Vi phạm bản quyền là vi phạm pháp luật gì năm 2024

Khi xã hội công nghệ hóa, hiện đại hóa việc tiếp cận các nguồn thông tin, tài liệu của con người trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mọi người chỉ cần một thiết bị thông minh thì có thể sử dụng bất kỳ tác phẩm, sản phẩm trí tuệ một cách thoải mái, dễ dàng. Đôi khi việc sử dụng các nguồn trên của chúng ta vô tình xâm phạm bản quyền mà chúng ta không nhận thức được điều đó và dễ dẫn đến việc truy cứu trách nhiệm pháp luật vì hành động trên.

Vì mục đích chia sẻ, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ đến Quý khách hàng và cũng như bảo vệ khách hàng của NP Law trước các hành vi xâm phạm bản quyền tác phẩm. NP Law sẽ phân tích các quy định pháp luật về bản quyền trong bài viết dưới đây:

I. Định nghĩa bản quyền theo quy định pháp luật

Vậy bản quyền là gì? Luật bản quyền là gì?

Pháp luật Việt Nam không có khái niệm bản quyền, theo ngôn ngữ pháp lý là bản quyền là quyền tác giả. Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Các vấn đề về bản quyền tác phẩm được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các Nghị định, Thông tư liên quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

.jpg)

II. Quy định pháp luật về các loại bản quyền

Phần giải thích trên đã trình bày rõ pháp luật không có định nghĩa về bản quyền do đó sẽ không có các loại bản quyền theo cách nói đời thường mà ngôn ngữ pháp lý là các loại hình tác phẩm được bảo hộ theo quy định quyền tác giả. Quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả sẽ được bảo hộ cho Các loại hình tác phẩm sau:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
  • Tác phẩm báo chí;
  • Tác phẩm âm nhạc;
  • Tác phẩm sân khấu;
  • Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
  • Tác phẩm nhiếp ảnh;
  • Tác phẩm kiến trúc;
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
  • Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

III. Chuyển nhượng quyền tác giả

Tác giả có thể mua bán bản quyền tác phẩm không? Mua bán bản quyền là gì?

Pháp luật cho phép tác giả được mua bán tác phẩm của mình, hoạt động mua bán bản quyền là chuyển nhượng quyền tác giả căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng quyền tác giả (mua bán bản quyền tác phẩm) là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền được quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo cách giải thích thông thường, mua bán bản quyền là sự thoả thuận giữa tác giả với những cá nhân, tổ chức có nhu cầu muốn sử dụng tác phẩm mà Luật pháp cho phép. Dù tác phẩm được chuyển nhượng quyền sở hữu thì tác phẩm đó khi được công bố thì vẫn phải công bố tác giả của tác phẩm.

Giao dịch dân sự này phải thực hiện bằng văn bản là hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả với đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 46 Luật sở hữu trí tuệ. Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là Cục bản quyền tác giả (trụ sở chính tại Cục bản quyền tác giả tại Hà Nội và hai văn phòng đại diện của Cục bản quyền tác giả tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chính Minh).

Bên cạnh đó, việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của Bộ Luật dân sự.

Vi phạm bản quyền là vi phạm pháp luật gì năm 2024

IV. Những lợi ích của việc đăng ký bản quyền

Trong năm 2021 đã có rất nhiều ồn ào về bản quyền bài hát, nhiều bản ghi do Hội nhạc sĩ Việt Nam sản xuất như Phạm Tuyên, Trọng Tuyên, Văn Cao, Giáng Son,… đang bị BHMedia sử dụng để xác nhận chủ sở hữu bản quyền trên nền tảng trực tuyến. Trong số các vụ việc trên gây nhiều bức xúc, phẫn nộ nhất là sự việc bài hát Tiến Quân Ca- Quốc Ca Việt Nam bị đánh bản quyền khi phát sóng trên Youtube trong khuôn khổ AFF Cup trận đấu giữa Lào và Việt Nam. Đoạn bài hát không được phát sóng, và không có âm thanh đã gây ra một làn sóng giận dữ của người dân Việt Nam. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đưa ra kết luận sớm và hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền lợi của tác giả, cũng như tất cả mọi người được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật.

Điều này đã cho thấy tất cả chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng, hệ trọng của thiết lập quyền tác giả của mình trên tác phẩm ngay từ khi tác phẩm được hình thành. Nhằm bảo vệ tác phẩm, tránh các hành vi ăn cắp bản quyền, nếu không chính chúng ta lại bị đánh bản quyền trên đứa con sáng tạo của mình.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại. Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bằng chứng vững chắc xác nhận tư cách và quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đã đăng ký.

V. Định nghĩa chung vi phạm bản quyền

Những thắc mắc về sở hữu trí tuệ mà NPLaw nhận nhiều nhất là: Vi phạm bản quyền là gì? Vi phạm bản quyền thuộc loại vi phạm nào?

Vi phạm bản quyền chính là hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm. Các hành vi sau đây được xem là vi phạm bản quyền được quy định cụ thể tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Mạo danh tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  • Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
  • Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  • Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  • Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  • Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Vi phạm bản quyền là vi phạm pháp luật gì năm 2024

VI. Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Vậy trước các hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách trắng trợn như vậy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. Tác giả cần phải khiếu nại để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nhiều khách hàng đã đặt câu hỏi tới NPLaw rằng: Khiếu nại bản quyền là gì?

Đối với việc khiếu nại bản quyền là gửi yêu cầu giải quyết hành vi xâm phạm bản quyền tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm. Bên cạnh đó tác giả cần cung cấp chứng cứ, chứng minh là chủ sở hữu của tác phẩm đã được bảo hộ (cung cấp Văn bằng/ Giấy chứng nhận).

Mọi thủ tục liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan sẽ được thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả.

VII. Những phương pháp phát hiện ra vi phạm bản quyền

Tác giả của tác phẩm luôn muốn bảo vệ đứa con tinh thần của mình trước các hành động xấu làm sai giá trị tác phẩm. Tác giả luôn muốn sớm biết các hành vi xâm phạm, vi phạm bản quyền để bảo vệ quyền lợi của mình càng sớm càng tốt trước những tổn hại không đáng có. Liệu có cách nào để phát hiện ra vi phạm bản quyền?

Câu trả lời là không có cách nào, hay phương pháp đặc biệt nào để phát hiện mà phải do chính tác giả phát hiện được. Vì trong thời đại công nghệ hiện nay, tác phẩm của tác giả bị đưa lên mạng xã hội như Youtube, Facebook, Tiktok… rất dễ dàng. Đây là môi trường có nhiều vi phạm bản quyền nhất.

Những vụ xâm phạm bản quyền này chỉ đến khi tác giả của tác phẩm tình cờ thấy được tác phẩm của mình bị xâm phạm. Như đã chia sẻ về ví dụ các bài hát của các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng phát hiện tác phẩm mình bị đánh bản quyền chỉ đến khi tác giả không thể sử dụng tác phẩm mình trên nền tảng trực tuyến thì mới phát hiện được một tổ chức khác đã đăng ký bản quyền.

Với những vấn đề, khó khăn trên NPLaw chân thành đưa lời khuyên đến Quý khách hàng hãy bảo vệ quyền tác giả, bản quyền tác phẩm của mình ngay khi tác phẩm được hoàn thiện bằng cách đăng ký bảo hộ tại Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qua công cụ pháp lý, và tìm tư vấn bởi chuyên gia về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, bảo vệ tác phẩm tại những hiệp hội và tổ chức có cơ chế bảo vệ quyền tác giả ở các lĩnh vực khác nhau. Quý khách hàng muốn được bảo vệ tác phẩm của mình một cách toàn diện nhất, an toàn nhất thì hãy nhanh chóng liên hệ với đội ngũ nhân viên NPLaw để nhận những tư vấn chuyên sâu, uy tín, chất lượng. Vì đối với chúng tôi lợi ích của khách hàng chính là sự tiên quyết trong sứ mệnh của NPLaw.