Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Ngộ độc phân bón, ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật (thuốc sâu, trị bệnh, trị nấm) là vấn đề hay gặp phải đối với các nhà vườn, đây là vấn đề đáng quan tâm lo ngại vì nhiều bà con chưa tìm ra giải pháp tối ưu, chưa tìm được loại sản phẩm và nồng độ thích hợp.  

Vậy cách để giải độc do lạm dụng nồng độ thuốc bảo vệ thực vật là gì? Cây bị ngộ độc đảm phải làm sao? Cách cứu cây khi bị ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc cỏ? Cách giúp hồi sinh cây trồng?… Và còn nhiều câu hỏi hơn nữa đối với các nhà vườn. Bài viết sau đây sẽ giúp bà con giải đáp được vấn đề nan giải trên.

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Phương ấn giải độc cho cây trồng, điều nhiều nhà vườn đang cần hướng đến

1. Nguyên tắc chung khi xử lý cho cho cây trồng khi bị ngộ độc

- Khi cây trồng bị ngộ độc dinh dưỡng hoặc bị ảnh hưởng bởi sử dụng các loại thuốc cỏ, thuốc trừ nấm, bệnh một cách quá liều thì nên có những phương án xử lý càng sớm, càng tốt.

- Khi phát hiện cây bị ngộ độc dinh dưỡng việc đầu tiên cần làm là ngưng ngay việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng (đặc biệt đối với đạm), tiến hàng tưới, phun nước để pha loãng lượng chất độc. Đối với ruộng nước thì cần tháo nước, cho nước mới vào, làm cỏ sục bùn và tiếp tục tháo nước, cho nước mới vào).

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Xem thêm> Cytokinin DA6 98% (Tăng cường sức khỏe cây trồng)

- Trong trường hợp cây bị ngộ độc vi lượng có thể sử dụng vôi và lân. Lúc này sẽ giúp tăng pH, giảm được ảnh hưởng của vi lượng.

- Đối với trường hợp cây bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật sẽ có mức độ nguy hiểm hơn nên cần sử dụng những sản phẩm chuyên dùng có tác dụng trong giải độc và sớm hồi sinh cho cây trồng.

2. Sử dụng các loại sản phẩm gì để hỗ trợ giải độc cho cây trồng? giúp cây hồi sinh, tăng sức khỏe cây trồng nhanh?

Phương án thứ nhất: Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ để tưới gốc hoặc phun cho cây trồng. Các loại sử dụng đạt hiệu quả cao như: Dịch rong biển, Amino Acid (đạm cá), Kali Humate,… các dòng sản phẩm này có tác dụng đẩy nhanh quá trình trao đổi chất giúp quá trình đào thải các loại chất độc diễn ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phương án thứ hai: Sử dụng các sản phẩm có tác dụng giải độc, tăng cường sức khỏe cho cây trồng như: Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc), Vitaminin B1, Brassinolide, Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6) ,… sử dụng các loại này giúp cây trồng nhanh chóng giải được hàm lượng các chất độc còn chứa trong cây, giúp cây hồi sinh và giúp trạng thái bình thường.

Phương án thứ ba: Sử dụng kết hợp sản phẩm hữu cơ kết hợp với các sản phẩm tăng sức khỏe, giải độc cho cây trồng. Có thể sử dụng kết hợp giữa dịch rong biển và Compound Nitrophenlate (Atonik đậm đặc) hoặc các sản phẩm của Kali Humate như: Kali Humate Crystal, kết hợp với Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6)

Với những nồng độ khuyến cáo như sau:

- Nồng độ khuyến cáo sử dụng dịch rong biển là pha loãng 1000 - 1200 lần, tương đương 10g/12 lít nước.

- Nồng độ khuyến cáo sử dụng Kali Humate Crystral là pha loãng 250-500g/1000L nước.

- Nồng độ thích hợp sử dụng Compound Nitrophenolate 98% (Atonik đậm đặc) là 6 - 10ppm, tương đương 6 - 10mg/L.

- Nồng độ thích hợp pha chế và sử dụng Auxin Diethyl Amimoethyl Hexanote (Cytokinin DA6 98%) là 5 - 20ppm, tương đương 5 - 20mg/L.

- Nồng độ phù hợp phun Vitamin B1 (Thiamin 99%) là 2 - 3 ppm, tương đương mg/L.

- Tưới hoặc phun đều lên 2 mặt lá và thân cây, phun định kỳ 7 - 10 ngày một lần.

Tùy vào từng mức độ ngộ độc của cây mà sử dụng với các nồng độ thích hợp để đạt được kết quả cao nhất.

Thống kê sơ bộ từ tháng 9/2004 đến đầu năm 2013 của Khoa Bệnh nhiệt đới, BV Chợ Rẫy, TP.HCM đã có 1.552 ca nhập viện do ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat. Theo các nhà chuyên môn, chỉ cần uống một lượng nhỏ chất này thì nguy cơ tử vong rất cao vì đến nay, khoa học chưa nghiên cứu ra thuốc kháng độc, điều trị ngộ độc paraquat. Vậy việc phát hiện, sơ cứu đúng, kịp thời là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Ngộ độc thuốc diệt cỏ có nguy hiểm?

Paraquat là loại hóa chất cực độc có trong thuốc diệt cỏ đã bị cấm ở châu Âu nhưng ở nước ta vẫn được sử dụng rộng rãi. Hiện trên thị trường có các tên khác như: glamoxone, cyclone, surefire, prelude...

Paraquat thẩm qua tiểu tràng rất nhanh. Nồng độ huyết tương lên đến đỉnh cao sau 2 giờ, 5-10% được hấp thụ qua ruột, còn lại được thải trừ qua phân. Do vậy, chỉ cần uống quá 40mg paraquat/kg (khoảng một thìa canh 15ml) dung dịch paraquat 20% thường gây tử vong trong 1-5 ngày do suy đa phủ tạng hoặc do bỏng niêm mạc tiêu hóa. Bỏng thực quản có thể gây thủng dẫn đến viêm trung thất. Uống từ 30-40mg paraquat/kg sẽ gây tử vong trong vòng 5 ngày đến nhiều tuần do viêm loét ống tiêu hóa và hoại tử vỏ thận, cuối cùng là xơ phổi.

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

 Phun thuốc diệt cỏ mà không trang bị đầy đủ bảo hộ lao động có thể gây ngộ độc cho bản thân.

Dấu hiệu nhận biết

Khi ngộ độc, bệnh nhân có biểu hiện tại chỗ là kích thích và viêm da, màng tiếp hợp, kết mạc, long móng. Triệu chứng toàn thân (hội chứng suy đa tạng) gồm: Tiêu hóa: Nôn sớm, đau rát, loét niêm mạc miệng, họng, thực quản, thượng vị. Có thể thủng thực quản, dạ dày hoặc tá tràng; Hô hấp: có thể suy hô hấp sớm nếu nặng (tổn thương phổi, xuất huyết phổi) hoặc có biến chứng tràn khí màng phổi, trung thất. Thường xơ phổi tiến triển dần, khó thở, SPO2 giảm, PaO2 giảm dần xuất hiện sau vài ngày tới vài tuần và dẫn tới tử vong; Tiết niệu: hoại tử ống thận cấp, suy thận có thể xuất hiện từ ngày thứ 2 trở đi; Viêm gan: từ ngày thứ 2 trở đi, có thể suy gan.

Theo một nghiên cứu cho thấy, số bệnh nhân bị ngộ độc paraquat thì mức độ tổn thương là: loét miệng qua đường uống (100%); suy hô hấp (trên 80%); suy gan (trên 60%); suy thận (trên 50%); tràn khí trung thất, dưới da, màng phổi (7%); truỵ mạch (4,5%), thủng thực quản (4,5%). Với tính độc cho người rất cao nhưng cho đến nay vẫn chưa có chất giải độc, chỉ có một biện pháp duy nhất là thải trừ độc càng sớm càng tốt (nếu tới sau 6 giờ, súc rửa dạ dày và cho uống chất hấp phụ không còn hiệu quả).

Xử trí như thế nào?

“Giờ vàng” cho cấp cứu ngộ độc

Thời gian “giờ vàng” chỉ là 2 giờ đầu sau khi uống phải thì bệnh nhân có cơ hội được cứu sống. Tuy nhiên, ở nước ta, ngộ độc paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống, thậm chí nhiều bệnh nhân đến viện cấp cứu rất muộn. Theo nghiên cứu, paraquat có nồng độ cao nhất ở phổi trong 7 giờ đầu, nếu không có suy thận và 15-20 giờ nếu có suy thận.

Các nguyên tắc ưu tiên ban đầu khi xử trí bệnh nhân ngộ độc cấp nói chung, ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat nói riêng là đảm bảo thông thoáng đường thở, sau đó là các biện pháp hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Tại nơi phát hiện ngộ độc:

Gây nôn: làm càng nhanh càng tốt, trong vòng 1 giờ đầu uống nước và gây nôn bằng cách cho bệnh nhân uống 200ml nước (100ml nước muối sinh lý với trẻ em), tiếp theo dùng một que dài một đầu quấn bông hoặc vải, bảo bệnh nhân há miệng, ngoáy que bông vào góc hàm kích thích nôn. Khi nôn, để bệnh nhân đầu thấp tránh sặc vào phổi. Nếu có thể, nên cho uống siro ipeca 30ml (người lớn); 10-15ml ở trẻ em, sau 15 phút sẽ gây nôn.

Nếu bệnh nhân tiếp xúc qua mắt, da..., cần rửa da, rửa mắt liên tục với nhiều nước trong 15 phút, sau đó đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Nếu nhà quá xa cơ sở y tế, sau khi bệnh nhân nôn, có thể cho bệnh nhân uống một trong các thuốc sau làm giảm hấp phụ chất độc vào cơ thể:

Uống đất sét (nếu không có thì dùng đất thường): hấp phụ rất tốt paraquat, pha nước uống ngay; Than hoạt tính: 1g/kg/lần hoặc fuller’s earth: 1 - 2g/kg/lần, pha nước cho bệnh nhân uống rồi khẩn trương đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Lời khuyên của thầy thuốc?

Để tránh tình trạng ngộ độc do uống nhầm hóa chất, cần chứa hóa chất trong các vật chứa an toàn, không chứa trong chai nước suối, trà xanh. Để hóa chất tránh xa tầm tay trẻ em. Quan tâm đến trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, tạo thói quen sống lành mạnh và tinh thần thoải mái cho trẻ, tránh tình trạng bi quan dẫn đến tự tử.            

   BS. Lê Thái


Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng
Bông vải

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Chụp ảnh

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Xem chẩn đoán

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng

Lấy thuốc

Xử lý khi phun nhầm thuốc diệt cỏ lên cây trồng
Tải về ngay

Các triệu chứng thiệt hại thay đổi tùy theo loại thuốc diệt cỏ đã sử dụng, thời điểm sử dụng và liều lượng sử dụng. Nhìn chung, lá xuất hiện những vết tổn thương sũng nước rồi khô dần. Mô cháy sém hoặc hạt không nẩy mầm là biểu hiện đặc trưng khi sử dụng các loại thuốc diệt cỏ trước khi cỏ nẩy mầm. Đối với các loại thuốc diệt cỏ sử dụng sau khi cỏ nẩy mầm, cây có biểu hiện cháy sém từng mảng lốm đốm, dễ nhầm lẫn với vết tổn thương do loại thuốc diệt cỏ cực độc gây ra, nhưng lại không có biểu hiện chuyển sang màu đồng thiếc.

Những triệu chứng thiệt hại nêu trên xuất phát từ các loại thuốc diệt cỏ có chứa các hoạt chất ức chế PPO, trong số đó có các sản phẩm như Flumioxazin, Fomesafen, Lactofen, Carfentrazone, Acifluorfen... thuộc nhóm diphenylethers. Bên cạnh những tác động khác, các sản phẩm này phá vỡ màng tế bào bằng cách ngăn chận quá trình sản xuất diệp lục tố ở thực vật. Các triệu chứng thiệt hại ở lá xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi nhiễm thuốc, tùy thuộc vào các điều kiện ánh sáng và thời tiết. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của các triệu chứng thiệt hại do nhiễm thuốc diệt cỏ. Các triệu chứng ấy có biểu hiện phát triển rõ ràng nhất vào những ngày sáng ấm.

Nhận thông tin về thuốc trừ sâu hữu ích

Không có biện pháp xử lý sinh học nào dành cho tình trạng thiệt hại do thuốc diệt cỏ gây ra. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các thông lệ canh tác tốt là yếu tố then chốt để tránh thiệt hại xảy ra ngay từ đầu. Trong trường hợp sử dụng thuốc diệt cỏ quá liều lượng, nên dội rửa cây một cách kỹ lưỡng.

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Trước khi lên kế hoạch phun thuốc diệt cỏ, hãy đảm bảo xác định rõ loại cỏ dại cần được xử lý (cơ bản là xác định loại cỏ lá rộng hay loại cỏ lá hẹp), cũng như chắc chắn rằng không còn biện pháp nào thích hợp hơn để xử lý cỏ dại. Nên đọc kỹ nhãn dán sản phẩm và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng sử dụng được ghi nhận.

Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo xác định rõ loại cỏ dại cần được xử lý (cơ bản là xác định loại cỏ lá rộng hay loại cỏ lá hẹp).
  • Cẩn thận chọn loại thuốc diệt cỏ phù hợp với mục đích sử dụng hơn cả.
  • Đọc kỹ nhãn dán sản phẩm và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng sử dụng được ghi nhận.
  • Luôn vệ sinh sạch sẽ bình phun sau khi sử dụng để tránh nhiễm với loại thuốc diệt cỏ khác.
  • Không nên phun thuốc diệt cỏ khi trời gió để tránh nhiễm thuốc sang những cánh đồng bên cạnh.
  • Sử dụng các loài vòi phun giảm độ lệch để phun thuốc tập trung vào cỏ dại.
  • Sử dụng thử nghiệm thuốc diệt cỏ trên các bãi cỏ hay đồng cỏ để quan sát kết quả trước khi sử dụng trên đồng ruộng.
  • Theo dõi dự báo thời tiết cẩn thận và tránh phun thuốc trong điều kiện thời tiết nắng ấm.
  • Lập và duy trì sổ nhật ký phun thuốc, ghi nhận rõ các ngày phun thuốc, loại sản phẩm, địa điểm phun và các điều kiện thời tiết khi phun thuốc.