1 cây mía khoảng bao nhiêu kg?

Trong khi người trồng mía ở nhiều địa phương lao đao vì nhà máy giảm giá thu mua, phải bỏ mía khô ngoài đồng, thì các chủ trang trại mía ở Phú Yên lại sống khỏe.

Trong khi người trồng mía ở nhiều địa phương lao đao vì nhà máy giảm giá thu mua, phải bỏ mía khô ngoài đồng, thì các chủ trang trại mía ở Phú Yên lại sống khỏe.

Trang trại của ông Cao Má, rộng 15 ha ở xã Ea Ly, huyện Sông Hinh (Phú Yên) trồng giống mía cao sản R579, R570, trước Tết Quý Tỵ thu hoạch 1 ha, đạt năng suất gần 100 tấn. Những ngày qua ông tiếp tục thu hoạch mía nguyên liệu cung cấp cho Cty CP Mía đường Tuy Hòa với giá 900.000 đồng/tấn 10 chữ đường (CCS). Ước tính niên vụ mía 2012-2013, ông Cao Má thu tiền tỷ.

Nông dân Nguyễn Văn Hùng, cũng ở xã Ea Ly, mở rộng diện tích trồng mía hiện lên đến 12 ha với các giống mía Roc10, Roc16 mới du nhập về. Trong qua trình sinh trưởng cây mía không bị sâu bệnh hại cộng thời tiết thuận lợi nên phát triển tốt, năng suất đạt 100 tấn/ha. Ông Hùng cho biết, trồng mía theo mô hình trang trại đầu tư mua máy cày để chủ động trong khâu làm đất kịp thời vụ xuống giống. Ở đây không chủ động nước tưới mà chỉ dựa thời tiết trời mưa nên khâu làm đất quyết định năng suất”.

Gia đình anh Nguyễn Ngọc Mỹ từ xã Đức Bình Tây (Sông Hinh) lên Ea Ly lập nghiệp từ năm 1993. Hai vợ chồng vừa trồng mía, vừa nuôi bò. Hàng năm, bán bò sinh sản và mía, vay thêm ngân hàng, anh mua thêm đất. Những năm mía rẻ mạt, nhiều người bán đất, anh bàn với vợ bán bò vay thêm ngân hàng mua, rồi đầu tư trồng giống mía cao sản, nhờ vậy năng suất, sản lượng tăng cấp số cộng hàng năm.

Năm 2008, anh trả hết nợ mà vẫn còn tiền xây ngôi nhà nửa ty đồng, mua máy cày, tăng thêm đàn bò. Hiện có 15 ha mía, thu 150 tấn, bán được 1,5 tỷ đồng. Anh Mỹ tiết lộ: “Gia đình tôi có 2 máy cày lớn và chuẩn bị mua thêm 1 xe tải để phục vụ trồng và thu hoạch. Nguồn vốn đầu tư tất cả đều từ cây mía mà ra”.

Theo nhiều nông dân, để đạt năng suất cao ngoài việc chú trọng nguồn giống, áp dụng KHKT chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại thì thời tiết phải thuận lợi, mưa nắng đan xen để khâu làm cỏ bón phân đúng thời kỳ sinh trưởng, cây mía mới phát triển tốt.

Lo ngại nhất là trồng mía không có công trình thủy lợi tưới nước, thời kỳ xuống giống thì trồng đồng loạt, khi thu hoạch thì cùng lúc, điều này không chỉ gây sức ép cho nhà máy và dẫn đến trình trạng khan hiếm công thu hoạch. Vì vậy mong ước của họ là cần đầu tư công trình thủy lợi để trồng rải vụ và chủ động nguồn nước tưới, bón phân nâng cao năng suất mía.

Một khó khăn nữa đó là cơ sở hạ tầng, không có đường vận chuyển nên phải thu hoạch "cuốn chiếu", ảnh hưởng đến tiến độ. Một số vùng phải qua khâu trung chuyển mới đến được. Thu hoạch cùng lúc khan hiếm công lao động nên giá nhân công tăng cao kéo theo chi phí tăng. Theo tính toán, các khoản chi phí từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch lên đến 40%, thậm chí có nơi lên đến 50% so với tổng thu nhập.

Ông Trần Thanh Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh cho hay: “Tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu mía của huyện Sông Hinh từ 6.000 lên 8.000 ha. Ea Ly, Sơn Giang là các xã có diện tích mía lớn của huyện, nhiều hộ trồng mía theo mô hình trang trại. Mía trở thành cây trồng chủ lực thu hút hàng nghìn lao động. Mỗi vụ mía khi được mùa, được giá nông dân có thể thu nhập cả trăm triệu đồng.

Còn theo đánh giá của Ban điều hành chương trình mía đường Phú Yên, việc đầu tư vẫn chưa tương xứng nhu cầu, diện tích mía có tưới chỉ đạt gần 10%, chủ yếu khai thác từ các công trình thủy lợi hiện có. Cần đẩy mạnh phát triển giao thông nội đồng, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi để mở rộng vùng diện tích mía có nước tưới, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

ĐBSCL rất thích hợp cho cây mía nhờ khí hậu nhiệt đới, có nhiều nắng và nhiệt độ cao gần như quanh năm (trung bình 27 độ C).

Quy trình canh tác nâng cao chất lượng mít Thái

Phân bón cho cây dừa

Bón cho cây ăn trái ở ĐBSCL hiệu quả khi giá phân bón tăng cao

Chủ động thích ứng với giá phân bón tăng

Ngoài ra, gió bão gần như không đáng kể, nên có thể trồng thâm canh mía mà không sợ đổ ngã. Về đất, qua phân tích đất trồng mía cho thấy đất thuộc loại sét pha thịt giữ dưỡng chất tốt và có hàm lượng N, P, K từ trung bình đến cao. Đây là một lợi thế để giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh cho ngành đường. Về nguồn nước, ĐBSCL nhiều sông rạch, có lợi thế về nguồn nước để thâm canh, rải vụ, vận chuyển, tiếp nhận phù sa, rửa độc chất… 

Về kinh nghiệm trồng mía, nghề trồng mía, ép đường ở ĐBSCL đã có từ lâu đời. Nông dân rất quen với cây mía và có nhiều kinh nghiệm trong canh tác, ham thích ứng dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, chữ đường.

1 cây mía khoảng bao nhiêu kg?

Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL rất thích hợp cho cây mía. Ảnh: TL.

Mặc dù mía đường ở ĐBSCL được xếp vào nhóm có năng suất cao, nhưng chữ đường lại khá thấp. Do đó, để nâng cao chữ đường và tăng năng suất đúng với tiềm năng của vùng, cần đẩy mạnh thực hiện một số biện pháp sau:

Chọn tạo giống mía phù hợp: Hầu hết các giống mía hiện nay có chu kỳ sinh trưởng dài. Trong khi đó ĐBSCL đất thấp, có nơi trồng mía hàng năm bị ngập trong mùa mưa và có vùng bị nhiễm mặn vào mùa nắng nên phải thu hoạch sớm để tránh thiệt hại. Do phải thu hoạch sớm nên chữ đường thấp. Đây là vùng có nhiều lợi thế và cũng rất đặc thù nên cần có giống mía mới chịu úng, chịu mặn và chín sớm.

Sản xuất hom giống: Thực trạng mua hom giống ngọn trôi nổi (thân mía đã bán ép đường) không bảo đảm chất lượng, hom mía yếu, tốn nhiều hom, mía nảy mầm chậm làm kéo dài thời gian sinh trưởng, dễ nhiễm sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường. Để có hom giống tốt, người trồng mía cần tự sản xuất hom giống ở nơi có địa hình cao như bờ bao, liếp vườn…

Cơ giới hóa trong canh tác: Sử dụng cơ giới trong canh tác mía ở ĐBSCL hầu như còn quá xa lạ với người trồng mía, có thể nói còn thủ công 100%. Do vậy, công lao động chiếm khoảng 64% giá thành sản xuất. Sử dụng cơ giới không những giúp giảm chi phí mà còn cải thiện năng suất, chữ đường nhờ giải quyết kịp thời các khâu trong sản xuất, nhất là thu hoạch và vận chuyển mía nhanh đến nhà máy.

Bón phân cho mía: Mía là loại cây trồng hàng năm có năng suất sinh học thuộc loại cao trên 200 tấn/ha, do đó cũng đòi hỏi một lượng dinh dưỡng khá lớn cho cả chu kỳ sống. Trung bình để đạt 100 tấn/ha, cây mía lấy đi khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2. Cây mía hấp thu các chất dinh dưỡng nhiều ở thời kỳ đầu và giảm dần theo độ tuổi.

Ở giai đoạn cây con và nhảy chồi, mía cần nhiều nhất là đạm; còn giai đoạn vươn lóng, mía cần nhiều nhất là kali rồi mới đến đạm và lân. Bón quá nhiều đạm chỉ tăng năng suất, song chữ đường giảm. Bón tăng kali làm tăng khả năng tích lũy đường, giảm sâu bệnh và đổ ngã, nhưng nếu bón quá nhiều sẽ giảm tỷ suất lợi nhuận.

1 cây mía khoảng bao nhiêu kg?

Bón các sản phẩm phân bón của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền giúp tăng năng suất và chữ đường của mía. Ảnh: BĐ.

Theo kết quả thí nghiệm bón phân của Công ty Mía đường CASUCO hợp tác với Công ty Phân bón Bình Điền, kỹ thuật bón phân sau đây đã làm tăng năng suất và chữ đường của mía:

Bón phân cải tạo đất: Đất được sử dụng để trồng mía ở ĐBSCL thường có pH thấp và có nơi bị nhiễm mặn nên bón lót phân Đầu Trâu Mặn - Phèn với liều lượng từ 200 – 300 kg/ha để giảm ngộ độc do mặn và phèn gây ra, đồng thời thúc đẩy bộ rễ khoẻ mạnh và tăng sức chống chịu của cây.

Bón phân nền: Bón 200 - 250 kg/ha phân chuyên dùng Đầu Trâu Đẻ Nhánh ở đáy hộc mía và phủ lên trên một lớp đất mỏng rồi đặt hom. Sau khi đặt hom có tủ rơm và tưới nước.

Bón phân thúc cho mía nhảy chồi (thúc 1): Bón từ 250 - 350 kg/ha phân chuyên dùng Đầu Trâu Đẻ Nhánh lúc mía được 1,5 – 2 tháng sau khi trồng để mía nhảy chồi, đảm bảo đủ mật độ 12 - 15 chồi/m2. Bón phân lúc này cần kết hợp với “vô chân ấm” để giảm chồi vô hiệu.

Bón phân thúc mía vươn lóng (thúc 2): Khoảng 4 - 5 tháng sau khi trồng, lúc mía đã nhảy chồi tối đa có trung bình 9 - 12 lá/chồi, bón 350 - 400 kg phân chuyên dùng Đầu Trâu Vươn Lóng. Bón phân kết hợp với “vô chân khỏa” giúp hạn chế đổ ngã, tăng chiều cao và chữ đường.

Lưu ý: Bón phân phải rạch hàng (có thể dùng máy hay dùng bò), rải phân và lấp đất để phân bón không bị thất thoát do mưa hay nắng bốc hơi.

Sau thu hoạch: Thu hoạch phải mía đúng độ chín, khi chữ đường ở phần ngọn thấp hơn phần gốc dưới 1 chữ. Cần phải vận chuyển thật nhanh đến nhà máy đường trong ngày, chậm 1 ngày đầu có thể mất 0,6 chữ đường. Ngoài ra còn những lý do làm giảm chữ đường như cây ngã, ngập nước, chừa ngọn quá dài…