Xử lý cán bộ thuế làm mất biên lai

Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế làm văn bản đề UBND cấp huyện có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị trên địa bàn thực hiện việc quản lý, sử dụng biên lai thu các khoản thuế theo ủy nhiệm thu và biên lai thu phí đúng quy định.

Trong công văn số 5768/TCT-PC, Tổng cục Thuế cho biết, đã nhận một số ý kiến về việc xử phạt hành chính đối với trường hợp làm mất biên lai thu phí, hoặc biên lai thu khác thuế ủy nhiệm thu lại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn [UBND cấp xã].

Căn cứ các quy định hướng dẫn Luật Xử phạt vi phạm hành chính, Luật Quản lý thuế, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Tổ chức chính quyền địa phương… Tổng cục thuế cho biết: Trường hợp UBND cấp xã đặt in hoặc được cơ quan thuế cấp biên lai [kể cả trường hợp cấp biên lai có thu tiền theo giá đảm bảo bù đắp chi phí in ấn, phát hành theo quy định] để thực hiện thu phí, lệ phí [phí sử dụng đường bộ đối với mô tô; lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực,…] hoặc thu một số khoản thuế theo ủy nhiệm thu theo đúng quy định của pháp luật thì UBND cấp xã là đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng biên lai theo đúng quy định.

Chính vì vậy, trong trường hợp làm mất biên lai thu phí, lệ phí, biên lai thu các khoản ủy nhiệm thu tại UBND cấp xã thì đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính [nếu có] là UBND cấp xã.

Tuy nhiên, do UBND cấp xã là cơ quan nhà nước và việc thu các khoản phí, lệ phí và một số khoản thuế theo ủy nhiệm thu là thực hiện thu theo đúng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao nên không xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan quy định tại Điều 1 Nghị định 81/2013/NĐ-CP trích dẫn nêu trên đối với hành vi làm mất biên lai thu các khoản thuế ủy nhiệm thu và biên lai thu phí, lệ phí.

Việc xử lý trách nhiệm của cá nhân trực tiếp làm mất biên lai nêu cá nhân đó là cán bộ, công chức của UBND xã theo đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức thì thực hiện theo quy định của luật.

Đối với cá nhân trực tiếp làm mất biên lai là lao động hợp đồng không phải là cán bộ, công chức thì không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức nên việc xử lý trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Lao động. Thẩm quyền xử lý trách nhiệm thuộc UBND xã.

Trường hợp cá nhân có hành vì vi phạm trong việc sử dụng biên lai dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: bán, sử dụng không hợp pháp biên lai để gian lận, làm thất thu ngân sách đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Tổng cục Thuế đề nghị các cục thuế thực hiện xử lý theo đúng quy định của pháp luật cũng như các hướng dẫn trên.

Đồng thời, Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế làm văn bản đề UBND cấp huyện [huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương] có biện pháp chấn chỉnh các đơn vị trên địa bàn thực hiện việc quản lý, sử dụng biên lai thu các khoản thuế theo ủy nhiệm thu và biên lai thu phí đúng quy định./.

Đức Minh

Xử lý vi phạm làm mất biên lai thu tiền thi hành án theo quy định tại Điều 18 Quyết định số 2797/QĐ-TCTHA ngày 29/9/2010 của Tổng cục THADS thì: “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng biên lai nếu làm mất sẽ bị phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004”. Tuy nhiên Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 không quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và mức xử phạt trong trường hợp làm mất hoá đơn, chứng từ kế toán. Vậy trường hợp làm mất biên lai thu tiền thi hành án được xử lý theo quy định nào?

  • Vấn đề này, theo hướng dẫn tại Công văn số 4095/TCT-CS ngày 13/10/2010 của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính quy định như sau:

    Thứ nhất, về mất hóa đơn mua hàng:

    Tại Điều 22 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:

    "1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp [mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này] chậm nhất không quá năm [05] ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

    2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật [hoặc người được ủy quyền], đóng dấu [nếu có] trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn."

    Nội dung quy định nêu trên là phù hợp với khoản 2, Điều 40 Luật Kế toán là "Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị hủy hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận." và khoản 1, khoản 3 Điều 41 Luật Kế toán: "Công việc kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại. Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:

    1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại và thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;"

    Thứ hai, về mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn:

    Tại Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán có quy định:

    "Điều 12. Vi phạm quy định về bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a] Đưa tài liệu kế toán vào lưu trữ chậm quá 12 tháng so với thời hạn quy định;

    b] Lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định;

    c] Bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, để hư hỏng, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ".

    Tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có quy định:

    Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập [liên giao cho người mua] để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách.

    2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống.

    Do hóa đơn là loại chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật kế toán. Vì vậy, làm mất liên giao cho người mua đã lập thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thống nhất với mức phạt đối với hành vi làm mất chứng từ tài liệu kế toán trong thời hạn lưu giữ theo quy định.

    Vì thế, tổ chức, cá nhân được giao quản lý, sử dụng biên lai nếu làm mấthóa đơn thì tùy theo hành vi, mức độ sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lưu trữ tài liệu kế toán không đầy đủ theo quy định hoặc bảo quản tài liệu kế toán không an toàn, mất mát tài liệu trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004của Chính phủ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Chủ Đề