1 ha lúa phun bao nhiêu bình 16 lít năm 2024

Pyanchor Gold: là thuốc trừ cỏ hỗn hợp hậu nẩy mầm trừ được nhiều loại cỏ phổ biến trong ruộng lúa, cỏ đã mọc từ 2 đến 5 lá thuộc cả 03 nhóm hòa bản, năn lác và lá rộng,đặc biệt diệt sạch cỏ đuôi phụng và lồng vực.

Sản phẩm có tính chọn lọc cao rất an toàn cho cây lúa, thuốc không gây hại cây lúa ngay cả khi phun chồng lối

Hoạt chất trong Pyanchor Gold nội hấp nhanh qua lá nên sau phun 5-6 giồ, nếu gặp mưa không cần phun lại. Cỏ ngừng sinh trưởng sau khi phun thuốc 24 giờ và chết hoàn toàn sau 7-10 ngày.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Cây Trồng

Loại cỏ

Thời điểm phun

Liều lượng

Lúa

Đuôi phụng, lồng vực, cháo , chác, lác, mác, rau mương, vẩy ốc…

7-12 ngày sau sạ

[tương ứng cỏ lồng vực có từ 2-4 lá]

0,8 Lít/Ha. Pha 40ml/ bình 16 lít nước, phun 02 bình cho 1000 m2

13-15 ngày sau sạ

1 Lít/Ha. Pha 50ml/ bình 16 lít nước, phun 02 bình cho 1000 m2

Có thể sử dụng liều lượng 1.2 Lít/ha để phun lau lại cỏ đuôi phụng và cỏ lồng vực còn sót lại trong ruộng do trước đó đã phun thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm.

Lưu ý sử dụng:

-Khi phun đất ruộng phải đủ ảm, nếu ruộng có nước thì phải tháo cạn nước để thân và lá cỏ khô ráo khoảng 30 phút rồi phun thuốc. Sau phun 1-3 ngày cho nước vào ruộng và giữ mực nước cao khoảng nửa chiều cao cây lúa liên tục 3-5 ngày.

Nếu sau khi tháo nước, ruộng còn nhiều chỗ đọng vũng, thì nên phối hợp với thuốc trừ cỏ Star 10WP hoặc Beron 10WP để phun. Liều lượng các sản phẩm hỗn hợp [star hoặc Beron] giảm 1/3 so với liều hướng dẫn ghi trên bao bì. Hỗn hợp xong phun ngay, không để hỗn hợp trong bình qua đêm.

Điều chỉnh bec phun sương mịn, phun đều mặt ruộng. Chỗ lúa mọc dầy che phủ lá cỏ chú ý phun kỹ hơn, rà vòi phun cho thuốc tiếp xúc được với lá cỏ. Không sợ phun chồng lối vì thuốc rất an toàn cho cây lúa.

Thời tiết lạnh [rét] hiệu quả trừ cỏ kém. Không phun thuốc khi đất khô, nứt nẽ hoặc nhiệt độ thấp dưới 180C. Lúc thồi tiết khô nóng nhưng ruộng đủ ẩm, cần phun kỹ cho lá cỏ ướt đẩm.

Tin cùng loại

Phân bón lá TANO 601 của công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn được đánh giá như là 1 loại phân bón đa năng, vì có thể sử dụng được ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng, và cho hầu hết các loại cây trồng.

Chuột có mắt không tốt lắm, không nhìn thấy xa, không phân biệt được màu sắc, bù lại chuột có khả năng cảm nhận mùi, vị thức ăn rất tốt. Chuột rất thính tai, rất nhanh nhẹn, leo trèo, đào đất nhanh, bơi lội dễ dàng, chủ yếu phá hại về đêm.

Nấm hồng thường gây bệnh phổ biến trên các vườn cây cao su trong mùa mưa, nhất là trên các vườn cây từ 4-8 tuổi trở lên. Hiện nay, bị giá cao su chi phối, nên việc chăm sóc chỉ ở mức duy trì, làm cây suy yếu, vì vậy vào mùa mưa rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dimenat 20 EC là thuốc trừ sâu dạng nhủ dầu [EC], thuộc nhóm lân hữu cơ [OP’s], tác động ức chế men Achetylcholinesterazase [AChE]

Cỏ dại ở đất trồng cạn đặc biệt là trên đất trồng mía, thường xuất hiện nhiều loại như mần trầu, lông, chỉ, lồng vực , túc, cháo, chác, mần ri, vòi voi, dền gai, cứt heo, mắc cở…, mỗi loại cỏ có cấu tạo hình thái, đặc điểm sinh trưởng, phát triển rất khác nhau.

Bệnh vàng lá héo rũ cây chuối [bệnh Panama] là bệnh khá phổ biến trên các vùng chuối hiện nay trên thế giới. Bệnh có thể gây chết hàng loạt làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng chuối tại nhiều vùng.

Sâu non muỗi hành di chuyển lên phần giữa của bẹ và thân, rồi xâm nhập vào đỉnh sinh trưởng, tại đây sâu cắn phá gây hại và thải ra chất độc có trong nước miếng làm gốc bẹ lúa phồng to

Dưa hấu là cây trồng cho giá trị kinh tế cao, vì vậy thường được đầu tư thâm canh cao. Nhưng việc tăng cường đầu tư thâm canh không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho nhiều dịch hại phát triển, trong đó thán thư là một trong những bệnh hại phổ biến và nguy hiểm trên dưa. Bệnh này đã làm cho những người sản xuất dưa gặp không ít khó khăn, làm giảm đáng kể năng suất và chất lượng, làm tăng chi phí sản xuất.

Cam quýt là loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, sâu bệnh hại là một trong những yếu tố gây trở ngại cho sự phát triển và làm tăng chi phí sản xuất. Một trong những bệnh hại khá nguy hiểm trên cam quýt là bệnh đốm dầu. Bệnh đốm dầu thường gặp trên cam quýt được trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.

Bọ trĩ là dịch hại phổ biến trên nhiều loai cây trồng như lúa, rau, đậu, điều, CAT,... Đây là loại côn trùng rất nhỏ, tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường, thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ, phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái,… Rồi hút nhựa.

Chủ Đề