Xanh methylen có làm chết vi sinh


Xanh methylen an toàn đối với việc xử lý nấm trên trứng nhiều loài cá. Đặt biệt là rất hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về nấm Saprolegnia trên các giai đoạn của cá. Trong sản xuất cá cảnh Pterophyllum scalare, xử lý trứng ở liều 1~5 mg/L. Trị các bệnh liên quan đến nấm thủy mi trên cá ở liều 2~3 mg/L. Liều phun xuống ao nuôi từ 1-2 mg/L. Ngoài ra, xanh methylen rất có hiệu quả trong việc tiêu diệt Ichthyophthiriosis, Costiasis, Chilodonelliasis. Xanh methylen hoạt động như một chất ức chế nấm và vi khuẩn. Chúng diệt hiệu quả Saproglenia, Costia, Trichodina ở liều 3 mg/L cho ngâm. Ở liều lượng 2-5 mg/L có thể sử dụng tắm ở tất cả các giai đoạn của cá. 1-2 mg/L có thể sử dụng để diệt Icthyopthirius multifilis.

4. Cơ chế tác động

+ Diệt mầm bệnh:

Khi tiếp xúc với vi khuẩn và ký sinh trùng, xanh methylen sẽ liên kết và làm ảnh hưởng đến cấu trúc vách tế bào và tế bào chất trong tế bào vi khuẩn, từ đó gây bất hoạt tế bào do quá trình oxy hóa khử.

+ Điều trị bệnh máu nâu do Met-hemoglobin:

Bệnh máu nâu trên cá là nhiều nguyên nhân khác nhau như hàm lượng NO2-, kim loại nặng và dư lượng bảo vệ thực vật như đã đề cập. Chẳng hạn như trong môi trường có hàm lượng NO2- cao, Fe2+ trong hemoglobin bị oxy hóa thành Fe3+ sinh ra Met-hemoglobin theo con đường sau:

4Hb[Fe2+]O2 + 4NO2- + 4H+ = 4Hb[Fe3+] + 4NO3- + O2 + 2H2O

[Hemoglobin bình thường] [Met-hemoglobin có màu nâu]

Met-hemoglobin không có khả năng vận chuyển oxy, sẽ gây ra ngạt thở vì giảm vận chuyển oxy trong máu. Thông thường mức hemoglobin bị chuyển thành Met-hemoglobin là 1-3%. Khi xử lý, xanh methylen bị khử thành xanh leucomethylen bởi enzyme EMR [Erythrocyte Methemoglobin Reductase] hiện diện trong Niconinamide Adenine Dinucleotide Phosphate [NADPH] [có thể bị oxy hóa trở lại thành xanh methylen]. Xanh leucomethylen sau đó khử Met-hemoglobin thành oxyhemoglobin giúp cho quá trình vận chuyển oxy trong máu cá trở lại bình thường. Xanh methylen có thể điều trị hàm lượng Met-hemoglobin trong máu lên đến 20-25%.

5. Độ độc cấp tính và mãn tính lên thủy sinh vật

Nồng độ an toàn của xanh methylen trên cá da trơn Herteropneustes fossilis là 50,48 ppm. Nồng độ gây chết 50% [LC50] là 188,5; 181,5; 172 và 165,5 ppm trong 24, 48, 72, và 96 giờ tương ứng. Nồng độ gây chết mãn tính là 100 mg/L. Trong khi đó đối với cá Mystus vittatus, nồng độ an toàn là 5,48 ppm, giá trị LC50 lần lượt là 27,5; 24,0; 22 và 18,5 ppm trong 24, 48, 72, và 96 giờ và nồng độ gây chết mãn tính là 7 ppm trong 57 ngày. Hiện nay nồng độ gây chết cấp tính LC50 của xanh methylen trên cá tra và trên tôm sú/thẻ hầu như không có thông tin.

Độ độc của xanh methylen bị giảm đáng kể dưới sự hấp thụ của zeolite. Thí nghiệm ảnh hưởng của xanh methylen lên giáp xác râu ngành Dapnia similis và vi khuẩn phát sáng Vibrio fischeri được thực hiện trong 24 và 48 giờ ở 20 oC, độ cứng 50 mgCaCO3/L. Kết quả cho thấy rằng nồng độ gây độc cấp tính của xanh methylen đối với V. fischeri dao động 15,5-18,6 mg/L. Khi bổ sung zeolite tổng hợp vào thì độ độc của xanh methylen giảm đến gần 2,5 lần. Lúc này nồng độ gây độc cấp tính đã tăng lên đến 29,7-43,9 mg/L. D. similis rất nhạy cảm với xanh methylen, nồng độ hiệu lực EC50 là 0,16-0,43 mg/L. Dưới tác dụng của zeolite, giá trị EC50 tăng lên đến 26,1-47,8 mg/L. Hiệu quả làm giảm độ độ cấp tính của xanh methylen dưới tác dụng của zeolite của vi khuẩn V. fischeri và D. similis là 55,42 và 99,18% tương ứng. Bột vỏ sò cũng có thể hấp thụ xanh methylen, theo nghiên cứu bột các loài nguyễn thể có thể hấp thụ lên đến 0,084-0,893 mg/g.

6. Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Xanh methylen hấp thu rất mạnh bởi các loại đất khác nhau. Trong môi trường nước, xanh methylen bị hấp thu vào vật chất lơ lửng và bùn đáy ao và không có khả năng bay hơi ra ngoài môi trường nước ở bề mặt nước. Khi ước lượng chỉ số tích lũy sinh học, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ [EPA] cho rằng xanh methylen không có sự tích lũy sinh học trong thủy sinh vật [giá trị BCF=1,5].

Nếu thải methylen vào trong không khí, xanh methylen sẽ tồn tại cả dạng hơi và bụi lơ lửng. Dạng hơi sẽ bị phân hủy do sự phản ứng quang phân với các gốc oxy hóa [OH], thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Sự quang phân trực tiếp cũng diễn ra. Đối với dạng hạt lơ lửng có thể loại bỏ vật lý bởi quá trình phân hủy.

7. Một số lưu ý trong sử dụng

- Xanh methylen có thể gây độc đối với cá không vảy cao hơn đối với cá có vẩy do đó cần sử dụng theo liều khuyến cáo.


- Không sử dụng kết hợp xanh methylen với các chất có tính oxy hóa khử hoặc kiềm.
- Nước có vật chất lơ lửng cao sẽ làm giảm hiệu lực tác dụng của xanh methylen do sự hấp thu bề mặt.
- Mặc dù không được liệt vào các nhóm hóa chất gây độc cao, nhưng xanh methylen có thể gây tổn thương tạm thời da và mắt trên con người và động vật. Nó có thể có thể gây khó thở trong thời gian ngắn, đối với hệ tiêu hóa xanh methylen gây ra các triệu trứng nóng ruột, buồn nôn, chống mặt.
- Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Nguồn: ThS. Huỳnh Trường Giang, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ, Công ty UV-Vietnam

Xanh Methylen là loại thuốc sát khuẩn và giải độc nhẹ, thường được sử dụng để chữa trị một số bệnh như viêm da mủ, nhiễm virus ngoài da,… Thuốc được bào chế thành dạng viên nén, dạng thuốc tiêm hoặc cũng có thể là dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của loại thuốc này.

1. Xanh Methylen là thuốc gì và có công dụng như thế nào?

Heinrich Caro chính là người đã lần đầu tiên điều chế ra loại thuốc này vào năm 1876. Từ đó, Xanh Methylen trở thành một loại thuốc quan trọng, thiết yếu, được sử dụng rộng rãi. Thuốc có thành phần chính là methylene blue và được đánh giá là lành tính, không gây nguy hiểm cho người sử dụng trong những trường hợp lỡ uống.

Xanh Methylene được điều chế theo dạng viên nén, dạng bôi, dạng tiêm.

Công dụng chính của thuốc chính là sát khuẩn, giải độc và nhuộm màu các mô. Đặc biệt, khi liên kết không hồi phục với axit nucleic của virus, thuốc có tác dụng phá vỡ phân tử virus khi chúng tiếp xúc với ánh sáng, từ đó điều trị rất hiệu quả các bệnh viêm nhiễm ngoài da phổ biến như herpes simplex, tình trạng chốc lở, viêm da mủ hay dùng thuốc để sát khuẩn đường niệu sinh dục.

Xanh methylen được hấp thu qua đường tiêu hóa và hầu hết là không màu. Nhưng khi để tiếp xúc với không khí, nước tiểu có thể chuyển thành màu xanh lá cây hoặc xanh da trời.

2. Cách sử dụng thuốc Xanh Methylen

Thuốc được dùng chủ yếu qua đường uống, đường tiêm và bôi ngoài da. Để đạt được hiệu quả sử dụng thuốc tối đa nhất, bạn nên tuân thủ theo những quy định sau:

Trẻ bị thủy đậu có thể dùng thuốc để bôi lên nốt phỏng đã vỡ.

Đối với những trường hợp dùng thuốc qua đường tiêm:

Liều lượng và cách dùng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đây là nguyên tắc để người bệnh được đảm bảo an toàn khi tiêm.

Đối với những trường hợp dùng thuốc khi bôi ngoài da:

Trước hết, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về những thông tin cần thiết về thuốc. Không nên tự ý sử dụng. Bệnh nhân cần được làm sạch vị trí bôi trên da. Sau đó, chấm và bôi thuốc nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh đã được làm sạch.

Đối với những trường hợp dùng viên nén:

Nếu dùng thuốc dưới dạng viên nén, bạn cần phải kết hợp với uống thật nhiều nước để dễ tiêu và đồng thời tránh tình trạng tiểu khó hay rối loạn tiêu hóa. Liều dùng cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Bệnh thân thường được chỉ định dùng liều 150 - 300 mg/ngày.

3. Tác dụng phụ của thuốc

Dù được coi là lành tính và không có nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng khi sử dụng thuốc, bệnh nhân vẫn nên lưu ý đến những tác dụng phụ dưới đây của Xanh Methylen:

Người bệnh có thể gặp tình trạng thiếu máu, chóng mặt khi dùng thuốc.

Nguy cơ gặp phải một số biểu hiện bất thường về đường tiêu hóa như buồn nôn, đau bụng, hay chóng mặt,...

Có thể gây ra tình trạng thiếu máu khi dùng thuốc trong thời gian dài.

Khi kết hợp với một số loại thuốc như iodid, dicromat, hay những chất oxy hóa, chất kiềm,… thuốc sẽ có những tương tác nhất định.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như sốt, đau đầu, da có màu xanh, tan máu,…

Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện do gặp phải tác dụng phụ của thuốc, bạn nên liên hệ với bác sĩ kê đơn thuốc để được tư vấn chi tiết, khắc phục hiệu quả và đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

Xanh Methylen không được sử dụng cho phụ nữ có thai và và phụ nữ đang cho con bú.

Không sử dụng cho người thiếu hụt glucose - 6 phosphat dehydrogenase vì nó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tan máu cấp cho những đối tượng này.

Thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn, nếu dùng lâu dài nó có thể tăng phá hủy hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu.

Những người bị suy thận không được sử dụng thuốc.

Thuốc rất hữu hiệu đối với bệnh nhân bị thủy đậu, nhưng cần phải sử dụng đúng cách. Khi bị thủy đậu, nhiều người nghĩ rằng cần bôi thuốc vào các nốt phỏng càng sớm càng tốt. Nhưng thực tế là, bôi thuốc khi nốt phỏng chưa vỡ không có tác dụng và không cần thiết mà còn khiến người bệnh e ngại vì nhìn da rất nhem nhuốc. Chỉ nên bôi khi các nốt thủy đậu đã vỡ. Lúc này thuốc sẽ có tác dụng trực tiếp giúp làm se nốt vỡ và ngăn ngừa bội nhiễm, sát trùng để nốt phỏng khô nhanh hơn.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhiều bà mẹ thường quá lo lắng và nghĩ đến việc sử dụng thuốc xanh methylen để bôi vào những mụn nước nổi cho trẻ. Nhưng đây là một sai lầm, thuốc không có tác dụng mà còn khiến cho bác sĩ khó nhận biến tình trạng mụn và một số biểu hiện trên da của trẻ, gây khó khăn khi chẩn đoán và điều trị.

5. Cách tẩy rửa thuốc hiệu quả

Khi sử dụng thuốc Xanh Methylen vào những vùng da trên cơ thể sẽ gây mất thẩm mỹ. Vậy làm thế nào để tẩy sạch thuốc trên da khi khỏi bệnh? Đây cũng chính là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Lời khuyên dành cho bạn: Khi vết thương mới lành, bạn không nên nóng vội và sử dụng một số chất tẩy rửa như xà phòng để tẩy hết màu thuốc. Vì hành động này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vết thương của bạn.

Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm, sau đó dùng khăn mềm sạch và lau nhẹ nhàng. Thuốc sẽ nhạt dần và sau vài lần rửa sẽ sạch sẽ. Nhưng bạn lưu ý, không được kỳ vào quá mạnh.

Để thuốc có hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý đến việc bảo quản. Nên để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc. Để thuốc ở những nơi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm tác dụng của thuốc bị ảnh hưởng nhiều.

Bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc Xanh Methylen mà cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, đồng thời phải thực hiện đúng hướng dẫn theo kê đơn của bác sĩ để đảm bảo quá trình điều trị bệnh hiệu quả.

Bạn còn thắc mắc, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900 56 56 56 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề