2 bảo hiểm để lại hạch toán vào đâu năm 2024

Bạn đang gặp vướng mắc về cách hạch toán tiền lương, BHXH và kinh phí công đoàn thì đọc ngay bài viết dưới đây nhé, NewCA sẽ lên bài viết chi tiết hướng dẫn bạn.

Để hạch toán chính xác và chi tiết chi phí tiền lương cho từng bộ phận, doanh nghiệp cần xác định được chi phí đó thuộc bộ phận nào? Ví dụ bộ phận văn phòng, bộ phận sản xuất hay bộ phận bán hàng…

Ngoài ra, cần xác định được doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133 hay Thông tư 200. Do một số tài khoản chi tiết sẽ khác nhau ở hai thông tư này.

Dựa vào bảng tính lương kế toán hạch toán như sau:

Theo thông tư 133:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
  • Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
  • Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng
  • Nợ TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động

Theo thông tư 200:

  • Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang
  • Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
  • Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công [6231]
  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung [6271]
  • Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng [6411]
  • Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp [6421]
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động [3341, 3348].

\>>> Xem thêm: Tìm hiểu về phần mềm kế toán tại NewCA

Cách hạch toán các khoản bảo hiểm trích theo lương

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH Và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam áp dụng từ ngày 1/6/2017 thì tỷ lệ trích các khoản theo lương được thể hiện như bảng bên dưới đây:

– Tổng tiền bảo hiểm doanh nghiệp phải nộp = 21,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:

  • Nợ TK 241, 622, 623, 627, 641, 642: Tổng tiền bảo hiểm + Kinh phí công đoàn doanh nghiệp phải nộp
  • Có TK 3383 [BHXH]: 17,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 [BHYT]: 3% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 [BHTN]: 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3382 [KPCĐ]: 2% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm [nếu có]

– Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp = 10,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm:

  • Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm nhân viên phải nộp
  • Có TK 3383 [BHXH]: 8% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3384 [BHYT]: 1,5% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm
  • Có TK 3386 [BHTN]: 1% x Tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm

Cách hạch toán kinh phí công đoàn

– Với kinh phí công đoàn, thì hạch toán chi tiết theo từng bộ phận, tính vào chi phí của doanh nghiệp:

Nợ TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642…

Có 3382: [Tổng tiền lương tham gia BHXH [X] 2%]

– Khi nộp tiền kinh phí công đoàn:

Nợ TK 3382. [Tổng tiền lương tham gia BHXH [X] 2%]

Có TK 111, 112

Lưu ý: Đó là cách hạch toán kinh phí công đoàn của doanh nghiệp phải nộp cho Liên đoàn lao động Quận, huyện.

Nếu là Đoàn phí công đoàn của các nhân viên trong công ty tham gia Tổ chức công đoàn cơ sở [Tức là số tiền đoàn phí của các đoàn viên đóng bằng 1% số tiền lương tháng tham gia BHXH] thì Doanh nghiệp không phải hạch toán đoàn phí công đoàn vào sổ sách kế toán mà sẽ theo dõi riêng bên ngoài sổ sách kế toán.

– Nếu Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng 65% tổng số thu Kinh phí công đoàn thì các bạn theo dõi qua TK 3388 – Phải trả, phải nộp khác.

Nợ TK 3382.

Có TK 3388.

Lưu ý: Đó là tiền kinh phí công đoàn bị truy thu, còn nếu là khoản tiền bị phạt thì sẽ không được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Quy định tại khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 quy định về thuế TNDN:

2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây NewCA đã tổng hợp và lên bài viết hướng dẫn bạn cách hạch toán tiền lương, BHXH và kinh phí công đoàn. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, quản lý tài chính chuyên nghiệp và hiệu quả, NewCA có phần mềm kế toán CyberBook trực tuyến giúp tối ưu hóa quy trình kế toán, quản lý tài chính của doanh nghiệp một cách vẹn toàn và hiệu quả.

Đăng ký tìm hiểu và tư vấn miễn phí phần mềm kế toán CyberBook tại đây hoặc liên hệ với NewCA theo thông tin bên dưới.

Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN], thuế thu nhập cá nhân [TNCN] với khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được Cục thuế TP. Hà Nội ban hành tại công văn 7431/CTHN-TTHT.

Bảo hiểm sức khỏe VBI Care bảo vệ toàn diện sức khỏe cho bạn và gia đình

1. Bảo hiểm sức khỏe có được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp?

Căn cứ Thông tư 96/2015/TT-BTC tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Điều 6, Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định như sau: “Các khoản chi có tính chất phúc lợi doanh nghiệp chi trực tiếp cho người lao động bao gồm: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo, chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động [trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động] và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác”.

Nếu tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp và đáp ứng đủ điều kiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì khoản chi mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Để khoản chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động được tính vào chi phí được trừ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những chứng từ sau:

  • Hồ sơ mua bảo hiểm cho người lao động.
  • Chứng từ thanh toán đối với khoản mua bảo hiểm.

Lưu ý cách xác định tháng lương thực hiện bình quân:

Theo Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC, sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, quy định về việc tính tháng lương bình quân thực tế như sau: “Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia [:] 12 tháng. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định bằng quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia [:] số tháng thực tế hoạt động trong năm.”

Như vậy, nếu doanh nghiệp của bạn năm 2022 có quỹ lương thực tế thực hiện là 24 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2016 của doanh nghiệp = 24 tỷ đồng : 12 tháng = 2 tỷ đồng.

Trong đó, quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định [không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế].

2. Đóng bảo hiểm sức khỏe có chịu thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính nêu rõ: “Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm [kể cả trường hợp mua bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam] thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.”

Như vậy, theo hướng dẫn nêu trên thì chi phí bảo hiểm sức khỏe mà người sử dụng lao động mua cho người lao động là khoản chi bảo hiểm không bắt buộc không tích lũy về phí bảo hiểm thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Quý khách cần tư vấn mua Gói Bảo hiểm VBI phù hợp? Vui lòng liên hệ với nhân viên kinh doanh: 0869120618

Chủ Đề