương hoặc thực hiện thao tác lấy mẫu cho các thành viên khác trong gia đình.

- Bước 3: Dùng tay xoay đều tăm bông trong tuýp nhựa chứa dung dịch đệm, nhúng que tăm bông lên xuống trong dung dịch đệm [10 lần].

- Bước 4: Chuyển tay lên phần thân trên tuýp, bóp chặt và rút từ từ que tăm bông. Đảm bảo vắt sạch toàn bộ dung dịch còn đọng trên đầu tăm bông xuống đáy tuýp.

- Bước 5: Đóng chặt nắp màng lọc, lắc đều dung dịch trong tuýp bằng tay [5 lần].

- Bước 6: Ghi tên mỗi thành viên lên từng khay test tương ứng. Nhỏ 3-5 giọt dung dịch trên vào giếng test.

- Bước 7: Đọc kết quả sau 15-30 phút theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Sau khi test nhanh COVID-19, các trường hợp hiển thị kết quả có thể xảy ra:

- Âm tính: Vạch C nổi, vạch T không nổi.

- Dương tính: Cả 2 vạch màu đều nổi, kể cả vạch T mờ.

- Kết quả không hợp lệ [có thể do thực hiện test sai hoặc bộ sản phẩm không đạt chất lượng]: Cả 2 vạch không nổi; hoặc vạch T nổi, vạch C không nổi.

Mỗi kit test đều đi kèm hướng dẫn và thời gian kết quả có hiệu lực, rơi vào khoảng 15-30 phút. Ngoài việc lấy mẫu đúng cách, chỉ nên chỉ đọc kết quả kiểm tra trong khung thời gian được chỉ định trong hướng dẫn. Nếu không, kết quả này có thể sai sót và gây hiện tượng âm tính giả, dương tính giả.

Nguồn: SKĐS

Video liên quan

Chủ Đề