Xét đại học có lấy điểm cảc môn trước không năm 2022

Dự thảo tuyển sinh đại học có những thay đổi lớn liên quan đến thời gian đăng ký xét tuyển, việc xét tuyển sớm và quy định về điểm ưu tiên khu vực.

Đăng ký xét tuyển sau kỳ thi tốt nghiệp THPT

Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, với một số thay đổi lớn, trong đó có thời gian đăng ký xét tuyển.

Các năm trước, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào đại học cùng lúc với đăng ký thi tốt nghiệp và được điều chỉnh lại sau khi biết điểm thi. Năm nay, các em có thể đăng ký sau khi đã thi tốt nghiệp, thậm chí khi đã biết điểm. Thay đổi này được đánh giá là tiện lợi hơn cho thí sinh, giúp các em có có đủ tham số, từ kết quả tốt nghiệp đến việc tìm hiểu kỹ các ngành, trường để sắp xếp thứ tự nguyện vọng, tránh phải điều chỉnh, tốn thời gian và chi phí.

Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia theo kế hoạch chung. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp. Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

Thí sinh không xác nhận nhập học sớm

Những năm gần đây, các trường đại học áp dụng nhiều phương thức tuyển sinh [bên cạnh xét điểm thi tốt nghiệp]. Vì vậy, nhiều thí sinh được thông báo đủ điều kiện trúng tuyển trước khi biết điểm thi tốt nghiệp [điều kiện cần]. Các em có thể xác nhận nhập học sớm và hoàn thành thủ tục nhập trường khi đã có đủ giấy tờ.

Tuy nhiên, năm nay, các trường không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình chung của Bộ, mà chỉ được phép công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển lên hệ thống trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn tiếp tục phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ; và sẽ được công nhận trúng tuyển theo nguyện vọng cao nhất.

Ví dụ, thí sinh A đã trúng tuyển theo phương thức xét học bạ vào ngành Kế toán của trường B. Nhưng sau khi thi tốt nghiệp THPT, nếu A cảm thấy thích ngành khác hoặc có khả năng trúng tuyển ngành khác bằng điểm thi tốt nghiệp, em có thể đặt các nguyện vọng mới ở thứ tự ưu tiên cao hơn ngành Kế toán. Còn nếu vẫn thích học ngành Kế toán của trường B, em phải đăng ký ngành này ở nguyện vọng một.

Việc đăng ký tất cả nguyện vọng bằng mọi phương thức lên hệ thống được cho là sẽ giúp giảm thiểu thí sinh ảo. Hệ thống của Bộ sẽ tự động loại bỏ khỏi danh sách những nguyện vọng thấp của thí sinh đã trúng tuyển các nguyện vọng cao hơn.

Thí sinh trúng tuyển theo diện tuyển thẳng có thể xác nhận nhập học sớm khi đủ điều kiện hoặc theo kế hoạch chung như những thí sinh khác. Các trường không được bắt buộc các em xác nhận nhập học sớm. Khi chưa xác nhận nhập học, các em vẫn được sử dụng quyền đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung để có thêm cơ hội trúng tuyển như thí sinh khác.

Thí sinh không được cộng điểm ưu tiên khu vực nếu xét tuyển lại

Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến giữ nguyên mức điểm cộng ưu tiên khu vực. Thí sinh khu vực 1 [KV1] được cộng 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là 0,5 và khu vực 2 [KV2] là 0,25 điểm.

Tuy nhiên, dự thảo đưa ra điểm mới là cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng vào năm thí sinh tốt nghiệp THPT. Thí sinh tốt nghiệp từ những năm trước, nếu thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng thì không được cộng.

Về điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách như người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, Bộ vẫn giữ mức điểm cộng từ 1 đến 2, tùy đối tượng, và không phụ thuộc vào năm thí sinh tốt nghiệp như đối với điểm ưu tiên khu vực.

Các mức điểm ưu tiên được quy định tương ứng với tổng điểm ba môn [trong tổ hợp môn xét tuyển] theo thang điểm 10 đối với từng môn thi [không nhân hệ số]. Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

Những điểm mới trên sẽ có hiệu lực khi Bộ ban hành quy chế tuyển sinh năm 2022, dự kiến vào tháng 6. Dự thảo quy chế hiện được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố để lấy ý kiến. Thời gian lấy ý kiến đến ngày 31/5.

