Ý nghĩa tượng trưng của truyện sơn tinh thủy tinh

Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật chính là ai? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó.

Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật trong truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” là gì?

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Soạn cách 1

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm:  Việc Thủy Tinh cho nước đang lên làm ngập nhà cửa. đồng ruộng, làng mạc, gây biết bao hậu quả cho đời sống nhân dân, dịch bệnh hoành hành, mất mùa,… chính là hiện tượng lũ lụt của xảy ra hằng năm ở nước ta, đặc biệt ở vùng đồng bằng và duyên hải. Để phòng chống, đối phó với thiên tai này, nhân dân phải đắp đê xây đập, xây dựng nhà cửa kiên cố, thu hoạch mùa màng trước khi lũ đến

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt. Bởi bão lũ, thiên tai khi đến mang theo bao hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn không chỉ cho nhân dân mà còn kinh tế nhà nước nên cần sức mạnh của toàn dân và Chính phủ cùng hợp sức. Như việc: dự báo trước về thời tiết để đưa ra biện pháp phòng chống hiệu quả, làm giảm những thiên hải gây ra, đồng thời kết hợp với việc bảo vệ môi trường để tránh những biến đổi khí hậu,…

- Truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kỳ.

Soạn cách 2

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai.

Soạn cách 3

Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh , Thủy Tinh” :

     + Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.

     + Thể hiện sức mạnh, mong ước của người Việt cổ chế ngự thiên tai, bão lũ, mong muốn một cuộc sống bình yên, thái bình.

     + Suy tôn công lao dựng nước của các vua Hùng.

  • Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật:
    • Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng chosức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
    • Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6
  • Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn 6
  • Bài tập Ngữ văn lớp 6 - Sơn Tinh, Thủy Tinh

Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh trong chương trình Ngữ văn lớp 6 giúp các em hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh, những yếu tố kỳ ảo của câu chuyện giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Văn mẫu lớp 6: Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng

Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy tinh

Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính, đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi nhân vật chính đó được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh Lớp 6

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêu Sơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưa nhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Ngữ văn 6

Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh là một tác phẩm để đời mang đến cho độc giả luôn vẹn nguyên ý nghĩa dù nó đã trải qua bao đời, bao thế hệ. Truyền thuyết được kể xoay quanh về hai chàng trai nhân vật chính, thứ nhất là thần núi với tên gọi Sơn Tinh, thứ hai là Thủy Tinh có sứ mệnh được gọi là thần nước. Thông qua việc xây dựng hình tượng hai nhân vật tràn đầy sinh lực, tì trí đại diện cho hai khu vực, một bên là núi rừng trù phú, trên cao còn một bên là biển bạc sâu lắng ở phía dưới. Nét độc đáo của chuyện được tạo nên từ một tình huống truyện rất tinh tế, độc đáo có nút thắt mở đẩy người xem đi từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Hai chàng trai đối nghịch nhau được đặt vào một tình huống là đi hỏi vợ khá đời thường mà cũng rất thú vị, độc đáo. Tất cả những rắc rối, mâu thuẫn, tình tiết đặc sắc cũng từ đó mà bắt đầu khi Sơn Tinh và Thủy Tinh đến hỏi vợ.

Người vợ mà Sơn Tinh, Thủy Tinh phải tranh nhau đến hỏi cưới chính là cô công chúa tuyệt vời từ dung nhan cho đến phẩm chất tên là Mỵ Nương con gái của Vua Hùng thứ mười tám. Mỵ Nương vốn may mắn được ban cho một nhan sắc nghiên nước nghiên thành, làn da trắng ngần, dáng người cao khiến hai chàng mê đắm quyết tranh dành cho bằng được. Cuộc tranh đua này vô cùng công bằng khi hai chàng trai có sức mạnh, lợi thế ngang tài ngang sức nhau, tài giỏi chẳng thua kém nhau mà kết quả chỉ có ở một người. Do đó mà người được rước Mỵ Nương không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh, tài giỏi mà còn ở sự nhạy bén, nhanh nhẹn thế là Sơn Tinh tới trước và được cưới Mỵ Nương làm vợ. Chính vì mang sính lễ đến chậm một bước mà Thủy Tinh đã để lỡ mất người vợ mong ước của mình. Từ đây cuộc chiến bắt đầu, đó chính là cuộc chiến của toàn thể nhân dân Việt Nam đối mặt trước thiên tai, sự thay đổi thời tiết thất thường chứ không chỉ riêng cá nhân hai chàng trai.

