Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024

? Nếu bạn đang tìm kiếm lời giải đáp cho câu hỏi này, hãy cùng Primer tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay sau đây.

Tìm hiểu phân tử nước là gì?

Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024
Tìm hiểu phân tử nước là gì?

Phân tử nước được tạo thành từ sự kết hợp của 2 nguyên tử hydro (H+) và 1 nguyên tử oxy (O2–) bằng liên kết hydro. Phân tử nước có công thức hóa học là H2O, tức là cứ 2 nguyên tử hidro sẽ liên kết với 1 nguyên tử oxy. Mô hình liên kết của 2 nguyên tử hidro và 1 nguyên tử oxy sẽ tạo ra 1 góc 104.5 độ. Khối lượng mol của mỗi phân tử nước khoảng 18g/mol.

Theo đó phân tử nước có kích thước rất nhỏ, bản thân nguyên tử Hidro cũng là nguyên tử nhỏ nhất trong các loại nguyên tố. Vì thế mà các phân tử nước có thể dễ dàng thẩm thấu qua da.

Phân tử nước có cấu tạo từ các nguyên tố hóa học và là một chất tồn tại trực tiếp trong tự nhiên. Chính vì thế mà nó có đầy đủ tính chất vật lý và hóa học. Cùng tìm hiểu những tính chất đặc trưng nhất của phân tử nước bạn nhé.

Tính chất vật lý của phân tử nước là gì?

Màu sắc: Nước tinh khiết gồm nhiều phân tử nước sẽ có màu trong suốt, khi chúng ta nhìn thấy nước có màu sắc khác thì đó là sự tán xạ và phản xạ của ánh sáng chiếu tới. Hoặc màu nước sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh như rong, rêu, tạp chất….

Hình dạng: Phân tử nước ở thể lỏng không có hình dạng nhất định mà sẽ được định hình tùy thuộc vào vật chứa đựng nó. Khi nước ở thể rắn sẽ có hình dạng dập khuôn theo hình dạng của vật chứa. Chính vì thế mà trong đời sống, người ta ứng dụng tính chất này để tạo khuôn các loại đá từ nước như đá cục, đá tảng….

Mùi vị: Nước sạch tinh khiết thường không có mùi vị, có độ ngọt tự nhiên của nước. Tuy nhiên đôi khi mùi vị của nước lại phụ thuộc vào giác quan mà mỗi người cảm nhận. Điển hình như khi chúng ta ốm, uống nước sẽ cảm giác miệng đắng vì lúc này cơ thể chúng ta không khỏe. Bên cạnh đó thì độ pH của nước khác nhau cũng sẽ tạo ra một phần mùi vị cho nước. Đó cũng là lý do vì sao khi uống nước khoáng đóng chai sẽ có mùi vị rõ ràng hơn so với nước tinh khiết thông thường.

Một số tính chất hóa học của phân tử nước

Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024
Một số tính chất hóa học của phân tử nước

Tính lưỡng cực: Mỗi phân tử nước được hình thành từ các nguyên tử oxy kết hợp với hydro mà độ âm điện của oxy lại cao hơn hydro. Chính vì thế mà việc sắp xếp cấu tạo theo góc 3 liên kết không đồng đều đã khiến điện tích từng phần khác nhau, gây ra tính lưỡng cực cho nước. Khi nước chịu tác động của sóng điện từ, sự chênh lệch điện tích sẽ làm cho phân tử nước dao động mạnh gây ra hiện tượng đun sôi nước mà chúng ta vẫn thường thấy.

Liên kết hydro: Như đã giới thiệu ở phần trên thì phân tử oxy sẽ liên kết với hydro thông qua các liên kết hydro. Đây được đánh giá là loại liên kết không bền, theo đó các phân tử nước sẽ tách ra liên tục để liên kết với các phân tử nước khác trong cùng một không gian. Việc này cứ diễn ra liên tục và các phân tử cứ thế tương tác với nhau. Do đó, nước tồn tại ở thể lỏng rất linh hoạt và không có hình dạng cụ thể.

Tính dẫn điện: Nước được xếp vào danh sách các chất dẫn điện. Nước được pha trộn các tạp chất như khoáng, ion, muối,… sẽ làm tăng khả năng dẫn điện. Chính những phân tử tạp chất trong nước chuyển động tự do đã tạo thành chất điện giải dẫn truyền dòng điện xuyên qua.

