Rau bám mặt sau bao nhiêu tuần thì máy năm 2024

Theo bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến – Chuyên khoa sản – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng, khi trứng được thụ tinh sẽ sinh ra các tế bào, 1 phần tế bào sẽ phát triển thành em bé, phần còn lại phát triển thành nhau thai. Nhau thai nối bào tử với thành tử cung, có hình tròn và có chức năng chính là cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí qua máu với cơ thể mẹ. Bánh nhau đủ ngày tháng nặng khoảng 500g, thường bám ở mặt trước hoặc mặt sau/mặt đáy tử cung.

Chức năng chính của nhau thai:

  • Cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi
  • Hoạt động như 1 bộ lọc giúp lọc máu, phân tách các chất độc hại khác, đẩy ra ngoài qua hệ thống tiết niệu và bài tiết của người mẹ
  • Hoạt động như phổi cung cấp oxy cho bé
  • Điều tiết hormone như estrogen và progesterone để ngăn ngừa co thắt ở tử cung trước khi bé chào đời.

Bạn có thể chưa biết:

Làm sao biết nhau thai bám mặt sau hay mặt trước?

Nhau thai sẽ có nhiều thay đổi trong suốt quá trình từ lúc thụ thai cho đến khi sinh con. Mẹ có thể nhìn thấy được nhau thai thông qua hình ảnh siêu âm ngay từ tuần thứ 10 trở đi. Khi thai nhi phát triển, nhau thai cũng sẽ phát triển để thích ứng với quá trình đó.

Nhau thai có thể nặng lên đến 500g khi bạn sinh. Khi con chào đời, tử cung cũng sẽ co bóp để tống nhau thai ra ngoài. Mẹ bầu có thể sinh thường hay buộc phải sinh mổ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của nhau thai. Do đó, trước khi sinh mẹ bầu sẽ được siêu âm để xác định được vị trí nhau thai, dựa vào đó để đưa ra quyết định.

Hình ảnh nhau cài răng lược [Nguồn ảnh: Vinmec]

Ngay từ lúc trứng được thụ tinh, nhau thai cũng trong quá trình được hình thành. Thời điểm này, các tế bào sẽ chia làm 2 nhóm:

  • 1 nhóm trở thành em bé
  • 1 nhóm trở thành nhau thai

Chỉ sau vài ngày, nhau thai bám vào lớp nội mạc tử cung để thực hiện chức năng truyền dinh dưỡng và oxy từ máu mẹ vào bào thai. Chính nhờ chức năng này của nhau thai mà bào thai sẽ duy trì được sự sống trong suốt 9 tháng của thai kỳ.

Tìm hiểu về độ trưởng thành của nhau thai

Độ trưởng thành của nhau thai được đánh giá thông qua siêu âm và dựa trên sự phát triển của nhau thai. Nó phản ánh sự tăng trưởng của nhau trong suốt thời kỳ mang thai.

Độ trưởng thành nhau thai thường bắt đầu ở độ 0 và phát triển dần lên mức 1, 2, 3.

Độ trưởng thành 0

  • Giai đoạn đầu của thai kỳ, thường là trước 18 tuần.
  • Màng ối thẳng, mịn và không bị rạn nứt.
  • Chất nhau thai được tập trung ở một vùng

Độ trưởng thành 1

  • Giai đoạn từ tuần 18 đến tuần 29.
  • Là giai đoạn tiền trưởng thành của nhau thai.
  • Màng ối không bị rạn nứt, xác định rõ ràng, có sự rung động.
  • Chất nhau thai được phân tán ngẫu nhiên.

Độ trưởng thành 2

  • Giai đoạn cuối của thai kỳ, sau 30 tuần.
  • Màng ối rạn nứt nhiều và dần hoàn chỉnh.

Độ trưởng thành 3

  • Quá 39 tuần thai và là giai đoạn cuối trong quá trình phát triển nhau thai
  • Màng ối hoàn chỉnh
  • Chất nhau thai phân chia ở các khoang.

Nhau thai chính là sợi dây huyết mạch liên kết giữa mẹ và bé, có tác dụng chuyển dinh dưỡng ở máu mẹ để nuôi bào thai, đồng thời hoạt động đẩy chất thải ra ngoài. Không dừng lại ở đó, nhau thai còn có chức năng ngăn chặn sự rụng trứng trong suốt quá trình mang thai, đồng thời ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, thậm chí tính mạng mẹ và bé nếu ở vị trí khác thường. Vậy vị trí nhau bám mặt sau có tốt không?

