Võ hoàng yên giờ ở đâu

Cụ thể, một số người dân như: Nguyễn Nhựt Trường, Phạm Hảo, Lý Thị Thanh, Lê Thị Dũng và Phạm Thị Xuân do bà Lê Thị Dũng làm đại diện, đã có đơn gửi đến Công an TPHCM tố cáo ông Võ Hoàng Yên.

Theo những người này, ông Võ Hoàng Yên đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động khám chữa bệnh, khi nhận tiền chữa bệnh, chữa không khỏi mà bệnh còn nặng hơn, thu tiền điều trị và xảy ra vào năm 2021 tại TPHCM.

Công an TPHCM kết luận vụ “thần y” Võ Hoàng Yên bị tố lừa đảo chữa bệnh

Qua quá trình xác minh nội dung đơn tố cáo theo quy định pháp luật, ngày 6-1, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định số 1281-01 không khởi tố vụ án hình sự với lý do là không có căn cứ xác định vụ việc có dấu hiệu tội phạm hình sự.

Đến ngày 21-1, Viện KSND TPHCM có kết luận kiểm sát số 27/KLKS-VKS-P2, kết luận, quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Công an TPHCM là có căn cứ, đúng pháp luật.

Ngày 26-1, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM có thông báo chính thức gửi đến bà Lê Thị Dũng [ngụ huyện Đan Phượng] và ông Võ Hoàng Yên.

Trước đó, Công an TPHCM cũng tiếp nhận đơn tố của bà Nguyễn Phương Hằng [SN 1971, ngụ quận 1, TPHCM] tố giác ông Võ Hoàng Yên cùng đồng bọn có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, trong thời gian bà Hằng quen biết ông Võ Hoàng Yên thì ông này giới thiệu là lương y đang hoạt động khám chữa bệnh.

Bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc Khu du lịch Đại Nam

Biết ông Võ Hoàng Yên đang cần tiền để xây dựng, sửa chữa chùa và làm từ thiện nên bà Hằng đã tự nguyện cho ông Võ Hoàng Yên số tiền hơn 183 tỷ đồng. Trong đó có 60 tỷ đồng tiền mặt [không có giấy tờ và người chứng kiến] để ông Yên trả nợ và xây dựng, sửa chữa chùa, làm từ thiện.

Sau đó, bà Nguyễn Phương Hằng nghi vấn ông Võ Hoàng Yên không minh bạch trong việc làm từ thiện nên đã làm đơn tố cáo.

Quá trình điều tra đến nay, không có căn cứ chứng minh việc ông Võ Hoàng Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Nguyễn Phương Hằng tin tưởng mà giao tiền. Đồng thời, cũng không có căn cứ chứng minh việc ông Võ Hoàng Yên sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp, gian dối nhằm chiếm đoạt.

Do đó, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM xác định việc bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên không có dấu hiệu tội phạm.

Ngày 3-12-2021, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn tố giác về tội phạm của bà Nguyễn Phương Hằng đối với ông Võ Hoàng Yên.

Đến ngày 10-1-2022, Viện KSND TPHCM đã có kết luận quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Công an TPHCM là có căn cứ, đúng pháp luật.

Được biết, bà Nguyễn Phương Hằng là Tổng Giám đốc Khu du lịch Đại Nam [Bình Dương], là vợ của ông Huỳnh Uy Dũng [hay còn gọi là Dũng "lò vôi", Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đại Nam].

CHÍ THẠCH

TRẦN TUẤN   -   Thứ sáu, 05/03/2021 09:01 [GMT+7]

Các dãy nhà bỏ không bên trong Trung tâm Phục hồi chức năng và Dưỡng sinh Võ Hoàng Yên ở xã Cẩm Vịnh, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Trần Tuấn.

Video: Trung tâm Phục hồi chức năng và Dưỡng sinh Võ Hoàng Yên bỏ hoang, nhếch nhác ở Hà Tĩnh. Thực hiện: Trần Tuấn.

Ngày 4.3, ông Ngô Văn Chiến - Bí thư, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho biết, vào năm 2014, ông Võ Hoàng Yên được tỉnh Hà Tĩnh giao cho ngôi trường THCS Cẩm Vịnh đang bỏ không sau khi sáp nhập vào Trường THCS Cẩm Thành để làm Trung tâm Phục hồi chức năng và Dưỡng sinh Võ Hoàng Yên, nhằm chữa bệnh cho người dân.

Ông Chiến nhớ rằng thời điểm đó, mỗi lần Trung tâm có đợt chữa bệnh, có hàng trăm người dân khắp gần xa đến chữa bệnh, gồm các bệnh câm, điếc, bại liệt, xương khớp. Phương pháp chữa bệnh của trung tâm là bằng y học cổ truyền, xoa bóp, nắn, bấm huyệt.

Trung tâm đi vào hoạt động được khoảng một năm, nhưng không thường xuyên mà chỉ chữa bệnh theo từng đợt trong năm rồi dừng hẳn từ năm 2016 đến nay.

Nguyên nhân dừng hoạt động, theo ông Chiến là do không đủ trang trải nuôi "bộ máy" đi theo cùng tham gia hành nghề quá đông, đến hàng chục người.

"Thực tế, tôi cũng có đưa mấy người thân bị bệnh xương khớp đến đó nhờ ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh nhưng vẫn không hiệu quả" - ông Chiến cho biết thêm.

Dưới đây là một số hình ảnh hoang tàn ở Trung tâm Phục hồi chức năng và Dưỡng sinh Võ Hoàng Yên ở xã Cẩm Vịnh:

Cổng Trung tâm hư hỏng, cửa đóng then cài. Ảnh: TT.
Dãy nhà ăn bỏ hoang, đầy phân trâu, bò. Ảnh: TT.
Ảnh: TT.
Bảng nội quy. Ảnh: TT.
Khẩu hiệu khuyên ăn chay. Ảnh: TT.
Phòng Giám đốc Trung tâm Võ Hoàng Yên. Ảnh: TT.
Dãy nhà khám, chữa bệnh. Ảnh: TT.
Phòng hành chính, tổng hợp, thu tiền. Ảnh: TT.
Phòng khám, chữa bệnh câm, điếc. Ảnh: TT.
Phòng khám, chữa bệnh bại liệt. Ảnh: TT.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

LÂM CHÍ CÔNG   -   Thứ hai, 08/03/2021 09:39 [GMT+7]

Ông Võ Hoàng Yên trong một lần chữa bệnh cho người dân huyện Tiên Phước [Quảng Nam]. Ảnh CTV Đến thời điểm hiện nay, Sở Y tế Hà Tĩnh mới thừa nhận cấp phép cho trung tâm chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên đi vào hoạt động khi chưa đủ điều kiện, cụ thể là ông Yên khi đó không có bằng cấp chuyên môn y tế. Hành vi “đặc cách”, xé rào này được lý giải là tuân theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Phòng Hành chính, Tổng hợp, Thu tiền tại Trung tâm Phục hồi chức năng và Dưỡng sinh Võ Hoàng Yên ở Hà Tĩnh. Ảnh: Trần TuấnSở Y tế Hà Tĩnh cũng cho biết, tại thời điểm cấp giấy phép cho ông Võ Hoàng Yên chữa bệnh cho người, vẫn chưa xác định được hiệu quả trong phương pháp chữa bệnh của ông, mà chỉ có người bệnh nhận xét một cách cảm tính là bệnh có bớt.

Chưa dừng lại ở đó, quá trình ông Võ Hoàng Yên khám, chữa bệnh cho hàng trăm, hàng nghìn lượt bệnh nhân tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng đã không tiến hành giám sát, khảo sát, thu thập dữ liệu, điều tra, nghiên cứu về khả năng chữa bệnh, hiệu quả cụ thể trên các ca bệnh được vị “thần y” này điều trị bằng các biện pháp day, ấn huyện, xoa bóp.

"Tiếng lành" đồn xa, các trường hợp đưa đến nhờ “thần y” Võ Hoàng Yên điều trị đều là các ca nan y, đã chữa trị khắp nơi nhưng không khỏi: bại liệt, câm điếc, bại não, đi đứng không vững, chân tay tê bại... Nhiều gia đình có hoàn cảnh hết sức khó khăn, khốn khổ, vì đã khánh kiệt trong quá trình chạy chữa trước đó.

Khi người bệnh lâm vào hoàn cảnh nói trên, gia đình ai cũng có tâm lý “có bệnh vái tứ phương”, nghe ở đâu có thầy giỏi, thuốc hay là lặn lội tìm đến, không quản ngại xa xôi, tốn kém, vất vả.

Không thể trách người dân nhận thức hạn chế, mù quáng tin vào các phương pháp chữa bệnh không có căn cứ khoa học, mà cần hết sức chia sẻ với hoàn cảnh, tâm thế của họ.

Đáng trách, đáng truy cứu và xử lý nghiêm và những cán bộ thuộc các cơ quan chức năng, cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước về hành nghề y dược tư nhân tại Hà Tĩnh và các địa phương khác, nơi ông Võ Hoàng Yên thực hành chữa bệnh.

Nếu cơ quan chức năng Hà Tĩnh tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật về cấp phép hành nghề, hoạt động khám chữa bệnh, thì ông Võ Hoàng Yên không thể tự do hoạt động.

Mặt khác, nếu cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ, kịp thời điều tra, khảo sát hiệu quả chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên, thì đã có biện pháp ngăn chặn kịp thời, không để nhiều người bệnh và gia đình lãng phí, tốn kém, “tiền mất, tật mang”.

Tại Hà Tĩnh, cơ quan chức năng không những đã “xé rào” tạo điều kiện cho trung tâm chữa bệnh của ông Yên đi vào hoạt động, mà còn không có bất cứ động thái nào ngăn chặn, khuyến cáo, xử lý, cho đến khi ông Yên tự rời đi, bỏ lại trung tâm chữa bệnh hoang hóa.

Người dân không hiểu luật, không hiểu nguyên lý khoa học của các phương pháp chữa bệnh, không có điều kiện khảo sát, kiểm chứng hiệu quả phương pháp chữa bệnh của ông Võ Hoàng Yên. Tất cả việc đó là trách nhiệm của cơ quan chức năng, nhất là cơ quan chuyên ngành về sức khỏe, y tế.

Sự việc ông Võ Hoàng Yên ở Hà Tĩnh cần được xem xét, truy cứu trách nhiệm một cách nghiêm túc, để làm bài học trong công tác quản lý nhà nước về khám chữa bệnh, một lĩnh vực vô cùng quan trọng, liên quan đến sức khỏe, sinh mệnh con người.

Video liên quan

Chủ Đề