Học vẹt và học tủ là gì năm 2024

Mặc dù vài năm gần đây, đề thi văn đã có “đất” cho sự sáng tạo nhưng không nhiều. Và sau những kỳ thi chuyển cấp, tuyển sinh nhiều thí sinh làm bài rất “phê” khi đề thi gợi mở có nhiều “đất” để phóng bút. Bởi đó là những em có tố chất văn chương đã tin mình làm bài tốt, nhưng khi nhận điểm thi thường té ngửa, bởi điểm thấp không như mong đợi…

Vì bài thi luôn có barem chấm vô cùng chặt chẽ, phải chuẩn từ ngữ diễn đạt như thầy cô đã hướng dẫn, chứ không chỉ mang ý nghĩa tương tự…

Từ nhiều năm qua, với học sinh cấp một văn tả bà, mẹ, cô giáo, chó, mèo… 20 năm vẫn mẹ em “da trắng, tóc dài, môi đỏ, mũi dọc dừa”; bà em “lưng còng, da đồi mồi”… Và 20 năm vẫn là một cách diễn tả về cấu trúc, về từ ngữ không hề khác qua bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tây Tiến” của Quang Dũng…

Cũng những ngày qua, một bạn trẻ được cho là thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp môn Văn THPT năm ngoái đã làm bài phân tích trích thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh trong kỳ thi năm nay và đưa lên mạng, khiến dư luận không khỏi sửng sốt. Không phải bởi bạn đó viết hơn chục trang giấy, mà bởi lối hành văn như một bài chính trị, ở đó không bắt gặp những cảm xúc văn chương…

Cũng gần đây, một cuộc tranh cãi ồn ào và mỗi lúc một gay gắt hơn về bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách giáo khoa 6, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhiều thầy cô và phụ huynh cho rằng bài thơ này không có tính văn học, chả lẽ lại cổ vũ cho thói bắt nạt, bạo lực học đường xấu xí… Tuy nhiên, nhà thơ Trần Đăng Khoa cho rằng, đây giống như một bài đồng dao đơn giản, dễ hiểu…

Cùng với đó, theo chương trình - sách giáo khoa mới (được áp dụng với lớp 6 từ năm nay) - “Một chương trình, nhiều bộ sách”, ai dạy bộ nào thì dạy và dạy ra sao lại là quyền của giáo viên. Nghĩa là sách giáo khoa không còn là “pháp lệnh” nữa. Thậm chí nếu giáo viên không thích thì có thể tự tìm kiếm ngữ liệu hoặc tự biên soạn. Điều còn lại là giáo viên có đủ năng lực để tự “cởi trói” cho mình hay không mà thôi.

Có ý kiến cho rằng, nếu bên cạnh 10 bài thơ hay mà có 1 bài dở thì đó cũng không phải là cái gì tồi tệ, nó sẽ giúp học sinh nhận biết và phân biệt được cái gì là hay, cái gì là dở. Như thế, một bài thơ hay hoặc dở cũng không phải là vấn đề căn cốt ở đây, mà quan trọng là giáo viên sẽ làm gì với nó.

Như vậy, ngay với chương trình - sách giáo khoa mới, việc đưa một tác phẩm như thế nào cho đúng và khả năng của người thầy tới đâu để định hướng, gợi mở về những điều tốt đẹp cho học trò không đi vào khuôn mẫu thì chính thầy cô cũng cần rời bỏ những khuôn mẫu sẵn có từ nhiều năm qua…

Trở lại thực trang học văn mẫu, cô Phạm Thái Lê, giáo viên Ngữ Văn Trường THPT Marie Curie (Hà Nội) cho biết, chấm dứt tình trạng học theo văn mẫu tuy khá muộn màng nhưng là điều đúng đắn và đáng hoan nghênh. Bao nhiêu năm qua, trẻ con đã lệ thuộc quá nhiều vào văn mẫu. Khi được ra đề bài tả cô giáo, tả bà, tả mẹ, một loạt học sinh tiểu học gần như đều có một bài làm giống hệt nhau. Hoặc khi cô giáo yêu cầu làm văn kể về một việc tốt của bản thân, bỗng nhiên việc một cụ bà được dắt qua đường lại xuất hiện trong hầu hết bài làm, dẫu có em chưa bao giờ thực hiện công việc này.

Cùng với đó, theo cô Phạm Thái Lê, cách ra đề và chấm thi môn Ngữ Văn ở các cấp học là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng lạm dụng văn mẫu. Người ra đề được quyết định những gì học sinh viết và không muốn thoát khỏi “khung mẫu chung” để tìm bài viết sáng tạo; vì lo sợ hiện tượng chấm vênh khi học sinh đi các ngã rẽ riêng thể hiện ý kiến của mình.

Do đó, cách ra đề và chấm thi hiện tại đang là môi trường dung dưỡng khiến giáo viên, học sinh “tự nguyện” theo con đường sử dụng văn mẫu. Còn thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Anhxtanh (Hà Nội) cho rằng, văn mẫu không sai, sai ở cách sử dụng văn mẫu của giáo viên và học sinh. Văn mẫu có thể xem là những bài văn hay, mẫu mực được giáo viên hướng dẫn cho học sinh để tìm hiểu về các kỹ năng làm bài, cách thức sử dụng câu từ, ý tưởng triển khai bài viết... Nếu cứ hô hào sáng tạo thì học sinh biết viết như thế nào, vì vậy văn mẫu là cần thiết đối với học sinh, là những tiêu chuẩn để các em noi theo.

Giáo viên cần phân tích rõ cho học sinh về chuẩn mực của bài văn là mang dấu ấn cá nhân trong ngôn từ và suy nghĩ của người viết, không phải là bài văn mẫu trong sách tham khảo hoặc trên mạng. Điều này sẽ giúp học sinh nhận ra vai trò của văn mẫu chỉ là công cụ tham khảo, điều quan trọng là dấu ấn riêng của từng em khi tham khảo, dần dần các em sẽ bớt lệ thuộc văn mẫu…

Và sự “trả lại bài” cho thầy cô

TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên Văn THPT Chu Văn An - Hà Nội đã chia sẻ những trăn trở về cách dạy văn, học văn theo lối mòn tư duy “trả bài” ở các trường phổ thông hiện nay, đặc biệt trong các đề thi Ngữ văn. Cụ thể trong môn Ngữ văn, chương trình mỗi cấp học có một số tác phẩm văn học cố định cần dạy và học.

Trong năm học, giáo viên sẽ giảng lần lượt các tác phẩm ấy theo phân phối chương trình và nhiệm vụ của học sinh là đọc trước đoạn trích trong sách giáo khoa, trả lời trước các câu hỏi trong phần Hướng dẫn chuẩn bị bài. Khi lên lớp, thầy giảng, trò ghi, giờ kiểm tra bài cũ, thầy sẽ hỏi những điều thầy đã giảng, trò đã ghi, đã học thuộc, trả lời càng đúng và đủ thì điểm càng cao.

Bản chất của bài kiểm tra, dù hình thức viết hay vấn đáp đều là học trò “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô”, đó chính là nguyên nhân của nạn “học tủ, học vẹt”. Sự “trả lại bài của thầy cô cho thầy cô” cũng diễn ra trong các đề thi giữa kỳ, cuối kỳ, thi cấp quốc gia…

Lâu nay, trước mỗi kỳ thi quốc gia, thầy trò cả nước lại chờ đợi đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để nhất tề ôn luyện theo một cấu trúc, kiểu dạng khuôn mẫu của đề minh họa. Cho nên, mỗi tác phẩm văn học được lật ngược xuôi, xoay phải trái cho khớp với mẫu đề. Thầy nói tới nhàm, còn trò nghe tới chán. Các em chỉ còn thấy những sơ đồ tư duy đã thuộc lòng, không còn thấy hồn vía nhân vật hay lắng nghe được cái xao xác từ một câu thơ.

Mỗi tác phẩm sau một năm ôn luyện của các thầy cô không còn là cái đẹp run rẩy, sống động với thầy và trò mà nhiều khi giống như những tiêu bản đã bị giải phẫu nhàu nhĩ trong phòng thí nghiệm.

TS. Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh, chính cách dạy, cách thi, cách ra đề và chấm thi cùng “nền công nghiệp luyện thi” kinh hoàng như hiện nay đã hủy hoại thê thảm chất văn chương của văn chương, biến học trò thành những cái máy được lập trình theo 3 công đoạn: ghi chép - học thuộc - trả bài. Học như thế, thi như thế, học trò không chán văn mới là sự kỳ lạ.