* Dự thảo quy chế tuyển sinh 2022

Dương Tâm

Những điều lưu ý khi xét tuyển đại học bằng học bạ. Ảnh minh hoạ

Trong tuyển sinh năm 2022, xét tuyển học bạ là một trong những phương thức được nhiều trường Đại học [ĐH] lớn lựa chọn. Đây là hình thức tuyển sinh dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hay điểm trung bình của lớp 12 theo tổ hợp môn xét tuyển. Phương thức nnhằm để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh để làm giảm bớt áp lực thi cử và ôn tập. Điều này còn giúp mở ra cơ hội lớn với các bạn học sinh có kết quả học tập cấp 3 tốt trở thành tân sinh viên của các trường mơ ước.

Xét tuyển học bạvà xét tuyển nguyện vọng là hai phương thức hoàn toàn độc lập nên thí sinh dù đã xét học bạ vào một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một trường khác; hoặc ở cùng một trường thì vẫn có thể đăng ký nguyện vọng vào một ngành khác, với một tổ hợp môn khác… Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển học bạ vào một trường dù không đăng ký nguyện vọng vào trường đó.

Với phương thức xét tuyển học bạ không giới hạn số lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Do đó, thí sinh có thể nộp hồ sơ vào nhiều ngành và nhiều trường khác nhau, vì đây là hình thức xét tuyển riêng. Nếu trúng tuyển nhiều ngành thì sẽ được chọn ngành yêu thích nhất.

Tùy từng trường ĐH lại có cách thức xét tuyển học bạ riêng. Có trường năm trước xét học bạ nhưng năm nay lại không xét học bạ và cũng có trường năm ngoái không xét nhưng năm nay lại xét học bạ. Thí sinh cần tham khảo kỹ thông tin của từng trường trước khi quyết định.

Ở một số trường đại học, số lượng hồ sơ đăng ký phương thức xét học bạ rất lớn ngay trong đợt xét tuyển đầu tiên. Ở đợt sau có thể điều kiện xét tuyển sẽ cao hơn. Do đó, thí sinh nộp hồ sơ càng sớm càng tốt để có khả năng trúng tuyển cao hơn. Để nắm chắc cơ hội trúng tuyển và không phí thời gian, thí sinh cần hiểu rõ kết quả học tập THPT của mình cũng như điều kiện xét tuyển của trường ĐH.

Từ đầu tháng 3 đã có một số trường ĐHcông bố phương thức tuyển sinh,trong đó xét học bạ được chú trọng như:

Năm 2022, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội sẽ bổ sung phương thức xét học bạ dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT vào công tác tuyển sinh. Dự kiến, trường sẽ xét tuyển dựa trên kết quả học tập ở bậc học THPT [học bạ] với khoảng 15% của tổng 7.120 chỉ tiêu. Bên cạnh đó, trường cũng triển khai phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố, chứng chỉ quốc tế như năm 2021. Theo đó, việc bổ sung này nhằm đa dạng hóa phương thức xét tuyển và tạo thêm cơ hội cho các thí sinh có nhu cầu xét tuyển vào các ngành do trường đào tạo.

Trường Đại học Thương Mại năm 2022 dự kiến sẽ tuyển 4.150 chỉ tiêu tuyển sinh theo 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, phương thức xét học bạ dự kiến chiếm 5-6%, trường cũng ra yêu cầu chỉ áp dụng phương thức này đối với các thí sinh là trường THPT chuyên toàn quốc hoặc học sinh các các trường THPT trọng điểm quốc gia.

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải với 4 phương thức xét tuyển dự kiến sẽ tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu. Với phương thức xét tuyển học bạ trường dự kiến sẽ tuyển từ 20-40% tổng chỉ tiêu. Điều kiện xét tuyển của trường là các thí sinh phải có tổng điểm của Tổ hợp xét tuyển môn học cả năm lớp 12 >= 18.0. Trường sẽ xét điểm lấy từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu nhiều hồ sơ có điểm xét tuyển bằng nhau thì lấy điểm môn Toán làm tiêu chí phụ xét từ cao xuống thấp.

Với 4.050 chỉ tiêu, Trường Đại học Ngoại thương năm nay dự kiến sẽ tiếp tục giữ nguyên 6 phương thức tuyển sinh như năm 2021. Trong đó, trường sẽ xét tuyển học bạ dành cho 3 nhóm đối tượng: [1] thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia [hoặc tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường]; [2] thí sinh đạt giải [Nhất, Nhì, Ba] học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12; [3] thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên.

Đại học Thủy lợi năm 2022 dự kiến sẽ xét tuyển 5.000 chỉ tiêu bao gồm Cơ sở chính Hà Nội và cơ sở tại Phân hiệu Miền Nam - TP.Hồ Chí Minh. Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học bạ, Đại học Thủy lợi xét tuyển dựa vào tổng điểm trung bình 3 năm các môn trong tổ hợp xét tuyển.

Năm 2022, Trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến tuyển sinh 2.265 chỉ tiêu hệ đại học, với phương thức xét học bạ, Đại học Luật Hà Nội xét tuyển 50% chỉ tiêu [so với 40% của năm 2021] theo kết quả học tập loại Giỏi của 5 học kỳ bậc THPT [theo học bạ] - ưu tiên học sinh các trường THPT chuyên/năng khiếu quốc gia/cấp tỉnh, trường trọng điểm quốc gia chất lượng cao [dự kiến sẽ cộng thêm 1 - 1.5 điểm vào tổng điểm xét tuyển].

Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, năm 2022, trường tuyển sinh bằng ba phương thức gồm xét tuyển thẳng, dựa vào kết quả học tập THPT [học bạ] và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với phương thức xét học bạ, trường nhận hồ sơ đợt một từ 1/3 đến 29/4, thông báo kết quả vào 4/5.

Theo đó, thí sinh cần có tổng điểm trung bình cả năm lớp 11 của ba môn theo tổ hợp xét tuyển đạt từ 20 trở lên [đã cộng điểm ưu tiên]. Các em được đăng ký theo nhóm ngành với tối đa hai nguyện vọng và được xét theo thứ tự ưu tiên. Nếu trúng tuyển nguyện vọng một, sẽ không được xét nguyện vọng hai. Thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng hai sẽ tiếp tục được xét vào các nhóm ngành khác khi còn chỉ tiêu.

Ngoài đợt một, trường còn đợt xét tuyển học bạ khác, từ 5/5 đến 15/6. Đợt này, thí sinh có thể sử dụng kết quả học tập lớp 12. Học viện sẽ công bố thời gian xác nhận nhập học/ nhập học đối với thí sinh đạt tiêu chí trúng tuyển trong Giấy báo trúng tuyển và nhập học, đồng thời đăng tải thông tin trên website: www.vnua.edu.vn và //tuyensinh.vnua.edu.vn.

Đại học Điện lực cũng đang thu hồ sơ xét tuyển bằng học bạ, phương thức này dự kiến chiếm 25% chỉ tiêu. Thí sinh có thể nộp ngay từ bây giờ cho đến 20/6.

Năm nay, trường sử dụng bốn phương thức để tuyển 3.330 chỉ tiêu, trong đó hơn 900 sẽ được tuyển bằng học bạ THPT. Các tổ hợp xét tuyển gồm A00 [Toán, Lý, Hoá], A01 [Toán, Lý, Anh], D07 [Toán, Hoá, Anh] và D01 [Toán, Văn, Anh].

Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình ba năm học THPT của ba môn trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên. Thí sinh có tổng điểm xét tuyển từ 18 trở lên đủ điều kiện nộp hồ sơ. Kết quả sơ tuyển được thông báo trên trang web tuyển sinh của trường, trước 5/7. Thí sinh qua sơ tuyển sẽ chính thức trúng tuyển khi tốt nghiệp THPT. Những em tốt nghiệp các năm trước có thể làm thủ tục nhập học ngay khi có kết quả sơ tuyển.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM nhận hồ sơ từ ngày15/2 đến 15/9.Thí sinh cần có tổng điểm trung bình 3 học kỳ xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên nếu chọn phương thức xét tuyển học bạ 3 học kỳ [học kỳ 1 lớp 12 và học kỳ 1, 2 lớp 11] hoặc tổng điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 18 điểm trở lên [nếu chọn xét tuyển học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn].

Trường ĐH Ngân hàng TP.HCMnhận hồ sơ 8 đợt kể từ 1/3. Xét tuyển theo điểm trung bình học tập học kỳ 1, học kỳ 2 năm lớp 11 và học kỳ 1 năm lớp 12. Ngoài ra, ở phương thức này, thí sinh sẽ tham gia phỏng vấn trực tiếp [bằng tiếng Anh và tiếng Việt] với Hội đồng tuyển sinh.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCMnhận hồ sơ từ 15/4 - 15/7.Trường xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT năm lớp 12 [các môn có trong tổ hợp xét tuyển của ngành xét tuyển tương ứng]. Ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu 21. Riêng ngành Dược học, ngưỡng nhận hồ sơ là tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển tối thiểu là 24.

Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCMnhận hồ sơ đợt 1: từ 15/2 - 31/3. Đợt bổ sung [nếu có]: sau khi kết thúc đợt 1. Trường xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên. Ngoài ra, trường cũng xét tuyển học bạ 3 học kỳ [gồm học kỳ 1, 2 lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12] đạt từ 18 điểm trở lên./.

Các trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2022

Video liên quan

Chủ Đề