Để kiểm tra vị trí nhau bám mặt sau hay bám trước, cách rất đơn giản chính là dùng hình ảnh từ siêu âm thai để xác định. Các vị trí của nhau thai sẽ được hiển thị một cách rõ nét qua hình ảnh siêu âm và được ghi lại trên bảng kết quả kiểm tra trả về cho mẹ.

Theo các bác sĩ, thông thường nhau thai sẽ có 4 vị trí được xem là những vị trí bình thường khi nhau thai bám vào và phát triển:

  • Nhau bám mặt trước [bám ở phía trước thành tử cung]: Với trường hợp này, mẹ sẽ có một rắc rối nhỏ là có nhiều khả năng, mẹ phải chỉ định mổ đẻ.
  • Nhau thai bám mặt sau [rau bám mặt sau] [phía sau thành tử cung].
  • Vị trí nhau bám phía trên thành tử cung.
  • Nhau bám bên phải hoặc ở bên trái tử cung.

Như vậy, rau bám mặt sau hay nhau thai bám mặt trước đều là những vị trí an toàn, không nguy hiểm. Chúng chỉ nguy hiểm khi được bác sĩ chẩn đoán là bị nhau tiền đạo hay nhau bám thấp mặt sau. Bởi vì tùy từng trường hợp bác sĩ có thể phải chỉ định mổ. Tốt nhất khi biết mình mang thai, mẹ nên đi khám thường xuyên để xác định vị trí nhau thai và điều trị kịp thời nếu có điều lạ xảy ra. Những mẹ bầu nhau thai bám mặt sau thường cảm nhận được bé máy sớm hơn những mẹ bầu nhau thai bám mặt trước. Theo mẹo nuôi con dân gian các cụ để lại, nhau bám mặt trước thì em bé sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn.

Nhau bám mặt sau nhóm 2 là trường hợp bờ trên bánh nhau vượt lên trên 1/2 thân tử cung hoặc ở ngang thân. Khi nhau bám mặt sau mẹ sẽ cảm nhận được cử động thai sớm hơn, có thể ở tuần thai thứ 16.

Dựa vào vị trí bánh nhau có biết trai hay gái không?

Bên cạnh việc quan tâm đến yếu tố sức khỏe dựa trên hình ảnh bánh nhau, nhiều mẹ cũng được rỉ tai kinh nghiệm đoán con trai hay gái nhờ vị trí bánh nhau. Liệu có phải nhau bám mặt sau là con trai hay không? Thực tế thì bánh nhau bám mặt trước hay mặt sau đều an toàn cho thai nhi và không ảnh hưởng đến thai kỳ, miễn là không rơi vào các trường hợp nhau nằm ở vị trí quá thấp hay nhau tiền đạo.

Việc nhận biết giới tính thai nhi dựa trên vị trí bánh nhau hiện nay vẫn chưa có cơ sở khoa học nào có thể kết luận chính xác. Để biết chính xác nhất thì mẹ nên thực hiện siêu âm thai, nhưng dù là trai hay gái thì việc chào đón 1 thiên thần nhỏ cũng đã là niềm vui, niềm hạnh phúc cho cả gia đình rồi phải không các mẹ!

Nhau tiền đạo

Đây là một biến chứng của thai kỳ. Bình thường bánh nhau bám đáy tử cung còn với nhau tiền đạo, bánh nhau sẽ nằm ngay cổ tử cung, án ngữ ngay trước lối ra của thai nhi.

Nhau tiền đạo [Nguồn ảnh: Vinmec]

Nguyên nhân

  • Phụ nữ đã từng có thai trước đó
  • Phụ nữ đã từng phẫu thuật tử cung, như nạo thai hay sinh mổ
  • Đối với phụ nữ trên 30 tuổi
  • Mang thai đôi hoặc đa thai
  • Hút thuốc lá
  • Cấy trứng đã thụ tinh vào phía dưới thấp của tử cung người mẹ
  • Do các bất thường của chính bản thân nhau thai

Nguy cơ

Nếu gặp phải hiện tượng nhau tiền đạo, mẹ có thể sẽ bị chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau khi sinh. Đồng thời nó còn gây nên tình trạng đẻ khó hoặc làm cho khả năng điều chỉnh ngôi thai không tốt, làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và con.

Nhau thai bám thấp

Trong giai đoạn đầu mang thai của mẹ, hợp tử [chính là trứng đã được thụ tinh] bám vào tử cung, dần dần hình thành nên nhau thai. Trong trường hợp nếu hợp tử này “cư trú” ở phía dưới tử cung thì sẽ kéo theo hiện tượng nhau thai bám thấp.

Nguyên nhân

Xảy ra tình trạng trên có thể do những nguyên nhân sau: người mẹ bị dị dạng tử cung, có tiền sử nạo hoặc hút thai. Nhiều người quan niệm nhau thai bám thấp chính là nhau tiền đạo, tuy nhiên, đó chỉ là một phần của nhau tiền đạo.

Nhau thai bám thấp [Nguồn ảnh: Vinmec]

Bạn có thể chưa biết:

Nguy cơ có thể xảy ra

Nhau thai bám thấp là nguyên nhân làm cản trở đường đi của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Nếu mắc phải hiện tượng này, khi cổ tử cung mở [ giai đoạn chuyển dạ] cũng chính là lúc nhau thai tràn ra ngoài. Hiện tượng này sẽ khiến thai phụ bị mất máu, nguy hiểm hơn có thể gây tử vong cho thai phụ.

Các bác sĩ cho rằng, mẹ bầu có nhau thai bám thấp thì nguy cơ sảy thai và sinh non cao hơn so với những người khác rất nhiều.

Chính vì thế, đối với những mẹ bầu có nhau thai bám thấp thường được bác sĩ chỉ định cho mổ đẻ hoặc phải nhập viện sớm để theo dõi cơn chuyển dạ, phòng có hiện tượng không tốt diễn ra.

Lưu ý cho mẹ bầu

Cũng giống nhau đồ vật dùng lâu thì bị mòn, ở những tháng cuối của thai kỳ sẽ xuất hiện hiện tượng canxi hóa nhau thai. Tuy nhiên, sẽ là nguy hiểm nếu ở những tháng cuối thai kì, bánh nhau bị canxi hóa với cấp độ nặng vì vậy mẹ bầu nên đi khám bác sĩ thường xuyên để sớm phát hiện những bất thường về nhau thai.

Thai phụ cũng không nên quá lo lắng vì vị trí bánh nhau có thể thay đổi theo thời gian. Thai phụ nên đi khám thai theo định kỳ để bác sĩ theo dõi bánh thai có thay đổi vị trí hay không.

Nguồn tham khảo: Thế nào là hiện tượng nhau bám thấp – Vinmec

Xem thêm

  • Nhau thai bám thấp – Mẹ bầu có nguy cơ dọa sinh non, không thể đẻ thường?
  • Sự thật về bước đẻ cuối cùng giúp mẹ phòng tránh biến chứng băng huyết
  • Sanh đôi và hội chứng biến mất thai đôi – Mang song sanh nhưng chỉ sanh ra một bé! Một bé biến mất!

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Thai 10 tuần làm sao biết trai hay gái?

Xét nghiệm máu xác định giới tính thai nhi 10 tuần tuổi Bước đầu tiên trong quá trình xét nghiệm máu thai là lấy mẫu máu từ tĩnh mạch của mẹ để phân tích. Sau đó, thông qua việc phân tích các gen có liên quan đến giới tính, các chuyên gia sẽ xác định giới tính của thai nhi. Phương pháp này có độ chính xác lên tới 99%.

Làm sao để biết thai 14 tuần khỏe mạnh?

Nhận biết dấu hiệu thai 14 tuần khỏe mạnh qua khám thai Nhịp tim thai: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị siêu âm để nghe nhịp tim của thai nhi. Trái tim thai nhi thường đập mạnh, ổn định ở khoảng 120 - 160 nhịp/phút. Đây là một dấu hiệu quan trọng cho thấy hệ tuần hoàn của thai nhi đang hoàn thiện và hoạt động tốt.

Thai 20 tuần đắp bao nhiêu lần 1 ngày?

Từ tuần 16 – 22, thai máy bắt đầu biểu hiện rõ ràng. Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp hay vươn vai của bé. Số cử động trung bình của thai nhi là 16 – 45 lần mỗi ngày và khoảng cách tối đa giữa các lần bé cử động là 50 – 75 phút.

Thai 20 tuần nặng bao nhiêu là đủ?

Đối với vấn đề em bé 20 tuần nặng bao nhiêu, thì câu trả lời là thai nhi 20 tuần có kích thước của một quả xoài, dài khoảng 25,6cm tính từ đầu đến gót chân và nặng khoảng 0,286 – 0,380kg [286-380g].

Chủ Đề