Hội thảo văn hóa phi vật thể tây nam bộ năm 2024

Vinh danh Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Hội thảo văn hóa phi vật thể tây nam bộ năm 2024

(VP) - Tối 11/2, tại Hội trường Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ đón nhận bằng UNESCO vinh danh nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua con đường giáo dục chính thức và không chính thức tại khắp 21 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam, được liên tục tái tạo thông qua trao đổi văn hóa với các dân tộc khác nhau, thể hiện sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc.

Việc vinh danh Đờn ca tài tử Nam Bộ sẽ góp phần thúc đẩy việc trao đổi giữa các cộng đồng, nghệ sĩ và các nhà nghiên cứu, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi địa phương, quốc gia và quốc tế.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Việc UNESCO vinh danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với loại hình nghệ thuật độc đáo này của Việt Nam. Đây không chỉ là niềm tự hào của đồng bào Nam bộ, của người Việt Nam mà còn góp phần thiết thực vào việc giữ gìn sự đa dạng các biểu đạt văn hóa trong kho tàng văn hóa thế giới. Đồng thời là một minh chứng sống động về sức sống, sức lan tỏa của văn hóa truyền thống của Việt Nam trong dòng chảy hội nhập của văn hóa thế giới".

Thủ tướng yêu cầu Bộ VHTT&DL, các tỉnh, thành, các nghệ sĩ - nghệ nhân và đồng bào ta, nhất là các địa phương quê hương của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, với tất cả tình cảm và trách nhiệm hợp tác chặt chẽ, triển khai có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ để nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ - một loại hình nghệ thuật độc đáo vừa mang đậm tính dân gian vừa mang tính bác học - luôn được bảo tồn và phát triển sáng tạo, luôn có vị trí xứng đáng trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào miền Nam, của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

Bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam, đã công bố quyết định của UNESCO ghi danh nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trao bằng công nhận cho Bộ VHTT&DL và đại diện 21 tỉnh thành.

Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL- Hoàng Tuấn Anh cũng công bố Chương trình hành động quốc gia nhằm kêu gọi nhân dân cả nước cùng chung tay, góp sức gìn giữ, bảo tồn và phát huy nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ, đồng thời khen thưởng các tập thể, cá nhân, nghệ nhân đã có những công trình, sản phẩm, thực hiện công tác truyền dạy góp phần phát triển hoạt động đờn ca tài tử trong nhiều năm qua.

Tại buổi lễ, khán giả đã có dịp xem lại những tinh hoa của nghệ thuật này qua bài đơn ca, song ca, tốp ca của nhiều nghệ sĩ, tài tử của các nhóm ca, câu lạc bộ đờn ca tài tử của 21 tỉnh, thành phố ở phía Nam.

Ngày 26/12, tại Hà Nội, Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội thảo "20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng".

Hội thảo là hoạt động nhân kỷ niệm 20 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO – Công ước 2003 được thông qua.

Hội thảo khoa học “20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng” nhằm góp phần đánh giá việc thực hiện Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể năm 2003 của UNESCO trong 20 năm qua; liên hệ với Luật Di sản văn hóa; chỉ ra sự tác động của Công ước đối với công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam. BTC Hội thảo mong muốn sẽ đề xuất được các khuyến nghị và kế hoạch hành động, nhằm nâng cao hiệu quả trong bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa.

Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam nhấn mạnh: Cách đây 20 năm, tại phiên họp lần thứ 32 tại Paris (Cộng hòa Pháp), Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) đã thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể - Văn bản mang tính pháp lý quốc tế và là sự cam kết của các quốc gia thành viên về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Ngày 5/9/2005, Việt Nam chính thức tham gia Công ước, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này và đã 2 lần trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Hội thảo văn hóa phi vật thể tây nam bộ năm 2024
Hội thảo "20 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam: Từ UNESCO đến cộng đồng".

“Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của Công ước. Tinh thần của Công ước đã bước đầu vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở nước ta, với những kết quả bước đầu rất đáng ghi nhận. Việt Nam cũng là quốc gia thành viên đầu tiên trong số 181 quốc gia thành viên của Công ước tính đến thời điểm này, tổ chức kỷ niệm 20 năm Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực từ Trung ương tới các địa phương liên quan trong năm 2023…”, PGS.TS Đỗ Văn Trụ nhấn mạnh.

Tại hội thảo, các nhà khoa học khẳng định: Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về di sản văn hóa phi vật thể vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009). Nhiều nội dung về di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng một chương để quy định về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể. Đồng thời, các nội dung về di sản văn hóa phi vật thể quy định trong Luật Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, làm cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, phù hợp với tinh thần, quy định của Công ước 2003, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.

Một trong những sự kiện nổi bật đánh giá về công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam là tháng 12/2017, Hát Xoan Phú Thọ trở thành di sản đầu tiên được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và sau đó ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với kết quả nêu trên, Việt Nam đã đóng góp kinh nghiệm cũng như thể hiện nỗ lực cho việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý, cộng đồng, nghệ nhân cũng đã đối thoại đa chiều và khách quan, nhằm chia sẻ thông tin, thảo luận nhận diện các thách thức, tồn tại trong công tác bảo vệ di sản những năm qua; chia sẻ các trường hợp điển hình về thực hành tốt và bài học kinh nghiệm, với điểm nhấn là thành phố Hà Nội.

Hội thảo cũng đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, trong đó có việc điều chỉnh và sửa đổi Luật Di sản văn hóa.