Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024

Làn sóng đầu tư hiện đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Có những người muốn thu lợi nhanh và nhiều sẽ lựa chọn kênh đầu tư như cổ phiếu hay tiền ảo. Dù vậy, trường phái đầu tư an toàn vẫn luôn chiếm đa số. Do vậy mà việc gửi tiết kiệm chưa bao giờ là một cách đầu tư lỗi thời. Trong quá trình gửi tiết kiệm, bạn sẽ bắt gặp một cụm từ tất toán mỗi lần hết kỳ hạn gửi tiền. Vậy tất toán sổ tiết kiệm là gì? Thủ tục tiến hành tất toán là như thế nào? DNSE sẽ giúp bạn giải đáp ngay sau đây!

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024
Tất toán sổ tiết kiệm là gì?

Tất toán sổ tiết kiệm là gì

Tất toán sổ tiết kiệm là một hình thức kết thúc hợp đồng gửi tiết kiệm với ngân hàng. Khi hợp đồng chấm dứt, nếu bạn muốn rút tiền thì ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục tất toán.

Ví dụ: Hợp đồng tiết kiệm của bạn bắt đầu vào tháng 1 năm 2021 và kết thúc vào tháng 1 năm 2022. Đến tháng 1 năm 2022, bạn có thể tiến hành làm thủ tục tất toán và rút tiền gửi của mình về.

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm sẽ phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền của bạn. Nếu bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì bạn có thể tất toán bất kỳ lúc nào. Còn nếu bạn gửi có kỳ hạn thì việc tất toán được chia thành 3 trường hợp sau:

Tất toán trước hạn

Tất toán trước hạn được hiểu là việc bạn muốn rút tiền trước khi tới kỳ hạn trong hợp đồng. Ví dụ, bạn gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, từ tháng 1 tới tháng 6. Vậy nếu bạn muốn rút tiền vào trước tháng 6 thì sẽ là tất toán trước hạn. Trong trường hợp này, ngân hàng cũng vẫn sẽ để bạn rút tiền như bình thường. Tuy nhiên, lãi suất mà bạn nhận sẽ rất thấp, thường chỉ tương đương với tiền gửi không kỳ hạn. Vì thế, bạn hãy cân nhắc thật kỹ nếu muốn tất toán sổ tiết kiệm trước kỳ hạn nhé!

Tất toán đúng kỳ hạn

Tất toán đúng kỳ là trường hợp phổ biến của những người gửi tiết kiệm. Đây chỉ đơn giản là việc bạn rút tiền khi kỳ gửi tiết kiệm đã kết thúc. Tương tự như ví dụ ở trên, nếu bạn gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, từ tháng 1 tới tháng 6 thì tháng 6 chính là khoảng thời gian để thực hiện tất toán theo đúng kỳ hạn. Ở trường hợp này, bạn sẽ được hưởng lãi suất như nội dung trong hợp đồng gửi tiền trước đó.

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024
Tất toán đúng hạn giúp bạn được hưởng mức lãi suất như đã thỏa thuận

Tất toán sau kỳ hạn

Nếu hết kỳ hạn gửi tiền mà bạn vẫn không làm thủ tục tất toán thì ngân hàng sẽ thực hiện thay bạn. Đây được gọi là thủ tục tất toán sau kỳ hạn. Mỗi ngân hàng sẽ có một cách tất toán hộ khác nhau. Tuy nhiên, hầu như tất cả các ngân hàng đều sẽ đặt lợi ích của người gửi lên trên hết để tiến hành thủ tục. Thông thường, sẽ có 2 cách tất toán quá kỳ hạn sau:

  • Cách 1: Ngân hàng sẽ mở cho bạn một sổ tiết kiệm mới với tiền gốc bằng tổng số tiền cả gốc và lãi mà bạn nhận sau khi tới kỳ hạn Hạn mức của sổ tiết kiệm này sẽ tương đương với sổ cũ của bạn. Còn lãi suất sẽ bằng với lãi hiện hành của ngân hàng.
  • Cách 2: Ngân hàng sẽ mở cho bạn một sổ tiết kiệm mới với tiền gốc bằng gốc cũ. Hạn mức được áp dụng cũng giống như mức cũ. Lãi suất của số mới sẽ được áp dụng theo lãi suất hiện hành. Còn tiền lãi bạn thu được ở sổ tiết kiệm cũ sẽ được chuyển thành tiền gửi không kỳ hạn.

Thủ tục tiến hành tất toán sổ tiết kiệm

Nếu muốn tất toán sổ tiết kiệm thì bạn phải thực hiện một số thao tác online (đối với tất toán tự động) hoặc liên hệ trực tiếp với ngân hàng để tiến hành thủ tục tất toán.

Đa phần các ngân hàng đều bắt buộc khách hàng mở tài khoản tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm đến hạn tất toán phải trực tiếp đến ngân hàng ký các giấy tờ liên quan. Nếu được ủy quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng thực mới được thực hiện tất toán thay.

Ngoài ra, khách hàng thực hiện gửi tiền ở phòng giao dịch hay chi nhánh nào thì thủ tục tất toán cũng phải tiến hàng tại đó. Sẽ không được chấp nhận nếu thực hiện tất toán tại phòng giao dịch hay chi nhánh khác.

Nếu bạn tiết kiệm qua ATM thì bạn có thể tất toán ngay tại ATM của ngân hàng bất kỳ lúc nào. Hoặc bạn cũng có thể đến chi nhánh của ngân hàng để thực hiện nếu muốn.

Đối với sổ tiết kiệm online, bạn có thể thực hiện tất toán tại app Internet banking của ngân hàng. Hiện nay, phần lớn ngân hàng đều khuyến khích việc gửi tiền và tất toán trực tuyến. Lãi suất cho gửi trực tuyến thường cao hơn một chút so với trực tiếp. Cùng với đó thì thủ tục cũng đơn giản, không khó để tiến hành.

Kết luận

Trên đây là một vài chia sẻ của DNSE về việc tất toán sổ tiết kiệm cùng các thủ tục liên quan. Mong rằng qua bài viết, các bạn đã thu được những thông tin bổ ích liên quan đến việc tất toán sổ tiết kiệm. Để cập nhật những kiến thức mới nhất về lĩnh vực tài chính – chứng khoán, các bạn hãy ghé thăm DNSE thường xuyên nhé!

Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Thủ tục tất toán sổ tiết kiệm tại ngân hàng gồm những gì? Có thể thực hiện tất toán sổ tiết kiệm online được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024

(1) Tất toán sổ tiết kiệm là gì?

Hiện trong hệ thống văn bản pháp luật, không có văn bản nào định nghĩa cụ thể về “tất toán”. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ thao tác chấm dứt sự giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng vào giai đoạn kết thúc hợp đồng của hai bên. Khi thực hiện việc hoàn trả, thanh toán đầy đủ các công nợ trong hợp đồng của cả khách hàng và ngân hàng thì đó được gọi là tất toán.

Theo đó, có thể hiểu tất toán sổ tiết kiệm là việc rút toàn bộ số tiền gốc lãi từ sổ tiết kiệm. Giao dịch tất toán sổ tiết kiệm có thể thực hiện bất cứ khi nào trong kỳ hạn, không nhất thiết phải đúng ngày như trên hợp đồng.

Có 02 hình thức tất toán sổ tiết kiệm phổ biến như sau:

- Có kỳ hạn: trong đó bao gồm trước hạn, đúng hạn và sau hạn: Ở hình thức này tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn nhất định từ 03 đến 36 tháng, đến hạn sẽ được thực hiện tất toán, lúc này khách hàng nhận lại cả tiền lãi lẫn tiền gốc.

- Không kỳ hạn: Với những tài khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng được quyền tất toán bất kỳ lúc nào. Quá trình đóng tài khoản và thực hiện tất toán diễn ra cũng vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

(2) Thủ tục tất toán tại sổ tiết kiệm tại ngân hàng như thế nào?

Hiện mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về quy trình tất toán đối với từng loại tài khoản. Tuy nhiên, quy trình tất toán tại các ngân hàng thường sẽ có yêu cầu chung đối với hồ sơ và thủ tục như sau:

- Giấy tờ tùy thân bao gồm CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.

- Sổ tiết kiệm cần tất toán, không bị nhàu nát.

- Biểu mẫu của ngân hàng về việc yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm.

- Một số hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng.

Theo đó, sau khi đã thực hiện kê khai và được nhân viên của ngân hàng xác minh thông tin và tính toán số tiền cần trả, ngân hàng sẽ thanh toán cho khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của họ.

Tại đây cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

- Trường hợp được ủy quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ chứng thực mới được thực hiện tất toán thay.

- Khi thực hiện gửi tiền ở phòng giao dịch hay chi nhánh nào thì thủ tục tất toán cũng phải tiến hành tại phòng giao dịch và chi nhánh đó.

(3) Có thể tất toán sổ tiết kiệm online không?

Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng đều đã cung cấp dịch vụ tất toán sổ tiết kiệm ngay trên ứng dụng Internet Banking của ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất cho gửi trực tuyến thường sẽ cao hơn so với trực tiếp. Sau đây là thủ tục tất toán sổ tiết kiệm tại một số ngân hàng phổ biến hiện nay:

Tất toán sổ tiết kiệm online của ngân hàng Vietcombank:

Bước 01: Mở ứng dụng Internet Banking của Vietcombank, tại màn hình chính, công dân ấn chọn chức năng “Tất toán tiết kiệm”.

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024

Bước 02: Tại bước này, Hệ thống sẽ yêu cầu công dân nhập và chọn thông tin để tất toán tiết kiệm. Sau khi đã hoàn thành nhập những thông tin này, nhấn chọn “Tiếp tục”.

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024

Bước 03: Đây là bước để công dân kiểm tra lại các thông tin. Sau khi đã chắc chắn thông tin là chính xác, công dân tùy chọn phương thức xác thực tương ứng được hiển thị. Sau đó, nhấn chọn “Tiếp tục”.

Tất toán tiết kiệm là gì năm 2024

Bước 04: Màn hình sẽ hiển thị bảng thông báo khi giao dịch đã thành công.

Tất toán sổ tiết kiệm online của ngân hàng BIDV:

Bước 01: Đăng nhập vào tài khoản Internet Banking của ngân hàng mà công dân gửi tiết kiệm online.

Bước 02: Vào phần tất toán tiền gửi tiết kiệm và chọn sổ tiết kiệm định tất toán.

Bước 03: Xác thực bằng mã OTP mà hệ thống ngân hàng gửi cho công dân qua SMS hoặc email.

Bước 04: Sau đó, công dân xác thực lại với ngân hàng và chờ ngân hàng xử lý giao dịch. Khi giao dịch thành công số tiền công dân rút từ tài khoản gửi tiết kiệm sẽ được chuyển về tài khoản để công dân thực hiện chi tiêu.

Tất toán sổ tiết kiệm online của ngân hàng Techcombank:

Bước 01: Đăng nhập tài khoản Internet Banking Techcombank trên ứng dụng Techcombank Mobile.

Bước 02: Chọn vào mục “Tiết kiệm” trên màn hình và nhấp vào “Tài khoản tiết kiệm”.

Bước 03: Xem chi tiết thông tin tiết kiệm tiền gửi và chọn Tất toán.

Bước 04: Công dân nhập mã Smart OTP và nhấn Lấy mã OTP. Cuối cùng, công dân nhấn “Xác nhận” để hoàn tất giao dịch.

Tổng kết lại, trên đây là một số thông tin về tất toán sổ tiết kiệm và những thủ tục cần thiết để tất toán sổ tiết kiệm tại ngân hàng và online.

Ngày đáo hạn sổ tiết kiệm là gì?

Đáo hạn tiết kiệm là hình thức khi tới hết kỳ hạn gửi tiết kiệm, bạn vẫn chưa đến rút tiền. Lúc này ngân hàng sẽ tự động thực hiện đáo hạn tài khoản tiết kiệm với với kỳ hạn cũ, cùng với lãi suất tiết kiệm được áp dụng tại thời điểm đáo hạn.

Tất toán tài khoản nghĩa là gì?

1. Tất toán là gì? Tất toán là một thao tác nhằm chấm dứt giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng vào giai đoạn đôi bên kết thúc hợp đồng. Nghĩa là cả ngân hàng và khách hàng đều đã hoàn trả, thanh toán đầy đủ tất cả khoản nợ cho bên còn lại theo thỏa thuận ký kết trước đó.

Sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi khác nhau như thế nào?

Chứng chỉ tiền gửi yêu cầu khoản tiền ban đầu được giữ trong tài khoản cho đến khi hết bạn. Tài khoản tiết kiệm cho phép bạn thay đổi số dư bằng cách gửi thêm hoặc rút tiền. Tài khoản tiết kiệm có lãi suất linh hoạt, có thể thay đổi theo thời gian và thường thấp hơn so với chứng chỉ tiền gửi.

100 triệu gửi ngân hàng Agribank lãi suất bao nhiêu?

Tiền lãi = Tiền gửi x lãi suất/12 tháng x số tháng gửi thực tế. Ví dụ, nếu bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại Agribank kỳ hạn 12 tháng, với lãi suất 4,7%, tiền lãi nhận được như sau: 100 triệu đồng x 4,7%/12 x 12 tháng = 4,7 triệu đồng.