Yêu cầu thuộc về lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người giáo viên tiểu học

Mục lục bài viết

  • 1. Những phẩm chất chính trị của Công an nhân dân
  • 2. Tiêu chuẩn đạo đức của lực lượng Công an nhân dân
  • 3. Tiêu chuẩn về lối sống của Công an nhân dân

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh dù bận trăm công nghìn việc nhưng vẫn luôn quan tâm tới việc chăm lo, xây dựng và rèn luyện, phát triểnlực lượng Công an nhân dân. Chắc hẳn không mộtchiến sỹ nào có thể quênlời dạy của Bác Hồ kính yêu gửi tới lực lượng Công an nhân dân nhân dịp đầu xuân Mậu tý năm 1948. Lời Bác dạy tuy ngắn gọn nhưng lại bao hàm đượctoàn bộ những phẩm chất, đạo đức, tác phong, lối sống mà mỗi người chiến sỹ Công an nhân dân phải rèn luyện học tập và làm theo. Nội dung lời dạy của Bác như sau:

Thứ nhất, đối với bản thân mình - phải cần, kiệm, liêm, chính.

Thứ hai, đối với đồng sự - phải thân ái, giúp đỡ.

Thứ ba, đối với Chính phủ - phải tuyệt đối trung thành.

Thứ tư, đối với nhân dân - phải kính trọng, lễ phép.

Thứ năm, đối với công việc - phải tận tuỵ.

Thứ sáu, đối với kẻ địch - phải kiên quyết, khôn khéo.

Lời Bác dạy bao giờ cũng vậy, tuy ngắn gọn, xúc tích nhưng lại chứa đựng biết bao tâm tư, tình cảm, gửi gắm bao hi vọng đối với từng chiến sỹ Công an nói riêng và toàn bộ lực lượng Công an nhân dân nói chung về mục tiêu rèn luyện, phát triển lực lượng Công an nhân dân trở thành lực lượng nòng cốt vững mạnh, toàn diện về mọi mặt xứng đáng với kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và niềm tin yêu của quần chúng nhân dân.

Qua từng thời kỳ, để phù hợp với những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống đối với các chiến sỹ Công an nhân dân có thể được sửa đổi, bổ sung nhưng xuyên suốt, cốt lõi vẫn là các tiêu chuẩn theo lời dạy của Bác. Cụ thể:

1. Những phẩm chất chính trị của Công an nhân dân

Phẩm chất chính trị là những đặc điểm về nhận thức, quan điểm, lập trường, tư tưởng riêng có của từng chiến sỹ Công an nhân dân trong việc lĩnh hội các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Lấy xuất phát điểm từ lời dạy cốt lõi của chủ tịch Hồ Chí Minh, các tiêu chuẩn vềphẩm chất chính trị của lực lượng Công an nhân dân phải có như sau:

- Cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân phải có niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu - hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

- Với phương châm hoạt động là "tích cực bảo vệ mình, chủ động tấn công địch, các chién sỹ, cá bộ Công an nhân dân phải luôn luônnâng cao tinh thành cảnh giác, nhạy bén trước những âm mưu, thế lực xúi giục,chống phá nhà nước với các thủ đoạn tinh vi phi vũ trang có tên gọi là "diễn biến hoà bình" như chiến tranh tâm lý,chiến tranh gián điệp, chiến tranh trên lĩnh vực kinh tế, bạo loạn, lật đổ,... nhằm phá hoại tư tưởng, nền tảng văn hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng bao lâu nay.

2. Tiêu chuẩn đạo đức của lực lượng Công an nhân dân

Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt, Đạo - nghĩa là con đường. Đức - làsự tốt đẹp. Đạo đức nghĩa đen chúng ta hiểu nômlà "Con đường tốt đẹp". Nghĩa bóng thìđạo đức được hiểu là những nét đẹp trong hành động và suy nghĩ của mỗi người phù hợp với các giá trị chuẩn mực được xã hội công nhận. Một con người có đạo đức thường do rèn luyện, tu dưỡng và học tập mà thành. Tiêu chuẩn về đạo đức là một trong các tiêu chuẩn quan trọng để lựa chọn nhữngcông dân Việt Nam ưu tú đứng vào hàng ngũ Công an nhân dân.

