Ý nghĩa văn hóa-xã hội của vị trí địa lý

Vị trí địa lý, đặc điểm địa lý tự nhiên lãnh thổ cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công cuộc bảo vệ độc lập, phát triển kinh tế, văn hóa của tỉnh, nước ta và khu vực.

* Là tiền đồn bảo vệ biên cương, rồi kinh đô của Việt nam

Kể từ khi được sát nhập vào lãnh thổ nước ta với tư cách là món quà sính lễ của vua Chế Mân cưới công chúa Huyền Trân năm 1306, trải qua nhiều triều đại, Thừa Thiên Huế là “phên dậu”, là vùng biên viễn xung yếu của Tổ quốc.

Đến năm 1626, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chọn vùng đất “địa lợi, nhân hòa” Thuận Hóa xưa để thiên dinh từ Đông Ái Tử [Quảng Trị] về lập dinh ở làng Phước Yên [Quảng Điền, Thừa Thiên Huế] và gây dựng cơ đồ lâu dài cho vua chúa nhà Nguyễn, lãnh thổ Thừa Thiên Huế ngày nay có bước ngoặt trong phát triển. Sau nhiều lần thiên dinh đến các địa điểm khác nhau trong tỉnh, năm 1738 chúa Nguyễn Phúc Khoát lại dời dinh về thủ phủ Phú Xuân. Việc chọn Phú Xuân làm thủ phủ lâu dài càng tạo điều kiện thuận lợi cho Huế phát triển thành đô thành và là trung tâm chính trị - quân sự - kinh tế của xứ Đàng Trong. Năm 1786 Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm kinh đô của vương triều Tây Sơn, sau đó vua Gia Long và các vua Nguyễn về sau không những chọn Huế làm kinh đô lâu dài [gần 150 năm], mà còn đầu tư mở rộng, xây dựng kinh thành nguy nga, đồ sộ.

* Là tỉnh kết nối, chuyển tiếp quan trọng trong chiến lược phát triển khu vực kinh tế trọng điểm niềm Trung, là trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn của cả nước.

Nằm ở vị trí trung độ trục giao lưu Bắc - Nam và trên hành làng kinh tế xuyên Á [Đông - Tây], Thừa Thiên Huế có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu, liên kết kinh tế với nhiều tỉnh, thành phố trong nước và thế giới với hệ thống giao thông khá phát triển cả đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.

Nằm trên “con đường di sản miền Trung” Thừa Thiên Huế vừa là nơi giàu thắng cảnh, vừa là địa bàn đa văn hóa, quy tụ nhiều di tích lịch sử, di tích văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo và bảo tồn không ít giá trị văn hóa phi vật thể khác nhau. Huế là thành phố đã hai lần được UNESCO công nhận là thành phố có di sản văn hóa thế giới [văn hóa vật thể và phi vật thể].

Mặt khác, Thừa Thiên Huế là vùng đất có truyền thống hiếu học, là nơi quy tụ và đào tạo nhân tài. Ngày nay, Huế đã trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học lớn của miền Trung và cả nước.

Địa lý là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến văn hoá của mỗi quốc gia. địa lí thường bao gồm các yếu tố như địa hình, khí hậu, đặc điểm địa lý và tài nguyên thiên nhiên. Tất cả những yếu tố này đều tác động đến văn hoá dân tộc theo cách khác nhau.

Vị trí địa lý vẫn luôn định hình đời sống của con người, từ các cuộc chiến tranh, cán cân quyền lực đến sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội. Nhưng vai trò của nó thường bị bỏ qua trong các kiến giải về lịch sử. Nhận thấy tầm quan trọng của yếu tố địa lý, Tim Marshall đã bắt đầu quan tâm đến chủ đề này từ những năm 1990, khi ông tham gia tường thuật các cuộc chiến ở Balkan.

Cuốn sách Những tù nhân của địa lý của ông được xuất bản lần đầu vào năm 2016, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo độc giả và lọt vào danh sách bán chạy của The New York Times. Sau đó, ông lần lượt ra mắt độc giả các cuốn sách khác về cùng chủ đề, đều nằm trong danh sách bán chạy của The New York Times và được dịch ra nhiều ngôn ngữ, và cũng đã được Nhã Nam xuất bản với phiên bản tiếng Việt: Chia rẽ [2021], Quyền lực của địa lý [2022].

Trong đó, cuốn Những tù nhân của địa lý bàn về tầm quan trọng của các yếu tố địa lý như núi non, sông ngòi, biển cả, khí hậu, nhân khẩu, các vùng văn hóa và nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như khả năng tiếp cận chúng trong việc định hình nền văn minh và sự phát triển của đời sống con người.

Tác giả cũng đưa ra nhiều dẫn chứng cho thấy vai trò then chốt của các yếu tố địa lý trong bối cảnh chính trị hiện đại. Nhân loại đang trên đường hiện thực hóa giấc mơ vươn vào không gian, nhưng Tim Marshall vẫn xác quyết rằng: “Các nhân tố địa lý vốn đã góp phần xác định lịch sử đa phần sẽ tiếp tục xác định tương lai của chúng ta”.

Cuốn sách Chia rẽ lý giải thực tại là chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường. Trong thế kỷ 21, hàng nghìn dặm tường và hàng rào đã được dựng lên dọc theo đường biên giới của ít nhất 65 quốc gia; thậm chí trong vài năm qua, chỉ riêng ở châu Âu người ta đã dựng lên số bức tường, hàng rào và rào chắn còn nhiều hơn thời đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh.

Khi kỷ nguyên toàn cầu hóa bắt đầu, chúng ta những tưởng nó sẽ đưa con người lại gần nhau hơn; thương mại quốc tế gia tăng khiến chúng ta có thể ngồi nhà mà vẫn mua được những món đồ ở bên kia thế giới. Tuy nhiên, ý niệm về “thế giới phẳng” không đồng nghĩa với sự đoàn kết của con người mà lại khiến chúng ta ngày càng bám chặt vào nhóm của mình. Con người cảm thấy bất an hơn trước những mối đe dọa tăng thêm từ chủ nghĩa khủng bố, khoảng cách ngày càng lớn thêm giữa người giàu và kẻ nghèo, người tị nạn và nhập cư...

Theo tác giả Tim Marshall, “thời đại mới của sự chia rẽ mà chúng ta đang sống được phản ánh qua và trầm trọng hơn bởi những tiến bộ của thế giới số”, “tất cả rốt cuộc là ý niệm ‘chúng ta và bọn họ’” và “những bức tường mà chúng ta xây lên trong tâm trí”.

Cuốn sách Quyền lực của địa lý tiếp tục bàn về địa chính trị qua khảo sát mười khu vực địa lý đang gia tăng ảnh hưởng đến nền chính trị toàn cầu, hay chính là mười tấm bản đồ hé lộ tương lai của thế giới.

Không phải là các cường quốc hay các vùng đất lớn, nhưng các quốc gia/vùng đất này có vai trò lớn trong khu vực và sẽ gây ảnh hưởng đến nền chính trị toàn cầu, như nước Úc – từ một nơi xa xôi biệt lập đang nổi lên và đứng ở vũ đài trung tâm, hay Hy Lạp – vốn là cái nôi của ngành địa chính trị – đế chế khi xưa nay nằm ở đầu ngọn sóng của cuộc khủng hoảng di cư châu Âu và sẽ trở thành điểm trung chuyển quan trọng của hệ thống đường ống dẫn khí đốt bắt nguồn từ đông Địa Trung Hải, hoặc Ethiopia với nguồn nước ngọt dồi dào – còn được coi là “vựa nước của châu Phi” mà dựa vào đó nó có thể thay đổi vận mệnh của chính mình và toàn khu vực...

Đặc biệt, tác giả còn chỉ ra cuộc đua kỳ thú nhất thời đại trong khi tranh giành quyền lực địa chính trị của con người, đó là cuộc đua vào không gian, ai sẽ sở hữu chúng?

* trong khuôn khổ giới thiệu ba tác phẩm của Tim Marshall, Nhã Nam tổ chức talkshow với chủ đề: “Vị trí địa lý quan trọng với các quốc gia thế nào”. Khách mời tham gia sự kiện, gồm: GS-TSKH Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính. Ông là nhà khoa học có nhiều đóng góp cho ngành quản lý đất đai Việt Nam, là người đặt nền móng cho việc xây dựng Luật Đất đai năm 2003, mang lại nhiều điểm mới cho công tác quản lý đất đai; Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chiến lược Trung Quốc, người sáng lập Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách. Anh cũng là khách mời quen thuộc trên VTV về các vấn đề kinh tế; BTV Đặng Ly, Trưởng phòng sách kinh tế Nhã Nam. Chị là biên tập viên ba cuốn sách của Tim Marshall: Những tù nhân của địa lý, Chia rẽ và Quyền lực của địa lý.

Sự kiện sẽ diễn ra từ 9h30 sáng 18.3.2023 [thứ bảy], tại LeCafe [tầng 2], ngõ 2 Nguyên Hồng, Hà Nội.

Tim Marshall là ký giả người Anh có hơn 25 năm kinh nghiệm về tin tức đối ngoại. Ngoài vai trò ký giả và biên tập viên, Marshall còn là nhà bình luận khách mời về các sự kiện thế giới cho BBC, Sky News.

Ông là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy, trong đó nổi tiếng nhất là Những tù nhân của địa lý, được xếp vào danh sách bán chạy của The New York Times và xuất bản ở nhiều quốc gia trên thế giới; các tác phẩm khác của ông cũng được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận, và đã được Nhã Nam xuất bản gồm: Chia rẽ, Quyền lực của địa lý.

Chủ Đề