Các trạng thái tồn tại của phân tử nước trong tự nhiên

Như các bạn đã biết thì nước chiếm tới 70% bề mặt vỏ Trái Đất, trong đó chỉ có 0.3% lượng nước có thể sử dụng để ăn uống. Nước là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống trên Trái Đất, từ cơ thể sống nhỏ bé đơn giản cho tới những chủ thể có kết cấu phức tạp. Nước tồn tại ở nhiều hình thể khác nhau và tham gia vào quá trình sinh trưởng, phát triển của toàn bộ sinh vật trên Trái Đất. Theo đó phân tử nước có 3 trạng thái tồn tại chính như sau:

Phân tử nước tồn tại ở thể lỏng

Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024
Phân tử nước tồn tại ở thể lỏng

Đây là trạng thái phổ biến nhất của các phân tử nước. Tổng lượng nước tồn tại ở trạng thái lỏng trên Trái Đất đạt khoảng 1.38 tỉ km3. Theo thống kê trong đó sẽ có 97% là nước mặn ở các đại dương, 35% còn lại là nước ngọt có thể uống nhưng không phải tất cả đều sử dụng được bởi một phần lớn nước ngọt tồn tại ở dạng băng tuyết tại 2 cực của Trái Đất. Chỉ có khoảng 3.6 triệu km3 nước ngọt từ các mạch nước ngầm có thể khai thác để sử dụng.

Nước tồn tại ở trạng thái lỏng trong cơ thể con người và chiếm tới 70% trọng lượng. Các phân tử nước tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất và tạo ra năng lượng hoạt động cho cơ thể.

Phân tử nước tồn tại ở thể rắn

Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024
Phân tử nước tồn tại ở thể rắn

Ở nhiệt độ khoảng 0 độ C, các phân tử nước sẽ đóng băng. Ở khoảng dưới 4 độ C nước sẽ xảy ra hiện tượng đặc biệt là nóng co, lạnh nở, trái ngược hoàn toàn với các loại chất khác là lạnh co, nóng nở. Bởi lẽ khi ở nhiệt độ dưới 4 độ C, các phân tử nước sẽ rời xa nhau, tách ra và tạo thành các liên kết tinh thể hình lục giác mở, tạo thành hiện tượng băng tuyết và mưa đá…

Nước ở trạng thái rắn sẽ tồn tại chủ yếu ở hai cực của Trái Đất, giữ vai trò cân bằng sự sống trên Trái Đất. Băng ở hai cực sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp tới thời tiết cũng như dòng hải lưu tại các vùng biển. Đồng thời phân tử nước ở thể rắn còn đóng vai trò như tấm phản quang, phản xạ lại ánh sáng trong không gian, giúp duy trì nhiệt độ ổn định cho sự sống trên Trái Đất.

Phân tử nước tồn tại ở thể khí

Nước chỉ tồn tại ở thể khí khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi có sự xúc tác như đun sôi hoặc nhiệt độ tăng cao, các phân tử nước mới đủ khả năng để tách ra và bốc hơi. Nước tồn tại ở thể khí còn gọi là hiện tượng độ ẩm tự nhiên, giúp các vi sinh vật và vi khuẩn phát triển. Đây là một dạng tồn tại của phân tử nước giúp mang lại sự sống cần thiết cho hệ sinh vật.

Vai trò của phân tử nước với cơ thể con người như thế nào?

Cấu trúc hóa học của phân tử nước năm 2024
Vai trò của phân tử nước với cơ thể con người như thế nào?

Nước chiếm 70% trong cơ thể của chúng ta, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần có nước để phát triển và duy trì hoạt động. Ví dụ như máu cần tới 83% nước, gan là 86 %, tim là 73%, não 75%, phổi 83%,… thậm chí ngay cả xương cũng cần có nước để duy trì sự ổn định.

Nước được nạp vào trong cơ thể thông qua đường ăn uống, trung bình mỗi người trưởng thành sẽ cần tới 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo hoạt động cho các cơ quan. Tuy nhiên không phải ai cũng duy trì được số lít nước cần uống mỗi ngày vì có rất nhiều người chưa thấy được sự nguy hiểm của việc thiếu nước đối với cơ thể.

Nước là dung môi quan trọng giúp các tế bào sinh học thực hiện đúng chức năng. Thiếu nước trong cơ thể sẽ dẫn tới một số bệnh lý như rối loạn não bộ, rối loạn thân nhiệt, giảm chức năng của tim, cơ thể nhanh lão hóa và già đi,… Để duy trì được thói quen uống nước mỗi ngày, bạn cần ý thức rất rõ về vai trò của nước với cơ thể. Bạn có thể lựa chọn sử dụng các loại máy lọc nước để đảm bảo chất lượng nước an toàn và có lợi cho sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin về phân tử nước là gì mà Primer muốn chia sẻ tới các bạn. Nếu các bạn có nhu cầu mua máy lọc nước công nghiệp, hãy truy cập ngay website primer.vn để tham khảo mẫu và đặt hàng trực tuyến nhanh nhất nhé!