Thủ đô của trung quốc hiện nay là gì năm 2024

Người ta còn nhớ trong cuộc họp Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) ĐCS TQ tại Tây Bá Pha ngày 8/9/1948 (mà lịch sử ĐCS TQ gọi là Cửu nguyệt hội nghị) có số ủy viên TW Đảng tham dự đông nhất kể từ khi quân Nhật đầu hàng, Mao Trạch Đông đã đưa ra lộ trình cho cách mạng TQ. Theo lộ trình này thì trong vòng 5 năm (tính từ tháng 7/1946) sẽ cơ bản quét sạch lực lượng quân sự và đập tan chính quyền của Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch trên toàn lục địa, xây dựng chính quyền cách mạng do ĐCS lãnh đạo.

Chính quyền cách mạng sẽ bao gồm không chỉ giai cấp công nhân và nông dân, mà sẽ bao gồm cả giai cấp tiểu tư sản, các đảng phái dân chủ, các phần tử ly khai chống Tưởng Giới Thạch, các nhân sĩ yêu nước... Chính quyền mới phải lấy lợi ích của nhân dân làm cơ sở, do đó các cấp chính quyền đều sẽ gắn với hai chữ “nhân dân”, ví dụ tòa án sẽ gọi là Tòa án nhân dân, quân đội gọi là Quân Giải phóng quân nhân dân,... để mọi người thấy rõ sự khác biệt giữa chính quyền cách mạng với chính quyền của Tưởng Giới Thạch. Vì vậy ngay cả thủ đô cũng sẽ thay đổi. Chính quyền Tưởng Giới Thạch lấy Nam Kinh làm thủ đô thì chính quyền cách mạng sẽ lấy Bắc Bình (Bắc Kinh) làm thủ đô của mình.

Trong thời gian hội nghị nói trên, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã có buổi nói chuyện riêng với tướng quân Từ Hướng Tiền, lúc đó là Tư lệnh Binh đoàn số 1 đang tấn công quân Tưởng ở vùng Sơn Tây, về ý định giải phóng thành phố Bắc Bình và sẽ biến Bắc Bình thành thủ đô của nước Trung Hoa mới.

Thủ đô của trung quốc hiện nay là gì năm 2024

Quảng trường Thiên An Môn.

Để thực hiện việc giải phóng Bắc Bình, Mao Trạch Đông đã chỉ thị: “Cần phải động viên toàn bộ lực lượng, toàn bộ biện pháp quân sự cũng như chính trị, kể cả những biện pháp tác động tới hàng ngũ các tướng lĩnh Quốc dân đảng đang cố thủ Bắc Bình, nhất là phải lôi kéo bằng được viên tư lệnh của quân Tưởng đóng tại Bắc Bình là Phó Tác Nghĩa. Do áp dụng những biện pháp đồng bộ và mạnh mẽ, ngày 30/1/1949, Phó Tác Nghĩa đã tuyên bố: Đồng ý với việc trao quyền quản lý Bắc Bình một cách hòa bình cho Giải phóng quân. Chính nhờ vậy mà Bắc Bình, một cố đô của nhiều triều đại với vô số những danh thắng quý giá đã được bảo vệ một cách nguyên vẹn, cuộc sống của nhân dân cũng không gặp phải sự xáo trộn đáng kể. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng để Bắc Bình trở thành thủ đô sau này.

Việc Bắc Bình được chính thức chọn làm thủ đô của nước Trung Hoa mới là theo quyết định của Hội nghị toàn thể BCHTW ĐCS TQ lần thứ 2, khóa 7 họp vào ngày 5/3/1949.

Cũng tại hội nghị trên, Thị trưởng đầu tiên của Bắc Kinh là Diệp Kiếm Anh cho biết: “Sau khi Bắc Bình được giải phóng một cách hòa bình, đã có rất nhiều vị trí thức, nhân sĩ yêu nước gửi thư tới bày tỏ sự ủng hộ chính quyền mới tại Bắc Kinh do ĐCS lãnh đạo, và mong rằng Chính phủ nước Trung Hoa mới sẽ được thành lập tại đây".

Việc Bắc Kinh được chọn làm thủ đô còn có một nguyên nhân quan trọng nữa, đó là xuất phát vấn đề an ninh trong nước Trung Hoa và an ninh quốc tế lúc bấy giờ.

Người ta còn nhớ vào đầu năm 1949, Bộ trưởng các thành phố thuộc Cục Đông Bắc TQ là Vương Gia Tường đã cùng vợ là Chu Trung Mỹ tới Tây Bá Pha gặp Mao Trạch Đông. Cuộc gặp diễn ra trong không khí rất thân mật. Mao Trạch Đông đã nói với Vương Gia Tường: “Tôi rất muốn nghe ý kiến của anh về việc chính phủ mới của chúng ta sẽ định đô ở đâu? Các triều đại trước đã từng định đô không ở Tây An thì cũng ở Khai Phong, hoặc Nam Kinh hoặc Bắc Bình. Vậy chúng ta nên định đô ở đâu là tốt nhất?”. Sau một hồi suy nghĩ, Vương Gia Tường đã nói: “Chẳng phải là nên chọn Bắc Bình hay sao?”.

Được Mao Trạch Đông đề nghị giải thích nguyên nhân của việc lựa chọn đó, Vương Gia Tường cho rằng: “Bắc Bình là một thành phố nằm tương đối gần với Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xôviết (tức Liên Xô trước đây) và Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, đường biên giới tuy dài nhưng không lo sẽ xảy ra chiến tranh. Còn Nam Kinh tuy có cái thế “hổ cứ long bàn” (hổ chầu rồng cuốn), địa thế hiểm yếu nhưng lại tương đối gần với Hồng Công, Áo Môn, Đài Loan. Tây An thì hơi bị lệch về phía tây, vì vậy tôi cho rằng việc chúng ta định đô ở Bắc Bình là hợp lý hơn cả”. Nghe xong Mao Trạch Đông cười rất vui và nói: “Ý kiến của anh rất có cơ sở, và cho biết thêm: “Đại đa số các ủy viên TW Đảng cũng có cùng quan điểm như vậy”.

Một nguyên nhân nữa để Bắc Bình được chọn làm thủ đô còn phải kể tới sự giúp đỡ của Liên Xô khi đó. Về vấn đề này, Bạc Nhất Ba, một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của ĐCS TQ khi đó đã nói: “Sự thắng lợi của chúng ta là dựa trên sức của chúng ta là chính, nhưng nó cũng không thể tách rời sự giúp đỡ của quốc tế, mà sự giúp đỡ đầu tiên cực kỳ to lớn và quý báu đó là của Liên Xô. Định đô ở Bắc Bình sẽ rất thuận lợi, bởi chúng ta có thể trực tiếp nhận được sự giúp đỡ của các nước XHCN do Liên Xô đứng đầu.

Cũng tại Hội nghị Bộ Chính trị ĐCS TQ họp đầu tháng 9/1948, Mao Trạch Đông đã nói: “Về vấn đề chuẩn bị cho bước quá độ từ cuộc cách mạng dân tộc dân chủ mới chuyển sang cách mạng XHCN, Liên Xô sẽ giúp đỡ chúng ta, và sự giúp đỡ đầu tiên là giúp chúng ta phát triển kinh tế”. Tới ngày 28/9/1948, Mao Trạch Đông đã thông báo tinh thần của Hội nghị TW ĐCS TQ họp ngày 8/9/1948 với Stalin, trong đó có vấn đề chọn Bắc Bình làm thủ đô. Ngày 30/12/1948, Mao Trạch Đông lại điện cho Stalin sẽ sang Moskva để thông báo mọi tình hình của TQ. Nhưng cuộc đi này bất thành vì giao thông ách tắc, và sau đó Mao Trạch Đông lại phải chỉ huy chiến dịch Hoài Hải, Bình Tân. Vì vậy ngày 31/1/1949, Stalin đã phái Micoian, Ủy viên Bộ Chính trị BCHTW ĐCS Liên Xô dẫn đầu đoàn đại biểu Liên Xô đáp máy bay tới Tây Bá Pha. Trong buổi gặp mặt gồm có Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức, Nhiệm Bật Thời, hai bên đã trao đổi ý kiến về rất nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có vấn đề định đô ở Bắc Bình, và phía Liên Xô đã đồng ý.

Đương nhiên, việc quyết định lấy Bắc Bình làm thủ đô của nước Trung Hoa mới là điều không phải dễ dàng, mà một trong những khó khăn đầu tiên là làm thế nào để có thể biến một đế đô của nhà nước phong kiến thành thủ đô của toàn thể nhân dân nước cộng hòa non trẻ?

Để làm được điều này, trong quá trình chuẩn bị di dời các cơ quan của Đảng và Chính phủ lâm thời về Bắc Bình, Mao Trạch Đông luôn luôn nhắc nhở những cán bộ trực tiếp làm công việc này rằng: “Chúng ta sẽ tiến vào Bắc Bình. Chúng ta không được giống như Lý Tự Thành đã từng tiến vào Bắc Bình để rồi biến thành một ông vua mới. Những người Cộng sản chúng ta tiến vào Bắc Bình là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa Cộng sản” (Lý Tự Thành là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Thái Bình thiên quốc phản Thanh phục Minh. Sau khi chiếm được kinh đô Bắc Kinh, Lý Tự Thành lên ngôi vua, nhưng sau đó bị nhà Thanh tiêu diệt).

Ngày 23/8/1949, TW ĐCS TQ rời Tây Bá Pha tiến vào Bắc Bình. Ngày 1/10/1949, trên lầu Thiên An Môn tại trung tâm Bắc Bình (lúc này đã chính thức đổi tên là Bắc Kinh) Mao Trạch Đông đã long trọng tuyên bố thành lập nước CHND Trung Hoa có thủ đô là Bắc Kinh