“Tôi cứ mơ ước một ngày nào đó, học sinh phổ thông sẽ được học các tác phẩm kinh điển của Việt Nam và thế giới trong chương trình chính khóa của sách giáo khoa; được giới thiệu danh mục tác phẩm của các tác giả, các thời đại tương ứng với từng cấp học, lớp học trong cuốn phụ lục Ngữ văn để tự tìm đọc theo yêu cầu, nhu cầu và năng lực. Tôi hay nghĩ đến mô hình tích hợp từ ngàn năm nay của các cụ đồ nho - chỉ một văn bản, thầy dạy trò học đọc, viết, học văn, sử, địa, học đạo đức, triết lí… Ví dụ tôi dạy các phương thức trần thuật, ngôi trần thuật trong các trích đoạn văn xuôi tự sự như “Chí Phèo”, “Vợ chồng A Phủ”, “Chiếc thuyền ngoài xa”…; dạy văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp… qua nhân vật bà Hiền trong “Một người Hà Nội”… dạy kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ trữ tình khi dạy các tác phẩm thơ trong chương trình…

Theo đó, thầy cô sẽ coi các trích đoạn tác phẩm được tuyển chọn trong sách giáo khoa là ngữ liệu để dạy học sinh kỹ năng phân tích, cảm thụ, hướng dẫn các em sử dụng những kỹ năng đã được cung cấp, tự khám phá những giá trị đẹp đẽ về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tự bước vào thế giới cao cả, đẹp đẽ của những giá trị chân - thiện - mỹ… Khi các tác phẩm được học trong chương trình - sách giáo khoa lại tuyệt đối không xuất hiện trong đề thi, chúng ta sẽ xóa bỏ được tận gốc vấn nạn văn mẫu. Từ đó, giúp học sinh không bị áp lực thi cử, không còn là cái máy chép và học thuộc lòng, các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều khi đến với một tác phẩm văn chương chỉ thuần túy vì cái hay, cái đẹp của văn chương. Các em sẽ hào hứng bày tỏ cảm xúc hay suy nghĩ về mỗi tác phẩm như cách các em “review” một bộ phim, cuốn sách”, TS. Trịnh Thu Tuyết bày tỏ…

Có thể nói, sự thay đổi này không thể một sớm, một chiều, khi hiện nay thầy trò mới đang bắt đầu học theo chương trình - sách giáo khoa mới (với lớp 1 năm ngoái và lớp 6 năm nay)… Song, dẫu đã muộn còn hơn không. Đến bao giờ để học sinh và thầy cô rời xa hoàn toàn văn mẫu vẫn là câu hỏi còn ở phía trước…

Học tủ học vẹt có tác hại gì?

- Học vẹt sẽ khiến các em không hiểu bản chất kiến thức, dẫn đến kiến thức nhanh quên, không khắc sâu, không thể áp dụng vào thực tế. - Học sinh học tủ dễ bị lệch tủ, kiến thức không toàn diện, bài thi đạt điểm may rủi, nếu không trúng tủ chắc chắn bài thi sẽ trật và điểm số ở mức báo động.

Học viện học từ là gì?

Học tủ, học vẹt là cách nhận kiến thức thụ động, sáo rỗng trong thời gian ngắn. Người học chỉ học thuộc, bắt chước mà không hiểu rõ bản chất bài giảng. Thái độ này gây tốn thời gian và không mang lại kết quả. Hiện tượng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.

Biểu hiện của học vẹt là gì?

Học vẹt là học như con vẹt, chỉ biết nhai lại, bắt chước, lặp lại một cách vụng về mà không hiểu gì. – Hầu hết ở các trường học, việc dạy học giáo viên thiên về trình bày bài giảng, học sinh ghi chép, ít được luyện tập, thực hành, thực tế. – Số phòng thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, nghiên cứu thiếu nghiêm trọng.

Học qua loa học đối phó là như thế nào?

Học qua loa, học đối phó thường được hiểu là cách học mà không tập trung, thiếu chăm chỉ và không cố gắng hết mình cho môn học. Điều này phản ánh tư duy và ý thức của từng học sinh. Trong thế giới hiện đại, học đối phó đã trở thành một 'căn bệnh' phổ biến ảnh hưởng đến học sinh với tốc độ lan truyền nhanh chóng.