Tiêu chuẩn đạo đức của Công an nhân dân, dựa trên lời dạy của Bác, có thể tóm tắt như sau:

- Mỗi chiến sỹ Công an nhân dân phải biết sống và làm việc có trách nhiệm.

Trước tiên là trách nhiệm đối với bản thân - thông qua việc học tập rèn luyện, tự tạo cho bản thân phong cách sống tốt đời - đẹp đạo. Thường xuyên học tập và làm theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vũ đại. Nghiêm khắc trong công tác phê bình và tự phê bình để biểu dương, học tập những cái tốt và bài trừ những cái xấu, làm trong sạch, vững mạnh lực lượng Công an nhân dân.

Tiếp đó là có trách nhiệm đối trong công việc - luôn nêu cao tinh thần tự giác, chủ động hoàn thành tốt  các công viêcvà nhiệm vụ được giao. Không được né tránh hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Phải có tinh thần cầu thị, ham học hỏi, biết lắng nghe góp ý, tiếp thu và học hỏi các ý kiến, tấm gương tốt.

- Trong quan hệ với đồng đội, các cán bộ, chiến sỹ Công an phải biết đoàn kết, đồng cảmyêu thương, có tinh thần đồng đội, luôn giúp đỡ, tương trợlẫn nhau trong công việc. Không được đố kỵ, ích kỷ cá nhân, lợi dụngkết bè kéo cánh, nịnh bợ đểtư lợi.Không được dùng lời nói, dư luận, trả thù cá nhânhoặc có hành động nhằm hạ bệuy tín của đồng chí, đồng đội, của tập thế.

- Trong quan hệ với người dân và các tổ chức khác: Phải có thái độ lịch sự, hành vi văn minh, đúng mực. Giải quyết công việc hợp tình, đúng quy định pháp luật.

3. Tiêu chuẩn về lối sống của Công an nhân dân

Trên thực tế đạo đức hay đi kèm với lối sống. Tiêu chuẩn đạo đức tốt thông thường đi kèm với lối sống lành mạnh, trọng sạch. Theo lời dạy của Bác, lực lượng Công an nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn về lối sống như sau:

Thứ nhất, bản thân mỗi chiến sỹ công an nhân dân phải biết sốngcần - kiệm - liêm - chính.

Cần ở đây có nhiều cách hiểu. Cần có thể hiểu là cần mẫn, cần cù, siêng năng, chịu khó trong lao động, học tập. Cần cũng có thể hiểu là ở đâu có nhiệm vụ cần tới thì khó khăn đến mấy cũng làm. Đối với lực lượng Công an nhân dân, chữ "Cần" ở đây có lẽ đúng với cả hai nét nghĩa: Vừa cần cù, siêng năng trong học tập, công tác, vừa sẵn sàng xung phong đương đầu với các nhiệm vụ được giao, dù khó khăn không nản, chông gai không dừng, tận tuỵ với công việc, nhiệm vụ được giao.

Kiệm - Tiết kiệm. Điều này nghĩa là cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân, phải biết sống tiết kiệm: Tiết kiệm thời gian của nhân dân, đất nước, tiết kiệm tiền bạc. Tức là, trong giải quyết công việc, nhiệm vụ nếu khả năng giải quyết công việc được nhanh chóng thì chủ động hoàn hànhtránh lề mề, sách nhiễu gây tốn thời gian của nhân dân, tốn thời gian của bản thân mà không đạt được mục đích công việc.Trong đời sốngkhông mua sắm, tiêu sài vào những thứ không cần thiết, kiên quyết bài trừ lối sống xa hoa, lãng phí. Tuy nhiên, nói một cách chính xác thìkhông nên đánh đồng lối sống "kiệm" này với việc "thắt lưng buộc bụng, keo kiệt, bủn xỉn" bởi như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn: Khi có việc gì đang làm mà vì lợi ích của đồng bào, phục vụ cho Tổ quốc thì dù tốn bao nhiêu công, bao nhiêu của cũng vui lòng. Mục đích mà Đảng và Nhà nước hướng tới, không phải xây dựng một lực lượng Công an bo bo giữ của, tiêu không dám tiêu mà mục đích là giáo dục, rèn luyện các cán bộ, chiến sỹ phải có lỗisống trong sạch, lành mạnh, biết vì lợi ích của cơ quan, đoàn thể, lợi ích của người dân, tổ quốc chứ không phải vì lợi ích cá nhân màchạy theo thị hiếu lành mạnh đua đòi dẫn đến suy đồi về đạo đức, lối sống.

Liêm - Liêm khiết, liêm chính. Chủ tình Hồ Chí Minhđã từng giải thích nghĩa của từ "Liêm" này theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất như sau: Liêm được hiểu là trong sạch, không tham lam. Là lực lượng trực tiếp thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, là lực lượng trực tiếp làm việc với quần chúng nhân dân. Điều này đòi hỏi, các chiến sỹ Công an nhân dân phải thực sự trong sạch, liêm khiết, không tham ô, tham nhũng tài sản công và tài sản của nhân dân. Để quần chúng nhân dân tin và nghe theo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bản thân các cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân trong mối quan hệ với nhân dân cũng phải là một tấm gương tốt về sự trong sạch, liêm khiết, không tư lợi bất chính, chỉ một lòng phục vụ cho lợi ích của đồng bào, đất nước.

Chính - chính nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, không e ngại, không tư tâm, làm việc theo lẽ phải. Cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bài trừ các thế lực phá hoại an ninh tổ quốc hơn ai hết, lực lượng Công an nhân dân nói riêng và các lực lượng vũ trang nhân dân khác nói chung, phải thực sự nhận thức được đúng - sai, chính - tà để giữ được cái tâm thẳng thắn, trung thực, dũng cảm đấu tranh chống sự giả dối, không để các thế lực "gian tà" có cơ hội quấy rối nội bộ để làm những điều bất chính. Cần, Kiệm, Liêm là gốc rễ của Chính.

Tuy rằng, trên thực tế, thực sự rất đau lòng khi chứng kiến một số cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đã phụ sự giao phó của tổ quốc, phụ tấm lòng tin yêu của nhân dân nhưng bên cạnh đó, trong lực lượng Công an nhân dân vẫn có nhiều những tấm gương tốt, sẵn sàng hi sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao như tấm gương các chiến sỹ Công an bất chấp nguy hiểm lao vào dòng lũ cứu người trong các trận lũ lớn mà miền Trung thân yêu của chúng ta phải hứng chịu, hay hình ảnh các chiến sỹ Công an xã "xắn quần, vén tay áo" giúp người dân dọn dẹp, sơ tán tài sản. Và còn biết bao tấm gương các chiến sỹ đã hi sinh khi cứu người dân gặp nạn trong sạt lỡ, lũ quét. Đặc biệt, trong đại dịch Covid-19, Các cán bộ chiến sỹ Công an đã rất tích cực phối hợp với các lực lượng khác, không quảnngại khó khăn, nguy hiểm, là "tấm lá chắn" vững chắc trong công cuộc chống dịch và dập dịch. Nhiều chiến sỹ đã phải xa nhà cả năm trời, trực tại các khi cách ly, tai các bệnh viện dã chiến. Nhiều chiến sỹ đã bị lây nhiễm dịch bệnh hoặc hi sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Nhưng điều đó không ngăn cản được bước chân của lớp lớp các chiến sỹ xung phong vào tiếp viện cho những vùng có tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Những chiến sỹ Công an nhân dân hội tụ đầy đủ những phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống tốt đẹp hoàn toàn xứng đáng với sự giao phó của Đảng, Nhà nước và sự tin tưởng, yêu quý của quần chúng nhân dân.

[Hình ảnh minh hoạ: Các chiến sỹ Công an nhân dân giúp dân sau trận mưa lũ]

Trường hợp bài viết có nội dung chưa rõ hoặc cần trao đổi, góp ý, mời quý độc giả liên hệ tổng đài tư vấn 24/7 theo hotline:1900.6162 để được hỗ trợ, Xin chân thành cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề