Vở bài tập Tiếng Việt tập 2 trang 22

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 trang 22, 23, 24, 25, 26 Bài 24: Những người bạn nhỏ - Cánh Diều được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Giải Bài đọc 1: Bờ tre đón khách trang 22, 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập Đọc hiểu 

Câu 1 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

"Khách" đến bờ tre là những loài chim nào? Viết tiếp: 

Cò bach,….. 

Trả lời:

Cò bạch, bồ nông, bói cá, chim cu.

Câu 2 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Gạch chân câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có "khách" đến?

Trả lời:

Gạch chân câu thơ: 

Tre chợt tưng bừng

Nở đầy hoa trắng

Câu 3 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào?

Câu 4 (trang 22 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?

Trả lời:

Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất quý bờ tre là: Ca hát gật gù: “Ồ, tre rất mát!”

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?

a) Chú bói cá đỗ trên cành tre.

b) Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.

c) Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.

Trả lời:

a) Chú bói cá đỗ ở đâu? 

b) Đàn cò trắng đậu ở đâu? 

c) Ở đâu bác bồ nông đứng im như tượng đá? 

Câu 2 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?

Trả lời:

Trên bầu trời, những đàn chim sải cánh bay.

Giải Bài đọc 2: Chim sơn ca và bông cúc trắng trang 23, 24, 25, 26 VBT Tiếng Việt lớp 2 - Cánh Diều

Câu hỏi và bài tập đọc hiểu 

Câu 1 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?

Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:

a) Đám cỏ dại, cây hoa cúc trắng.

b) Chim sơn ca, bông cúc trắng.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án: b) Chim sơn ca, bông cúc trắng.

Câu 2 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau:

a) Với chim sơn ca.

b) Với bông cúc trắng.

Trả lời:

a) Với chim sơn ca: bị bắt cầm tù trong lồng, tiếng hát buồn thảm.

b) Với bông cúc trắng: có hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp đã cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.

Câu 3 (trang 23 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?

a) Sơn ca lìa đời, bông cúc tắm nắng Mặt Trời.

b) Sơn ca lìa đời, bông cúc cũng héo lả đi vì thương xót.

Trả lời:

Khoanh vào đáp án: b) Sơn ca lìa đời, bông cúc héo lả đi vì thương xót.

Câu hỏi và bài tập Luyện tập

Câu 1 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Giả sử một cậu bé trong câu chuyện trên không muốn bắt chim sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:

a) Cậu đừng bắt chim! Hãy để nó tự do!

b) Không, tớ không bắt chim đâu! Tội nghiệp nó!

c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!

Trả lời:

Em chọn cả 3 đáp án. 

Câu 2 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Hãy nói 1 - 2 câu thể hiện thái độ đòng tình với ý kiến trên.

Trả lời: 

Đúng đấy! Chim vốn là loài bay lượn tự do trên bầu trời. Bây giờ mà chúng mình đem bắt nhốt nó vào lồng thì tội nghiệp nó lắm! 

Bài viết 2:

Câu 2 (trang 24 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4-5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh em thích.

Trả lời:

Tôi thích bức tranh bạn trai lắng nghe chim hót. Bạn đứng dưới gốc cây, nhìn lên con chim. Vẻ mặt bạn rất chăm chú. Con chim xinh đẹp đậu trên cành cây đang hót. Trông nó thật đáng yêu. 

Góc sáng tạo

Câu hỏi (trang 25 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Em viết nháp thông điệp

Trả lời:

Thông điệp của loài chim

- Các bạn ơi, chúng tôi là những con chim xinh đẹp, có ích. Tiếng hót của chúng tôi làm cho cuộc sống thêm vui, thêm tươi đẹp.

- Chúng tôi rất yêu con người. Hãy vui chơi cùng chúng tôi! Đừng nhốt chúng tôi vào lồng, các bạn nhé!

Tự đánh giá

Câu hỏi (trang 26 VBT Tiếng Việt lớp 2 Tập 2):

Sau bài 23 và 24, em đã biết thêm những điều gì, đã làm thêm được những gì? Hãy tự đánh giá

Trả lời:

Em tự đánh giá những điều đã biết và đã làm được.

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải vở bài tập Tiếng Việt 2 trang 22, 23, 24, 25, 26 Bài 24: Những người bạn nhỏ - Cánh Diều file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Đọc lại ba bài văn tả cây cối mới học (Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo) và nhận xét :

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào ? Đánh dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Đang xem: Vở bài tập tiếng việt lớp 4 tập 2 trang 22 23 24

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

Bãi ngô

Cây gạo

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

(Sầu riêng) :

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hoá mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hoá này có tác dụng gì ?

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

– Giống ………………………………. 

– Khác ………………………………..

Gợi ý:

a. Em xét xem mỗi bài văn đó đã miêu tả cây cối theo trình tự nào trong hai trình tự sau:

– Tả từng bộ phận của cây. 

– Tả từng thời kì phát triển của cây.

b. Em làm theo yêu cầu của bài tập.

c. 

– So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng. Có sử dụng các từ so sánh như: như, là, như là, tựa, tựa như,…

– Nhân hoá là gọi hoặc tả các sự vật bằng các từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

d. Em làm theo yêu cầu của bài tập.

e. Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Trả lời:

a) Tác giả mỗi bài văn quan sát cây theo trình tự như thế nào? Ghi dấu X vào ô trống ý em lựa chọn.

Tên bài

Trình tự quan sát

Từng bộ phận của cây

Từng thời kì phát triển của cây

Sầu riêng

X

Bãi ngô

X

Cây gạo

X (Từng thời kì phát triển của bông gạo)

b) Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào?

– Thị giác(mắt)

(Bãi ngô): Cây, lá, búp, hoa, bắp ngô, bướm trắng, bướm vàng

(Cây gạo): cây, cành, hoa, quả gạo, chim chóc

(Sầu riêng): hoa, trái, dáng, thân, cành lá

– Khứu giác (mũi)

(Sầu riêng): hương thơm của trái rầu riêng

– Vị giác (lưỡi)

(Sầu riêng): vị ngọt của trái sầu riêng

– Thính giác (tai)

(Cây gạo): tiếng chim hót (Bãi ngô) tiếng tu hú

c) Viết lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích trong các đoạn văn trên. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì ?

Bài “sầu riêng”

– So sánh :

+ Hoa sầu riêng ngan ngát như hương cau, hương bưởi.

+ Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con.

+ Trái lủng lẳng dưới cành trông như tổ kiến.

Bài “Bãi ngô ”

– So sánh :

+ Cây ngô lúc nhỏ lấm tấm như mạ non.

+ Búp nhu kết bằng nhung và phấn.

+ Hoa ngô xơ xác như cỏ may.

– Nhân hóa :

+ Búp ngô non núp trong cuống lá.

+ Bắp ngô chờ tay người đến bẻ.

Xem thêm: Để Học Tốt Tin Học Lớp 12, Giải Bài Tập Sách Bài Tập Tin Học 12 Bài 1

Bài “Cây gạo

– So sánh

+ Cảnh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.

+ Quả hai đầu thon vút như con thoi.

+ Cây như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.

– Nhân hóa :

+ Các múi bông gạo nở đều, như nồi cơm chín đội vung mà cười.

– Cây gạo già mỗi nàm trở lại tuổi xuân.

+ Cây gạo trở về với dáng vẻ trầm tư. Cây đứng im cao lớn, hiền lành.

* Trên đây là những hình ảnh được tác giả dùng biện pháp so sánh, nhân hóa trong miêu tả. Học sinh lựa chọn một số hình ảnh mà em thích.

Về tác dụng, các hình ảnh so sảnh và nhân hóa trên làm cho bài vản miêu tả thêm hấp dẫn, sinh động và gần gũi với người đọc.

d) Trong ba bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cây cụ thể ?

Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài cây, bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

e) Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cây cụ thể ?

– Giống : Đều phải quan sát kĩ và sử dụng mọi giác quan, tả các bộ phận của cây, tả khung cảnh xung quanh cây, dùng các biện pháp so sánh, nhân hóa để khắc họa sinh động chính xác các đặc điểm của cây, bộc lộ tình cảm của người miêu tả.

– Khác : Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với các loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể phải chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó – đặc điểm làm nó khác biệt với các cây cùng loài.

Câu 2

Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được. Chú ý kiểm tra xem.

a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?

Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ?

Gợi ý:

Em quan sát, tìm kiếm đặc điểm nổi bật của cây đó.

Trả lời:

Bài viết tham khảo (về cây hoa hồng sau khi đã quan sát và tìm ra những đặc điểm khác biệt)

Trong miếng đất nhỏ ngay trước cửa nhà em, em có trồng một khóm hoa hồng.

Thân cây hồng nhỏ, thấp, chia làm nhiều cành, nhánh mảnh mai. Lá hồng nhỏ, màu xanh thẫm, có răng cưa viền quanh mép lá. Ở thân và cành mọc ra những chiếc gai ngắn nhưng nhọn sắc.

Xem thêm: Mua Băng Tải Làm Đồ Án – Mô Hình Băng Tải Mini Giá Rẻ Tphcm Chỉ 600K

Hồng thường nhú nụ ở đầu cành. Nụ hoa lúc đầu có màu xanh nhạt và chỉ bé bằng cái hạt chanh. Nụ hoa lớn dần lên và hé nở để lộ ra màu đỏ của cánh hoa. Khi hoa đã nở bung, những cánh hoa đỏ thắm xếp chồng lên nhau. Giữa hoa có nhị hoa màu vàng. Buổi sáng sớm, khi ngắm những bông hoa còn long lanh một vài giọt sương đêm, thì em thích thú vô cùng. Từ những cánh hồng, một mùi thơm dịu nhẹ bay ra thơm ngát.

Em đã chăm sóc cây hồng thật cẩn thận. Em lấy que tre rào gốc lại để gà khỏi phá cây. Hằng ngày em tưới đủ nước mát để cây luôn tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp. 

Mẹo Tìm đáp án nhanh nhất Search google: “từ khóa + lingocard.vn”Ví dụ: “Tập làm văn – Luyện tập quan sát cây cối trang 22, 23, 24 lingocard.vn”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Bài tập