100 người viết trái phiếu bảo lãnh hàng đầu năm 2022

Doanh nghiệp được xem là một trong những chủ thể quan trọng, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Một trong những vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và việc phát hành và mua trái phiếu. Vậy pháp luật quy định về điều kiện phát hành và mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích nhằm làm rõ cho bạn đọc về vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Trái phiếu là gì?
  • 2 2. Điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:
    • 2.1 2.1. Đối tượng mua trái phiếu:
    • 2.2 2.2. Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu:
    • 2.3 2.3. Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu:

Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ. Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành [doanh nghiệp hoặc chính phủ] với người nắm giữ trái phiếu [người cho vay] với một khoản tiền trong một thời gian xác định.

– Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ [người nắm giữ trái phiếu] không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.

– Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành [trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ], lợi tức [lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0], mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu…

– Điều 10, Nghị định số 163 đã quy định cụ thể về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cụ thể như sau:

1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền:

a] Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;

b] Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia [trong trường hợp chia doanh nghiệp], thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách [trong trường hợp tách doanh nghiệp], thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất [trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp], thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập [trong trường hợp sáp nhập công ty], thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi [trong trường hợp chuyển đổi công ty];

c] Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;

Xem thêm: Công ty TNHH có được phát hành trái phiếu không?

d] Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này;

đ] Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

e] Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu [nếu có];

g] Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

2. Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:

a] Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;

b] Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này;

c] Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;

Xem thêm: Quy định về phát hành trái phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước

d] Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;

đ] Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.

3. Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng theo quy định tại Điều 10a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán”.

2. Điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ:

Mục đích phát hành trái phiếu riêng lẻ là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

– Nghị định 65 đã có nhiều quy định mới về điều kiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với nhà tư chuyên nghiệp cụ thể như sau:

2.1. Đối tượng mua trái phiếu:

+ Đối tượng mua trái phiếu không chuyển đổi không kèm chứng quyền: Là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật chứng khoán.

+ Đối tượng mua trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm chứng quyền: Là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, nhà đầu tư chiến lược, trong đó số lượng nhà đầu tư chiến lược đảm bảo dưới 100 người.

+ Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là nhà đầu tư có năng lực tài chính/trình độ chuyên môn về chứng khoán theo quy định tại Điều 11 Luật Chứng khoán .

Xem thêm: Doanh nghiệp phát hành trái phiếu làm gì? Lợi ích khi phát hành?

+ Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân phải đảm bảo danh mục chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch do nhà đầu tư nắm giữ tối thiểu 02 tỷ đồng được xác định bằng giá thị trường bình quân theo ngày của danh mục chứng khoán trong thời gian tối thiểu 180 ngày liền kề trước ngày xác định tư cách nhà đầu tư .

Việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp như trên có giá trị trong vòng 03 tháng kể từ ngày được xác nhận.

Có thể thấy, điểm mới trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, là đối tượng mua trái phiếu riêng lẻ trong các đợt phát hành của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng gồm: Nhà đầu tư chiến lược đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ và trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ; nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp đối với trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm theo chứng quyền riêng lẻ và loại trái phiếu riêng lẻ khác. Chỉ khi tuân thủ theo những yêu cầu về đối tượng mua trái phiếu theo quy định của luật thì mới đảm bảo tuân thủ đúng điều kiện của việc mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Có thể thấy, pháp luật quy định hết sức cụ thể, cặn kẽ về đối tượng mua trái phiếu. Điều này góp phần bình ổn thị trường chứng khoán, đảm bảo tính tính khách quan trong việc phát hành và mua trái phiếu. Hơn tất cả, nó bảo vệ tới mức tối đa quyền lợi cho doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp đó. 

2.2. Trách nhiệm của nhà đầu tư mua trái phiếu:

+ Tiếp cận đầy đủ thông tin của doanh nghiệp phát hành; hiểu rõ về điều kiện, điều khoản trái phiếu và cam kết khác của doanh nghiệp phát hành trước khi mua và giao dịch trái phiếu.

+ Hiểu rõ các rủi ro phát sinh trong đầu tư, giao dịch trái phiếu; hiểu rõ và đảm bảo tuân thủ quy định về đối tượng nhà đầu tư, giao dịch trái phiếu riêng lẻ và quy định liên quan.

+ Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư, tự chịu rủi ro phát sinh…

+ Nhà đầu tư phải ký văn bản xác nhận đã thực hiện các quy định trên trước khi mua trái phiếu và tự chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình sau khi ký văn bản xác nhận này .

+ Không được bán/cùng góp vốn đầu tư trái phiếu với nhà đầu tư không chuyên dưới mọi hình thức .

Xem thêm: Quy định về phát hành trái phiếu Chính phủ mới nhất năm 2015

+ Khi bán trái phiếu trên thị trường thứ cấp phải cung cấp đầy đủ công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành cho nhà đầu tư mua trái phiếu .

Nhà đầu tư khi mua trái phiếu phải tuân thủ đúng và đủ các yêu cầu trên theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện tính minh bạch, chặt chẽ, khách quan trong vấn đề mua bán trái phiếu. Hơn tất cả, nó tạo nên môi trường đầu tư lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà. 

2.3. Quyền lợi của nhà đầu tư mua trái phiếu:

Song song với việc đảm bảo các yêu cầu, nghĩa vụ, thì khi mua trái phiếu, nhà đầu tư được hưởng những quyền lợi như sau: 

+ Được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin đầy đủ theo quy định , được tiếp cận hồ sơ chào bán trái phiếu khi có yêu cầu;

+ Được doanh nghiệp phát hành thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn, thực hiện các quyền kèm theo [ nếu có] theo điều kiện, điều khoản của trái và các thỏa thuận với doanh nghiệp phát hành;

+ Được yêu cầu doanh nghiệp phát hành mua lại trái phiếu trước hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP;

+ Được yêu cầu người bán trái phiếu cung cấp đầy đủ nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp phát hành theo quy định tại Nghị định 153/2020/NĐ-CP, Nghị định 65/2022/NĐ-CP khi mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp.

Có thể thấy, nhà nước rất đề cao vai trò của các nhà đầu tư mua trái phiếu. Vì vậy, việc đảm bảo những quyền lợi nêu trên cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư yên tâm khi mua trái phiếu. Nhà nước và pháp luật là nền tảng tạo dựng niềm tin, giúp nhà đầu tư vững tin thực hiện đầu tư. Điều này chính là một trong những minh chứng cho việc tạo điều kiện phát triển kinh tế doanh nghiệp

Xem thêm: Phát hành trái phiếu là gì? Quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp?

Chủ Đề