Truyền thuyết được xem là một thể loại văn học dân gian, qua đó tác giả không chỉ thổi vào nó những khát vọng, mong ước về lẽ sống, luân thường đạo lí công bằng, những điều tốt đẹp, lí tưởng, đó có thể là những tín ngưỡng, những vị anh hùng dân tộc sức mạnh phi thường ra tay gìn giữ đất nước hay đó có thể là nét đẹp văn hóa của anh hùng. Tuy nhiên ở truyền thuyết, những câu chuyện, các giải thích, lí giải về thiên nhiên, những điều của cuộc sống đời thường được tác giả gửi gắm một cách trọn vẹn, sâu sắc. Và truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh chính là một điển hình, một câu chuyện có xen lẫn những tình tiết hư cấu nhưng luôn mang lại những điều rất tự nhiên, triết lí sâu sắc, gần gũi với cuộc sống con người. Đi sâu vào thì chúng ta sẽ thấy hiện tượng thiên nhiên, cụ thể là lũ lụt, hạn hán khá được con người quan tâm mà tác giả mang đến cho người đọc. Bên cạnh đó người dân luôn ước muốn, khát vọng mạnh mẽ về một cuộc sống không thiên tai, thời tiết thuận hòa luôn dâng trào.

Thứ hai, bên cạnh những hiện tượng thiên nhiên thì truyện còn nói về nét đặc trưng, phong tục tập quán, nền văn hóa của dân tộc ta vào những năm tháng của thời các vua Hùng. Điển hình là tục lệ thách cưới. Câu chuyện trở nên cuốn hút, mới mẻ mà đầy những bất ngờ chính là việc tác giả đan cài vào trong từng tình huống, nội dung là rất nhiều chi tiết kì lạ, thần bí. Qua đó ta có thể thấy được nét văn hóa, phong tục truyền thống chinh phục thiên nhiên, làm mọi thứ để đạt được mong muốn của người Việt được khéo léo, đan dệt qua từng thước truyện, lời văn rất tài tình, tinh tế.

Hai hình ảnh được xây dựng là Sơn Tinh và Thủy Tinh được xem là một hình tượng hư cấu được xây dựng rất thành công, điểm đặc sắc nghệ thuật có tính tượng trưng và khái quát cao. Câu chuyện luôn chứa đựng những điều tốt đẹp, hào hùng mà tác giả muốn nói đến chính là thiên nhiên, con người. Cụ thể là nguồn căn xuất hiện bão lũ, thiên tai hằng năm ở Đồng Bằng Bắc Bộ được lí giải kéo theo đó chính là khát khao mãnh liệt của con người chiến thắng được thiên nhiên. Bên cạnh đó là hình tượng thiêng liêng của vua Hùng, những người có công lao dựng nước luôn được đề cao, biết ơn.

Bài tập Ngữ văn lớp 6 - Sơn Tinh, Thủy Tinh

  • Mở bài Sơn Tinh, Thủy Tinh lớp 6
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 1
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 2
  • Phiếu bài tập tự luyện Sơn Tinh, Thủy Tinh - Số 3
  • Phát biểu cảm nghĩ của em về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh
  • Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em
  • Lập dàn ý: Kể lại chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh
  • Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
  • Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Soạn Văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Tưởng tượng về cuộc đọ sức của Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện hiện đại ngày nay
  • Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời của vua Hùng
  • Soạn bài lớp 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh