50mm bằng bao nhiêu pixel?

Không một sự vật nào có thể tồn tại mãi mãi dưới bàn tay khắc nghiệt của thời gian. Những tác phẩm hội họa cũng vậy, luôn phải chịu sự đe dọa từ các yêu tố khách quan và có thể bị hư hỏng bất cứ lúc nào. Thấy được sự thật đó, những nhà khoa học luôn cố gắng lưu trữ chúng dưới dạng file số, nhưng với giới hạn của công nghệ thì nhiều năm qua đây vẫn là một vấn đề gây đau đầu cho những nhà bảo tồn văn hòa nghệ thuật.

Và rồi bất ngờ Google có được lời giải đáp thỏa đáng.

Mới đây, để kỉ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5 [International Museum Day], Viện nghiên cứu Văn hóa do Google thành lập đã cho ra mắt một loại camera hoàn toàn mới có khả năng quét và lưu giữ toàn bộ những chi tiết trong từng tác phẩm hội họa. Mỗi đường nét nhỏ nhất trên mỗi tác phẩm từ nay có thể được Google lưu lại dưới dạng file ảnh với dung lượng lớn, với cách này các dữ liệu về  các tác phẩm hội họa có thể sẽ được lưu giữ mãi mãi.

Trước đây để làm công việc scan từng tác phẩm để đạt được kết quả tối ưu, người làm phải mất đến 1 ngày để có thể hoàn thành được 1m vuông tranh, tuy nhiên với loại Camera mới này, tất cả chỉ mất có 30 phút đồng hồ.

Để làm được điều đó, chiếc camera được trang bị một bộ laser và 1 rada siêu âm để lấy nét đúng điểm cùng cảm biến hình ảnh để thu lại từng chi tiết nhỏ nhất của bức tranh. Sau khi quét từng chi tiết, chiếc máy này sẽ ghép các pixel lại với nhau. Nhờ phương pháp này mà mỗi bức ảnh thu về có dung lượng lên tới  hơn 1 tỉ pixel [gigapixel image].

[youtube //www.youtube.com/watch?v=dOrJesw5ET8]

Khi ra mắt sản phẩm này trên trang web của mình Google đã khẳng định chắc nịch rằng:

“Vẻ đẹp nghệ thuật của rất nhiều tác phẩm nằm ở những chi tiết rất nhỏ”

“Bạn chỉ có thể đánh giá được tư duy thẩm mỹ siêu việt của những họa sĩ như Monet hay Van Gogh khi đứng thật gần tác phẩm của họ đến mức mũi bạn có thể chạm vào nó”.

Qua cách nói như này, Google có vẻ như muốn khẳng định gián tiếp với người đọc rằng, nhờ họ mà những người yêu thích nghệ thuật nói chung có thể tiếp cận những tác phẩm từ những danh họa trên toàn thế giới mà không cần phải “dí mũi” vào tác phẩm. Ta có thể hiểu rằng, những tác phẩm có giá trị luôn được bảo quản rất kĩ, người xem chỉ có thể nhìn qua một lớp kính bảo vệ việc này làm giảm bớt đi sự cảm nhận của người xem khi không thể nhìn thật kĩ nhưng tuyệt tác này.

Qua đây, người viết bài liên tưởng đến một kĩ thuật khác trong xử lí ảnh đó là Focus stacking, một kĩ thuật giúp làm mở rộng vùng lấy nét, có khảng năng tạo ra được những hình ảnh có dung lượng cực lớn do phải ghép nhiều tấm ảnh vào với nhau. Có thể Google cũng dựa trên cơ chế này để phát triển nên sản phẩm của mình chăng?

Hiện tại Google đang đưa chiếc camera này đến một số viện bảo tảng nối tiếng trên thế giới, giúp họ có cơ hội lư trữ những tuyệt tác hội họa, mở rộng cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu cho những ai yêu thích hội họa nói chung và những nhà khoa học nói riêng. Và tất nhiên, Google làm hoàn toàn miễn phí.

