Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

1. Phát triển ngành điện tại Việt Nam
1.1. Tiêu thụ và nhu cầu sử dụng điện

Tổng năng lượng tiêu thụ ở Việt Nam tiếp tục tăng nhanh trong những năm qua để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Sự tăng trưởng này phù hợp với việc công nghiệp hóa và việc hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam sau công cuộc đổi mới năm 1986. Xét về việc tiêu thụ điện theo lĩnh vực, công nghiệp, giao thông vận tải và dân dụng là ba ngành tiêu thụ điện nhiều nhất. Ngành thương mại và dịch vụ công cũng như nông và lâm nghiệp chỉ tiêu thụ một phần tương đối nhỏ.

1.2. Sản xuất điện

Sản lượng điện hàng năm đã tăng hơn 20 lần, từ 8,6 TWh vào năm 1990 đến 240,1 TWh vào năm 2019. Tỷ lệ tăng hàng năm trong giai đoạn này rơi vào khoảng 12-15%, gần như gấp đôi tốc độ tăng trưởng GDP. Thủy điện, khí tự nhiên và than là những nguồn năng lượng chính cho sản xuất điện. Than chiếm tỷ trọng cao nhất trong các nguồn năng lượng với 41,6%, theo sau là thủy điện với 37,7% và khí với 18,8%. Ngoài thủy điện lớn, bao gồm cả thủy điện nhỏ, năng lượng tái tạo chỉ chiếm một phần rất nhỏ (0,5%). Mặc dù vậy, từ đầu năm 2019, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hệ thống năng lượng đã tăng lên đáng kể; phần nhiều nhờ vào năng lượng mặt trời; tuy vậy, năng lượng gió cũng đang trên đà phát triển.

Hình 1: Sản xuất điện và Công suất lắp đặt theo nguồn (2019)

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

Trong Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia VII điều chỉnh (QHĐ 7 điều chỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/3/2016, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân được dự đoán vào khoảng 7% trong giai đoạn 2016-2030. Để đáp ứng nhu cầu điện trong nước, QHĐ VII điều chỉnh đặt mục tiêu điện thương mại đạt ngưỡng 235-245 tỷ kWh vào năm 2020; 352-379 tỷ kWh vào năm 2025; và 506-559 tỷ kWh vào năm 2030. Các mục tiêu cho sản xuất điện và nhập khẩu điện là 265-278 tỷ kWh vào năm 2020; 400-431 tỷ kWh vào năm 2025; và 572-632 tỷ kWh vào năm 2030.

Theo QHĐ VII điều chỉnh, than đá sẽ là nguồn năng lượng chủ yếu trong giai đoạn 2020-2030, chiếm tới 42,7% vào năm 2020; 49,3% vào năm 2025 và 42,6% vào năm 2030.

Hình 2: Mục tiêu Công suất Lắp đặt, theo QHĐ VII điều chỉnh

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

* Năng lượng thủy điện nhỏ, gió, mặt trời và sinh khối ** Thủy điện lớn, vừa và tích năng

Nguồn: QHĐ VII điều chỉnh, tháng 3 năm 2016

2. Năng lượng tái tạo

Nếu tính cả thủy điện, tỷ lệ năng lượng tái tạo trong tổng công suất lắp đặt đạt hơn 40% trong năm 2018.

QHĐ VII điều chỉnh nêu rõ việc triển khai các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh học) sẽ được ưu tiên cho tương lại của các nguồn điện quốc gia. Các mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong sản lượng điện lần lượt là 6,5% vào năm 2020; 6,9% vào năm 2025 và 10,7% vào năm 2030.

Hình 3: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo cho năm 2020, 2025 và 2030

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia VII điều chỉnh

GIZ đang hoàn thiện bản đồ các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam (đang phát triển, đã đăng ký quy hoạch, đang xây dựng và đã đi vào vận hành). Có thể so sánh các dự án đó với các quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo của tỉnh. Bản đồ này hiện có ở bên dưới và sẽ thường xuyên được cập nhật. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng đọc nội dung đăng tải tại đây.

Figure 4: Bản đồ các dự án năng lượng tái tạo đang hoạt động hoặc đã được phê duyệt ở Việt Nam

Cập nhật lần cuối: 07/2020

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

Các dự án năng lượng mặt trời

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

Các dự án năng lượng gió

Vũng nào sau dây của nước ta có các nhà máy Nhiệt điện vận hành bởi đầu và khí

Các dự án năng lượng sinh khối


3. Thị trường điện

Ngành năng lượng ở Việt Nam hiện tại chủ yếu do Chính phủ quản lý thông qua Bộ Công Thương và được các tập đoàn nhà nước lớn vận hành. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị sản xuất điện chính tại Việt Nam. Ngoài ra, EVN giữ vị trí độc quyền trong việc truyền tải, phân phối và vận hành hệ thống điện, cũng như chiếm tỉ trọng lớn trong thị trường sản xuất. . Nắm tỉ trọng còn lại trong việc sản xuất điện là các tập đoàn nhà nước khác như PetroVietnam (các nhà máy điện khí) hay Vinacomin (các nhà máy điện than). Các nhà đầu tư nước ngoài hầu hết sử dụng mô hình BOT (Build-Own-Transfer) còn các nhà đầu tư trong nước sử dụng mô hình nhà máy điện độc lập (IPP: independent power plant). Điện được sản xuất từ các IPP được bán cho EVN theo các hợp đồng dài hạn. Số lượng các IPP đã tăng mạnh trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Việt Nam dự kiến phát triển thị trường điện cạnh tranh trước năm 2023. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2013 đã nhấn mạnh và xác nhận việc loại bỏ sự độc quyền từ năm 2005. Quá trình cải cách thị trường này dự kiến được tiến hành theo 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1

• Thị trường phát điện cạnh tranh (cuối năm 2014)

Phase 2

• Thí điểm thị trường bán buôn điện cạnh tranh (2015-2016) • Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn toàn (2017-2021)

Giai đoạn 3

• Thí điểm thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (2021-2023) • Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn toàn (sau năm 2023)

4. Lưới điện Quốc gia

Hệ thống điện Việt Nam đang được vận hành ở điện áp cao 500kV, 220kV và 110kV và điện áp trung bình 35kV tới 6kV. Điện được hòa lưới bởi mạng lưới truyền tải 500kV, được quản lý và vận hành bởi Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (NTC) trực thuộc Tập đoàn EVN. Đường dây truyền tải điện 500kV và 220kV được Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia quản lý trong khi đường dây 110kV, 35kV và 6kV được các công ty điện lực vùng quản lý.

Để đáp ứng nhu cầu điện của quốc gia trong tương lai, Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng lưới điện quốc gia. Mục tiêu là phát triển thêm các đường truyền tải điện cùng với việc xây dựng thêm các nhà máy mới để đạt được i) hiệu quả đầu tư tổng thể, ii) kế hoạch cấp điện của tỉnh và các chương trình điện khí hóa nông thôn, iii) cải thiện độ tin cậy của nguồn cung điện và iv) sử dụng hiệu quả hơn các nguồn năng lượng.

Đây là Danh sách các nhà máy nhiệt điện khí tại Việt Nam.

Nguồn: Cập nhật dữ liệu từ báo cáo của Bộ Công Thương 58/BC-CBT[1], cập nhật từ Quyết định 125/QD-DTDL[2], cập nhật với các thông cáo báo chí.

Viết tắt:

  • TBKHH: Nhà máy tuốc bin khí chu trình hỗn hợp
  • BOT: Build-Operate-Transfer: xây dựng-vận hành-chuyển giao
Nhà máy nhiệt điện Tên gọi khác (nếu có) Nhà đầu tư Công suất (MW) Trạng thái Tỉnh Ngày đóng lưới Nguồn Chú thích
TBKHH Ô Môn III EVN (ODA) 1x750 giấy phép trước/được cấp phép Cần Thơ 2025 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng I.13
TBKHH Ô Môn IV EVN 1x750 giấy phép trước/được cấp phép Cần Thơ 2023 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng I.14
TBKHH Dung Quất I EVN 750 giấy phép trước/được cấp phép Quảng Ngãi 2024 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng I.19
TBKHH Dung Quất III EVN 750 giấy phép trước/được cấp phép Quảng Ngãi 2025 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng I.20
TBKHH Nhơn Trạch 3&4 PVN 2x750 giấy phép trước/được cấp phép Đồng Nai 2023-2024 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng II.5
TBKHH Kiên Giang 1&2 PVN 2x750 thông báo Kiên Giang Sau năm 2030 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng II.6
TBKHH Miền Trung 1,2 PVN 2x750 giấy phép trước/được cấp phép Quảng Nam 2024-2025 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng II.7
TBKHH Sơn Mỹ II Tập đoàn AES, PVGAS 3x750 thông báo Bình Thuận 2026-2028 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng II.8 và [3]
TBKHH Dung Quất II BOT 750 thông báo Quảng Ngãi 2026 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng IV.12
TBKHH Sơn Mỹ Electricité De France (EDF), Kiushu, Sojitz, PAC 3x750 thông báo Bình Thuận 2028-2029 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng IV.15 và [4]
TBKHH Ô Môn II Chưa có nhà đầu tư 750 thông báo Cần Thơ 2026 Báo cáo 58/BC-CBT phụ lục hàng VI.3
Nhiệt điện khí LNG Cà Ná Tập đoàn Gulf (Thái Lan) 4x1500 thông báo Ninh Thuận Không rõ [5]
Nhiệt điện khí Cà Mau 1&2 Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau, đơn vị thành viên của PV Power 2x750 vận hành Cà Mau 2008 [6] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 3 hàng 22-23
Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1 Công ty Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch, đơn vị thành viên của PV Power 450 vận hành Đồng Nai 2009 [7]
TBKHH Nhơn Trạch 2 Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 750 vận hành Đồng Nai 2011 [8]
Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu Delta Offshore Energy 3200 thông báo Bạc Liêu Không rõ [9]
Phú Mỹ 2.1 Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, GENCO3 477 vận hành Vũng Tàu 1997 [10] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 1 hàng 15
Bà Rịa Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, GENCO 3 340 vận hành Vũng Tàu 1992-2002 [11] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 3 hàng 21
Phú Mỹ 2.1 mở rộng Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, GENCO 3 468 vận hành Vũng Tàu 1999 [12] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 1 hàng 15
Phú Mỹ 4 Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, GENCO 3 477 vận hành Vũng Tàu 2004 [12] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 1 hàng 16
Phú Yên J-Power thông báo Phú Yên [13]
Tổ hợp hóa lọc dầu Long Sơn Tổ hợp hóa lọc dầu Miền Nam Tập đoàn SCG (Thái Lan) 2x10 được cấp phép Vũng Tàu 2023 [14]
Ô Môn EVNGENCO2 2x330 vận hành Cần Thơ 2009-2015 [15][16]
Phú Mỹ 1 Công ty Nhiệt điện Phú Mỹ, GENCO 3 1118 vận hành Vũng Tàu 2001 [12][17] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 1 hàng 14
Phú Mỹ 3 Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3, SembCorp, Công ty SempCorp Utilities (Singapore), tổ hợp nhà thầu Kyushu và Nissho Iwai (Nhật Bản) 720 vận hành Vũng Tàu 2004 [18][19] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 3 hàng 18
Phú Mỹ 2.2 Mekong Energy Company LTD, Electricité De France (EDF), Sumitomo, TEPCO 720 vận hành Vũng Tàu 2005 [20] và Quyết định 125/QD-DTDL phụ lục 3 hàng 17
Long Sơn EVNGENCO3 3x1200 thông báo Vũng Tàu 2019-2025 [21]

Ghi chúSửa đổi

  • Thông báo: Các dự án đã xuất hiện trong các tài liệu quy hoạch của công ty hoặc chính phủ nhưng chưa xin giấy phép hay thủ tục quy hoạch địa điểm, tìm nguồn than, các vấn đề về tài chính...[22]
  • Giấy phép trước: Các dự án đã có bước đầu phát triển theo chiều hướng tích cực, ví dụ: xin giấy phép môi trường, quy hoạch địa điểm, tìm được nguồn than, đảm bảo tài chính...[22]
  • Được cấp phép: Các dự án đã bảo đảm tất cả các giấy phép môi trường nhưng chưa động thổ.[22]
  • Xây dựng: Các dự án đang trong quá trình xây dựng sau khi động thổ.[22]
  • Xếp xó: Các dự án không có thông tin cụ thể về việc khởi công hay tiến độ của dự án nhưng không đủ thông tin để tuyên bố dự án đã hủy bỏ.[22]
  • Hủy bỏ: Các dự án không có tiến độ sau 1 khoảng thời gian rất dài không có thông tin gì về dự án; Các dự án được chuyển sang sử dụng khí đốt tự nhiên được coi là đã hủy bỏ dùng than; các dự án đã từng xuất hiện trong tài liệu ban hành của chính phủ nhưng sau đó biến mất.[22]
  • Vận hành: Dự án đã đi vào hoạt động thương mại.[22]

NguồnSửa đổi

  1. ^ Hoàng, Quốc Vượng (ngày 4 tháng 6 năm 2019). “Report 58/BC-CBT on the Implementation Progress of Power Projects in the Revised PDP7”. vepg.vn.
  2. ^ Nguyễn, Anh Tuấn (ngày 29 tháng 12 năm 2014). “Decision 125/QD-DTDL on Issuing List of power plants participating in the Competitive Generation Market 2015” (PDF). erav.vn. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ Ngọc Hà (ngày 18 tháng 5 năm 2018). “Thêm một "ông lớn" Mỹ muốn triển khai dự án nhà máy nhiệt điện khí tại Việt Nam”. vietstock.vn.
  4. ^ P.V (ngày 12 tháng 11 năm 2018). “Mô hình LNG cho tổ hợp khí-điện tại Sơn Mỹ – Bình Thuận”. petrovietnam.petrotimes.vn.
  5. ^ Nguyên Đức (ngày 21 tháng 3 năm 2019). “Tập đoàn Gulf (Thái Lan) "nhắm" dự án điện khí Cà Ná 7,8 tỷ USD”. Đầu tư Online.
  6. ^ PetroVietnam Power (ngày 5 tháng 5 năm 2017). “Nhiệt điện khí Cà Mau 1&2”. pvpower.vn.
  7. ^ PetroVietnam Power (ngày 5 tháng 5 năm 2017). “Nhiệt điện khí Nhơn Trạch 1”. pvpower.vn.
  8. ^ PetroVietnam PVPower NT2. “Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 hiện tại vận hành rất ổn định, an toàn, cung cấp sản lượng điện hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và phát triển kinh tế xã hội”. pvpnt2.vn.
  9. ^ Trung Chánh (ngày 23 tháng 1 năm 2019). “Dự án điện khí 4,3 tỉ đô la được kỳ vọng giúp Bạc Liêu thoát nghèo”. Kinh Tế Sài Gòn Online.
  10. ^ Theo Thể thao và Văn hóa (ngày 17 tháng 9 năm 2010). “Phú Mỹ - Trung tâm điện lực lớn nhất nước”. nhandan.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2019.
  11. ^ Công ty Cổ Phần Nhiệt Điện Bà Rịa (ngày 15 tháng 9 năm 2011). “Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa”. btp.com.vn.[liên kết hỏng]
  12. ^ a b c MOIT (ngày 16 tháng 5 năm 2017). “Nhiệt điện Phú Mỹ góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”. moit.gov.vn.
  13. ^ Thủy Tiên (ngày 7 tháng 6 năm 2018). “J - POWER tìm hiểu để xây dựng nhà máy điện khí tại Phú Yên”. baophuyen.com.vn.
  14. ^ Hoàng Nam (ngày 12 tháng 3 năm 2019). “Tổ hợp hóa dầu Long Sơn: Gỡ bỏ nút thắt cuối cùng”. Đầu tư Online.
  15. ^ NANGLUONGVIETNAM (ngày 22 tháng 9 năm 2017). “Nhiệt điện Ô Môn 1 sẽ chuyển sang chạy khí thay dầu FO”. Năng lượng Việt Nam.
  16. ^ Nhã Uyên (ngày 15 tháng 6 năm 2015). “Tổ máy 2 Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I: Hòa điện lần đầu vào lưới điện quốc gia”. evn.com.vn.
  17. ^ N. Hữu (ngày 31 tháng 12 năm 2001). “Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 1 phát điện tổ máy cuối cùng”. nld.com.vn.
  18. ^ Theo (ngày 15 tháng 9 năm 2010). “Khánh thành Nhà máy điện Phú Mỹ 3”. nhandan.com.vn.
  19. ^ Thanh Hương (ngày 25 tháng 5 năm 2015). “SembCorp chi đậm để thế chân BP tại nhiệt điện Phú Mỹ 3”. Đầu tư Online.
  20. ^ P.D (ngày 20 tháng 10 năm 2005). “Vận hành Nhà máy điện Phú Mỹ 2.2, công suất 715 MW”. nld.com.vn.
  21. ^ TCCT (ngày 23 tháng 2 năm 2018). “EVN và GENCO 3 hỗ trợ đầu tư Dự án Trung tâm Điện lực Long Sơn quy mô 4,39 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu”. Tạp chí Công Thương.
  22. ^ a b c d e f g “End Coal | Frequently Asked Questions”. End Coal.