Chưa bao giờ, người dùng trên toàn thế giới có thể có được cái nhìn cận cảnh đối với tác phẩm The Port of Rotterdam như thế này.

Với kho lưu trữ khổng lồ, cùng công nghệ phát triển, Google có lẽ đang hình thành trong mình một tham vọng cực lớn khi biến mình trở thành cái kho lưu trữ của văn hóa nhân loại. Một bước đi khá táo bạo nhưng cũng đầy hứa hẹn cho anh chàng này.

Hiện tại, kho lưu trữ của Google đã có được hơn 1000 tác phẩm được lưu lại bằng chiếc camera trên và con số này tiếp tục tăng trong tương lai. Độc giả quan tâm có thể truy cập vào kho ảnh của Google để có thể ngắm nhìn đã mắt những tuyệt phẩm hội họa của nhân loại.

Trung Pham

“There are 365 days in a year. But there are only 2 days, when one cannot do anything. Yesterday, because it’s over. Tomorrow, because one can’t control it. So I live a day at a time and today is a beautiful day” – Celine Dion

Khi nói về kích thước ảnh số, có nhiều khái niệm, thuật ngữ được sử dụng, và đôi khi không thống nhất. Cùng một thuật ngữ có thể được hiểu theo nhiều cách. Đối với người làm ảnh chuyên nghiệp, đây rõ ràng không phải là vấn đề lớn, nhưng với người không chuyên, để tự chỉnh sửa, cúp cắt và in phóng ảnh, dù sau đó mang ra hiệu ảnh hay tự in phóng tại nhà, sẽ cần hệ thống lại để tự làm ảnh hiệu quả hơn. VinaCamera.com xin cung cấp các thông tin cơ bản tại bài viết này.

1. Độ phân giải [Resolution]

Đây là từ được sử dụng nhiều nhất, và được hiểu khác nhau trong các khía cạnh khác nhau khi nói tới ảnh số.

Đầu tiên là độ phân giải của máy ảnh, hay cụ thể hơn là cảm biến số. Độ phân giải của cảm biến số thường được thể hiện bằng đơn vị megapixel [MP]. Một pixel [viết tắt là px] là một “điểm ảnh”, tức đơn vị nhỏ nhất hiển thị [và có thể chỉnh sửa] – xem thêm tại đây. 1 megapixel = 1.000.000 pixel [1 triệu điểm ảnh]. Cách này nói tới tổng số điểm ảnh của cảm biến, tức diện tích của cảm biến [và hình ảnh cảm biến cung cấp]. Ví dụ, một máy ảnh có độ phân giải là 24MP, tức có 24.000.000 điểm ảnh. Theo tỷ lệ khung hình thông thường là 3:2, khung hình hình sẽ có kích thước 2 chiều là 6000 x 4000 px [cạnh dài là 6000 điểm ảnh, cạn ngắn là 4000 điểm ảnh]; 6000px x 4000px = 24.000.000px = 24MP. Tất nhiên, con số không chính xác tới từng điểm chằn chằn như vậy do một số yếu tố khác nhau trong thiết kế và sản xuất.

Như vậy, một máy ảnh 24MP, có tỷ lệ khuôn hình 3:2, sẽ cho ta ảnh có kích thước 2 chiều [dài/ngắn] là 6000 x 4000 px. Một bức ảnh như vậy có thể được gọi là một bức ảnh có “độ phân giải” là 24MP, nhưng nhiều khi cũng được gọi là một bức ảnh có “kích thước” là 24MP, có khi lại gọi là kích thước 6000 x 4000 px. Lúc khác, có thể từ “kích thước” lại được dùng để chỉ dung lượng tệp ảnh [file] như “kích thước” 5.6MB [5.6 megabytes – xem thêm ở đây]. Cách nói này tuy không chính xác, nhưng vẫn thường được dùng, vì vậy trong khi trao đổi, chúng ta cần làm rõ để dễ hiểu các yêu cầu của nhau trong đời sống hàng ngày cũng như khi làm dịch vụ về ảnh.

Nếu bạn đã từng chỉnh sửa ảnh, bạn sẽ thấy trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh, thuật ngữ “độ phân giải” [resolution] còn được sử dụng để nói tới một khía cạnh khác, đó là số điểm ảnh trên một đơn vị chiều dài, thường tính bằng inch/inches [đọc là in-ch], và biểu diễn là ppi [pixels per inch], được hiểu là số lượng điểm ảnh có trên một đơn vị inch dài. Ví dụ 300 ppi, 240ppi, 120ppi, v.v…

Ở đây, có thể bạn băn khoăn là đơn vị “dài” này là dài cái gì[?]. Tất nhiên tệp ảnh số không có cái gì gọi là chiều dài. Khi hiển thị lên màn hình [máy tính, điện thoại thông minh, TV, v.v…] cũng không có chiều dài cụ thể vì “chiều dài” phụ thuộc vào độ phân giải cũng như kích thước của màn hình hiển thị, cũng như phụ thuộc vào độ phóng to, thu nhỏ khi xem. Vậy “dài” là dài cái gì? Đó là chiều dài qui ước khi in ra ảnh [giấy ảnh, hay các chất liệu khác như vải, gỗ…]. Điều cần ghi nhớ là: đơn vị độ phân giải PPI chỉ có giá trị khi chúng ta đem ảnh đi in phóng. Khi xem ảnh trên màn hình các loại, đơn vị này không có ý nghĩa gì cả.

Khi in phóng ảnh, dựa vào độ phân giải PPI [tạm gọi là độ phân giải in phóng], máy in sẽ hiểu được với “caif đặt” PPI đó thì cần in ra giấy với kích thước bao nhiêu. Ví dụ, một ảnh có độ phân giải [in phóng] là 300ppi, với kích thước 2 chiều là 6000 x 4000 px, đem in với tỷ lệ 1:1 sẽ được một tấm ảnh [giấy/vải…] là 6000/300 x 4000/300 = 20 x 13.3 inch/es [x 2.54 = 50.8 x 33.8 cm]. Tất nhiên, kích thược “thật” khi in phóng ra giấy ảnh còn phụ thuộc vào độ phóng to, thu nhỏ, cũng như đôi khi phụ thuộc vào độ phân giải của máy in. Chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này ở phần in phóng ảnh.

2. Kích thước và tỷ lệ ảnh [Size vs Ratio]

Khi nói về tranh ảnh nói chung và ảnh số nói riêng, không thể không nói tới kích thước và tỷ lệ. Nếu bạn muốn chỉnh sửa ảnh, tự in phóng ảnh hay đem ra hiệu để in phóng, bạn cũng cần lưu ý tới 2 khái niệm này cũng như lưu ý của hiệu để họ in phóng đúng qui cách.

Một bức ảnh có kích thước 2 chiều. Khi thể hiện trên giấy [hay chất liệu khác] sẽ được tính bằng đơn vị centimet [cm] hay inch [in], ví dụ 75 x 50cm, 40 x 30 cm, 12 x 9 cm, v.v… Khi “nằm trên” máy tính, kích thước này sẽ được tính bằng số lượng điểm ảnh, ví dụ 7952 x 5304 px, 4112 x 3088 px, 1920 x 1080 px, v.v…

Tỷ lệ so sánh giữa 2 chiều của một bức ảnh là tỷ lệ ảnh. Tỷ lệ ảnh không đề cập tới bức ảnh to bao nhiêu, dài bao nhiều, cao, rộng bao nhiêu cả khi hiển thị trên các loại màn hình cũng như trên các chất liệu in ấn. Tỷ lệ ảnh đề cập, so sánh sự khác biệt giữa 2 chiều của một bức ảnh. Các tỷ lệ ảnh thường thấy là 1:1 [hình vuông, 2 chiều bằng nhau], 3:2 [một chiều 3, một chiều 2], 4:3, 10:8 [5:4], 7:5, 16.9, 2:1, v.v… và tất nhiên có cả tỷ lệ vàng [golden ratio] là 16:1 [chính xác là 1.61803398875:1]. Bạn có thể biểu diễn tỷ lệ bằng dấu nhân [ví dụ 1×1], nhưng theo qui ước quốc tế, tỷ lệ thường được biểu diễn bằng dấu hai chấm [1:1].

Các tệp ảnh gốc lấy từ máy ảnh ra có kích thước [theo điểm ảnh pixel/px] và tỷ lệ do các cài đặt trên máy ảnh. Tỷ lệ ảnh phổ biến nhất của máy ảnh là 3:2, các máy MFT/M43 có tỷ lệ 4:3. Ngoài ra, nhiều máy ảnh còn cho phép cài đặt để cho ra ảnh với tỷ lệ khác nhau như 1:1, 16:9.


Cúp cắt ảnh theo tỷ lệ thông dụng từ ảnh gốc tỷ lệ 3:2

Ảnh in trên giấy, hoặc các chất liệu khác như gỗ, vải, toan [canvas], v.v.. có kích thước và tỷ lệ theo mong muốn của người in, các khổ giấy có sẵn cũng như khả năng của máy in nhất định. Các khổ giấy thường thấy là 12x9cm, 18x13cm, 15x10cm, 21x15cm, 40x30cm, v.v… hay các khổ giấy theo chuẩn châu Âu từ A0 [lớn nhất] tới A10. Ngoài ra, các loại máy in hiện đại có khả năng “in cuộn”, giới hạn chỉ là chiều ngang của khổ giấy và máy in [ví dụ: 110cm], còn chiều dọc có thể thay đổi tuỳ chỉnh và có thể rất dài, gấp 2 lần hoặc hơn so với chiều ngang, cho phép in các ảnh panorama toàn cảnh tỷ lệ 2:1, 2.39:1, 3:1 hoặc khác. Các máy in công nghiệp có thể in được ảnh khổ lớn có chiều ngang lên tới hơn 10 mét, chiều dài tuỳ thuộc vào cuộn giấy.

Sự khác biệt giữa kích thước và tỷ lệ ảnh, giữa mong muốn về kích thước và tỷ lệ lẫn khả năng in phóng [giấy in, máy in] dẫn tới phần lớn ảnh số đều cần được cúp cắt, thu nhỏ, phóng to, thay đổi tỷ lệ trước [hoặc trong khi] in phóng. Và đây chính là công đoạn có thể dẫn đến nhầm lẫn, khiến ảnh bị méo mó sai tỷ lệ cũng như giảm chất lượng in ấn nói chung. Chúng ta sẽ quay lại vấn đề này ở phần tiếp sau trong bài viết này của VinaCamera.com.

3. Khổ ảnh – Khổ giấy [Print Size]

Khổ – từ chữ “khuôn khổ” – đề cập đến kích thước [vật lý] của một tấm ảnh [sau khi đã in phóng ra giấy] hay tờ giấy, tấm gỗ, miếng vải, v.v… dùng để in phóng. Khổ ảnh và khổ giấy thường mang 2 thông số:
[1] Kích thước tính bằng đơn vị chiều dài [m/cm/inch] của 2 chiều [cạnh].
[2] Tỷ lệ giữa hai chiều/cạnh.


Khổ giấy A0-A8

Khổ ảnh 75cm x 50cm cho ta bức ảnh chiều dài 75cm và rộng 50cm, nhưng cũng cho ta biết tỷ lệ ảnh là 3:2 [75/50 = 3/2]. Ảnh 4x6cm tất nhiên cũng có tỷ lệ 3:2 [2:3]. Khổ giấy A4 cho ta kích thước 2 chiều là 21.0cm × 29.7cm, tỷ lệ 1.41:1 hay dễ hình dung hơn là 2.82:2, xấp xỉ 3:2. Tuy nhiên, do A4 là khổ giấy phổ biến, ít ai tính – và nhớ – tỷ lệ 2 chiều của giấy A4, cũng như các khổ giấy thông dụng khác, theo con số cụ thể, mà thường hình dung “nó thế là thế”.

4. Chỉnh sửa kích thước ảnh đem in phóng [Editing print size]

Để in phóng ảnh đúng mong muốn, ta cần chỉnh sửa kích thước và tỷ lệ đúng với khổ giấy muốn in [hoặc hướng dẫn kỳ cho nhân viên in phóng, tránh các trường hợp sau:


  • Ảnh bị bóp méo mó để khớp với tỷ lệ khổ giấy, dẫn tới các chi tiết nội dung của bức ảnh bị sai tỷ lệ thực trong ảnh [ví dụ hình tròn thành hình bầu dục, mặt dài thành mặt tròn, ngắn, v.v…]
  • Ảnh bị kéo to làm mất phần nội dung ở mép ảnh, hoặc bị thêm các phần khác vào để phù hợp vởi khổ giấy muốn in làm ảnh không còn thuận mắt.


Cúp cắt ảnh đúng cách [V] và sai cách [X]

Để bảo đảm khi in ấn ảnh không bị méo mó các chi tiết, luôn cúp cắt theo đúng tỷ lệ khổ giấy muốn in. Ví dụ muốn in ảnh 75 x 50 cm, đầu tiên cần biết đó là tỷ lệ 3:2. Khi chỉnh sửa, cần bảo đảm ảnh có tỷ lệ 3:2 đúng với khi đem in. Cần tham khảo tỷ lệ của khổ giấy muốn in để chính sửa ảnh đúng tỷ lệ khi đem in.

Trong khi cúp cắt, nếu cần co kéo to nhỏ, luôn lấy góc ảnh [hoặc lớp ảnh] làm điểm co kéo và giữ phím SHIFT [trong phần lớn các phần mềm chỉnh sửa ảnh] để đảm bảo ảnh được co kéo to nhỏ nhưng vẫn giữ tỷ lệ trung thực các chi tiết ảnh.

Trong trường hợp tỷ lệ khổ giấy muốn in khác với tỷ lệ ảnh gốc sẵn có, cần cân nhắc xem nên làm như thế nào: [a] Cắt bớt các phần mép để ảnh đúng tỷ lệ, hay [b] thêm nội dung vào phần mép ảnh. Nếu buộc phải co kéo méo hình [như muốn giữ hoặc bớt các chi tiết nào đỏ ở mép ảnh], chỉ nên co kéo [sai lệch] trong phạm vi 3% của chiều ảnh muốn thay đổi để khi xem khó nhận biết độ méo.

5. In phóng ảnh thực tế [Photo Printing]

Trong thực tế, khi có ý định in phóng ảnh, có 2 câu hỏi, nội dung na ná như nhau, thường được đặt ra là: 


  • Tôi muốn in phóng ảnh ở kích thước này thì cần ảnh có độ phân giải bao nhiêu? 

  • Tôi có ảnh với độ phân giải như thế này thì in ra cỡ kia có bảo đảm chất lượng, độ nét không?

Để trả lời 2 câu hỏi này một cách thoả đáng, ta cần xem xét:

5a. Độ phân giải của ảnh gốc: Số lượng pixel trong ảnh gốc đóng vai trò quan trọng nhất trong việc in ấn bảo đảm độ nét và chất lượng ảnh. Ảnh gốc càng có độ phân giải lớn [càng nhiều pixel] mỗi chiều thì càng có khả năng in ra được các ảnh cỡ lớn với chất lượng tốt. Lưu ý: Vì vậy, khi chụp, để có thể in phóng to bảo đảm chất lượng, nên cúp ảnh vừa khuôn hình ngay trên máy, tránh chụp quá rộng rồi sau đó cắt nhỏ lấy phần muốn dùng.

5b. Kỹ thuật chỉnh sửa và in ảnh: Kỹ thuật chỉnh sửa, ở đây là phóng to rất quan trọng khi in ảnh cỡ lớn. Mặc trong quá trình in ảnh, ta có thể cài đặt để phần mềm in ảnh và máy in tự động phóng ảnh ra to hơn theo kích thước muốn in, việc chủ động tăng kích thước ảnh [resize/increase size] trước khi in có thể giúp cho ảnh được phóng to với chất lượng cao hơn. Với kỹ thuật tốt, có thể tăng độ phân giải của ảnh lên gấp 3 lần [thậm chí gấp 4 lần] mà vẫn bảo đảm độ nét. Ví dụ, bạn có 1 ảnh 12MP, tỷ lệ 4:3 với kích thước 2 chiều là 4000 x 3000 px. Nếu in chất lượng cao với độ phân giải in ấn là 300 dpi, bạn sẽ được 1 ảnh xấp xỉ 34x25cm [xem bảng hình dưới]. Tuy nhiên, nếu kỹ thuật phóng ảnh tốt, đi kèm kỹ thuật in ấn tốt, một tệp ảnh gốc như trên có thể in ấn với kích thước lên tới 100x75cm mà vẫn đảm bảo độ nét. Lưu ý: Khi tính toán khả năng có thể tăng kích thước ảnh, cần tính toán theo tệp ảnh gốc, với số lượng pixel gốc. Ảnh đã qua chỉnh sửa để tăng kích thước, nếu tiếp tục tăng nữa sẽ không đảm bảo được chất lượng và độ nét khi in phóng. Ngoài ra, khi chỉnh sửa ảnh để in phóng cỡ lớn, nên làm nét ảnh ở khâu cuối cùng trước khi lưu ra tệp ảnh đem in để đảm bảo độ nét nhất ở kích thước in phóng thực tế.

Một điều dễ hiểu nữa là khi in phóng ảnh cỡ lớn, người xem sẽ đứng xa hơn để xem, càng lớn càng đứng xa để xem hơn, vì thế khả năng quan sát được các chi tiết nhỏ giảm đi nên vẫn thấy ảnh nét do các chi tiết nhỏ [hay các pixel] sẽ hoà vào nhau, tạo cảm giác ảnh vẫn nét. Ở khoảng cách đọc sách thông thuường [30-50cm] ta cần đảm bảo in ấn ở 300dpi, thì khi in phóng cỡ lớn, độ phân giải này theo pixel gốc có thể giảm đi chỉ còn rất thấp nhưng vẫn tạo cảm giác ảnh không giảm độ nét. Bảng sau cho ta cái nhìn đại thể khả năng in phóng to ảnh theo phân giải pixel của ảnh gốc.


Độ phân giải in phóng theo pixel gốc tương quan thực tế khoảng cách đứng xem ảnh

Ảnh dưới đây có kích thước ban đầu là 682 x 455 px [3:2], cũng chính là ảnh nhỏ bên phải, sau đó được phóng to ~2.37x, để có 2 chiều là 1620 x 1080 px. Sử dụng vi tính có độ phân giải Full HD 1920x1080px, bạn hãy kích vào ảnh để xem ở chế độ lớn toàn màn hình [mở tab hoặc window mới] sau đó quan sát ở khoảng cách gần vẫn ngồi và làm việc với vi tính, sau đó đi ra xa màn hình và quan sát độ nét của hình bé và hình to sẽ thấy được tương quan về khoảng cách và [cảm giác] độ nét của ảnh khi in phóng ảnh lớn để treo trang trí trong phòng.

Chủ Đề