Ai là người tổ chức và thực hiện công cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950

Ngày 20/8, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ truy tặng Huân chương Sao vàng cho Giáo sư, Viện sĩ [GS.VS] Nguyễn Khánh Toàn [1905 -1993] do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký tặng vì "Đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc". Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về sự cống hiến của GS.VS Nguyễn Khánh Toàn trên nhiều lĩnh vực.

GS.VS Nguyễn Khánh Toàn là một nhà giáo, nhà khoa học lớn. Từ năm 1931, ông đã là đảng viên Đảng Cộng sản và giúp Quốc tế Cộng sản nhiều lĩnh vực. Với những đóng góp tích cực, ông đã được Quốc tế Cộng sản giao giữ cương vị Phó Ban Đông Dương.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám, ông đã trở thành Thứ trưởng Bộ Giáo dục. Từ đó, ông được giao nhiều trọng trách: Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Nhà nước và từ năm 1965 đến khi ông nghỉ hưu, ông là Chủ nhiệm Ủy ban KHXH. Ông cũng là người đồng chí, người em thân thiết của Hồ Chủ tịch từ những năm kháng chiến đầy gian khó. Nền giáo dục và khoa học Việt Nam đã in nhiều dấu ấn của ông với sự đóng góp không mệt mỏi.

GS.VS Nguyễn Khánh Toàn còn là Ủy viên dự khuyết BCH TW Đảng khóa II, khóa III, Đại biểu Quốc hội khóa II và III. Từng là Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo nghiên cứu, phiên dịch và xuất bản Đại Việt sử ký toàn thư, ông cũng đã được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và Viện Hàn lâm Khoa học CHDC Đức.

Trong suốt cuộc đời mình, GS.VS Nguyễn Khánh Toàn đã viết hàng chục cuốn sách, hàng trăm bài báo. Năm 1996, ông đã được Chính phủ truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm những công trình thuộc lĩnh vực sử học, trong đó nổi bật 2 cuốn: Vài nhận xét về thời kỳ cuối nhà Lê đến nhà Nguyễn Gia Long và Vấn đề dân tộc trong cách mạng vô sản.

Kiến thức uyên thâm, rộng lớn, mỗi công trình nghiên cứu của ông đều không chỉ sâu sắc mà còn mang đậm giá trị nhân văn. Mỗi trang viết của ông như tiếp thêm ngọn lửa truyền thống cho thế hệ trẻ trong những câu chuyện lịch sử nhiều ý nghĩa.

Từ những ngày cách mạng còn trứng nước, GS.VS Nguyễn Khánh Toàn đã góp phần không nhỏ để xây dựng nền giáo dục Việt Nam, bằng đề án cải cách giáo dục đã được TW Đảng, Bác Hồ, Quốc hội và Chính phủ rất ủng hộ.

Trong hồi ký của mình, ông nhớ lại: "Cuộc cải cách giáo dục đầu tiên ở Việt Nam có tính chất thực dân sang giáo dục dân chủ nhân dân với 3 phương châm: Dân tộc, khoa học, đại chúng. Việc giảng dạy bằng tiếng Việt ở tất cả các cấp từ phổ thông đến đại học đã có một tiếng vang. Tháng 12/1958. Chính phủ Ấn Độ mời tôi sang trao đổi về văn hóa giáo dục, trong đó có kinh nghiệm của Việt Nam về giảng dạy tiếng mẹ đẻ ở các cấp học".

Ít năm sau, trong cuộc cải cách giáo dục lần 2, ông tiếp tục giữ vai trò là linh hồn để xóa nạn mù chữ, góp phần đẩy mạnh sản xuất và nâng cao giác ngộ chính trị của nhân dân.

Chính vì thế, đánh giá về công lao của GS.VS Nguyễn Khánh Toàn, GS.TS Nguyễn Cảnh Toàn nhận xét: "GS.VS Nguyễn Khánh Toàn là linh hồn của cải cách giáo dục lần thứ nhất [1950] và cải cách giáo dục lần thứ hai [1960]..., kiến trúc sư những thắng lợi trong giai đoạn đầu của sự nghiệp giáo dục cách mạng ở nước ta".

Những năm về sau, chuyển sang nghiên cứu KHXH, ông lại tiếp tục đi tiên phong trong việc khai mở một số bộ môn KHXH cũng như đưa ra những chủ trương có ý nghĩa đối với hoạt động nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu khoa học. Gần 20 năm giữ cương vị Chủ nhiệm UB KHXH Việt Nam đầu tiên, ông đã thực sự là cầu nối giữa nền khoa học Việt Nam với các nước.

Nhắc đến GS.VS Nguyễn Khánh Toàn, GS.Vũ Khiêu nhận xét: "Với trọng trách mới của mình, anh Toàn tập trung vào việc lãnh đạo KHXH cả về tổ chức và học thuật. Các bộ môn KHXH lần lượt được thành lập. Những kế hoạch nghiên cứu ngắn hạn và lâu dài được xét duyệt và phân công thực hiện. Những công trình quan trọng nhất của Ủy ban lúc đó đều được anh Toàn chỉ đạo và thường được chính anh dự thảo đề cương biên soạn rất công phu. Sự lãnh đạo chặt chẽ ấy của anh khiến cho hoạt động KHXH nhanh chóng đi vào nền nếp. Tôi nghĩ rằng không quá đáng nếu nói: Anh chính là linh hồn của KHXH ở thời gian đó".

Tất nhiên, để có được những thành quả như GS.VS Nguyễn Khánh Toàn cũng không phải dễ dàng. Ông từng phải đấu tranh nhiều năm để bảo vệ các chủ trương đúng đắn trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đề xuất nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.

Sau Giải thưởng Hồ Chí Minh, Huân chương Sao vàng của Nhà nước lần này đã thêm một lần ghi nhận công trạng lớn lao cũng như tầm vóc trí tuệ của ông. Bài viết này như một nén nhang thành kính với nhà cách mạng, nhà khoa học và nhà văn hóa lớn của đất nước từng được mọi người thân yêu gọi là "giáo sư đỏ" nhân dịp ông được nhận Huân chương

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC ITRẦN VĂN NAMĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠOCUỘC CẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ HAINĂM 1956 Ở MIỀN BẮCLUẬN VĂN THẠC SĨChuyên ngành: Lịch sử Đảng cộng sản Việt NamMã số: 60220315HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HUYỀNHà Nội, tháng 6 năm 2016iLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệutrích dẫn trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luậnkhoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào.Hà Nội, tháng 6 năm 2016Tác giảTrần Văn NamiiMỤC LỤCiiiDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBTVHBổ túc văn hóaCBGDCán bộ giáo dụcCCGDCải cách giáo dụcCPChính phủCT/TWChỉ thị Trung ươngCNXHChủ nghĩa xã hộiĐH - THCNĐại học - Trung học chuyên nghiệpDNDạy nghềKHGDKhoa học giáo dụcNQ/TWNghị quyết Trung ươngNxbNhà xuất bảnSVSinh viênTTThông tưXHCNXã hội Chủ nghĩa1MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiGiáo dục là một vấn đề lớn của xã hội, có tác động trực tiếp đến sự pháttriển của mỗi quốc gia, dân tộc, như nhà bác học Lê Quý Đôn đã khẳng định:“Phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phi trí bất hưng”. Đấtnước muốn hưng vượng phải nhờ vào nguồn nhân lực được trang bị tri thứctoàn diện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặt giáo dục đúng với vị trí, vaitrò của nó để đầu tư, phát triển mới thực sự tạo ra động lực cho sự phát triểnđất nước. Nội dung và chất lượng của các quốc gia, dân tộc ở mỗi thời điểmđều mang tính lịch sử. Do đó, chính sự phát triển, đổi thay của điều kiện vàyêu cầu lịch sử sẽ đặt ra yêu cầu đổi mới, cải cách giáo dục cho phù hợp.Nghiên cứu về các cuộc cải cách giáo dục sẽ góp phần nhận diện rõ sự pháttriển của nền giáo dục cũng như lịch sử phát triển của một quốc gia, dân tộctrong những chặng đường cụ thể.Sau 15 năm ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thành công Cáchmạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa,mở ra một kỷ nguyên mới cho lịch sử dân tộc. Một trong những nhiệm vụ cấpbách hàng đầu của chính quyền non trẻ, đó là phải “diệt giặc dốt” bằng việcmở các lớp bình dân học vụ, bởi Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [26, tr 36]. Trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược [1945-1954], cùng với việc thực hiện cácnhiệm vụ “kiến quốc”, các chương trình xây dựng và phát triển văn hoá, giáodục ở vùng tự do vẫn tiếp tục được duy trì. Đây là tiền đề cho việc định hìnhnền giáo dục cách mạng của Việt Nam.Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng năm 1954, một yêu cầumới đặt ra ở miền Bắc khi đó là Đảng phải lãnh đạo cải cách giáo dục để nângcao dân trí, phát triển văn hóa xã hội đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới như2Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định “Muốn xây dựng CNXH, trước hết cầncó những con người XHCN” [28, tr 310]. Cải cách giáo dục lần thứ hai[1956] có liên quan mật thiết, tác động trực tiếp đối với công cuộc xây dựngCNXH ở miền Bắc bởi lẽ sự phát triển kinh tế - xã hội đòi hỏi phải có nhữngcon người có trình độ văn hóa. Do đó, không khó để nhận thấy rằng cải cáchgiáo dục có quan hệ chặt chẽ với các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hộicủa miền Bắc, có sự tương ứng tác động lẫn nhau. Đặc biệt, đối với nước ta,đi lên từ một nước thuộc địa nửa phong kiến với nền kinh tế nông nghiệp lạchậu, lại bị chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp.Cho đến nay, những thông tin liên quan đến cuộc cải cách giáo dục ởmiền Bắc năm 1956 được đăng tải dải dác ở một số công trình nghiên cứu.Hiện chưa có nghiên cứu nào chuyên sâu dưới góc nhìn lịch sử về nội dunglịch sử này. Nghiên cứu đề tài Cuộc cải cách giáo dục ở miền Bắc [1956] sẽtập trung lý giải các vấn đề như vì sao phải cải cách giáo dục? Cải cách nhưthế nào? Kết quả và tác động của nó đối với sự hình thành, phát triển nền giáodục Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc và thời kỳ hiện nay? Nhữngkinh nghiệm lịch sử cần rút ra và gợi ý việc vận dụng những kinh nghiệm đóvào cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay.Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1956 ở miền Bắc” làm đềtài luận văn Thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sảnViệt Nam.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiGiáo dục và đào tạo nói chung, cải cách giáo dục nói riêng là vấn đề lớn,hệ trọng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đặcbiệt của vấn đề này, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời [29-1945], Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều nghịquyết, chỉ thị chỉ đạo công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho nhân dân, qua đó3thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng về lĩnh vực trọng yếu này. Các bàiviết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước như Chủtịch Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… cũng như các công trìnhnghiên cứu của các nhà khoa học về giáo dục, cải cách giáo dục là hết sứcphong phú, đa dạng ở nhiều góc cạnh khác nhau. Nhìn một cách tổng thể, cáccông trình nghiên cứu tiếp cận vấn đề trên các mảng như: giáo dục phổ thông,giáo dục đại học, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, giáo dục cho đồng bàocác dân tộc tỉnh miền núi... Khái quát lại có thể chia thành những nhómnghiên cứu cơ bản sau:Thứ nhất, nhóm các công trình nghiên cứu về giáo dục phổ thông ở ViệtNam, tiêu biểu có các nghiên cứu của: Phòng Lịch sử giáo dục - Viện Khoahọc giáo dục, “Những sự kiện giáo dục phổ thông 40 năm [1945-1985]”; HồChí Minh [1990], “Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục”, Nhà xuất bản Giáo dục;Võ Thuần Nho [chủ biên] [1980], “35 năm phát triển sự nghiệp giáo dục phổthông”, Nhà xuất bản Giáo dục, công trình này đã trình bày một cách kháiquát và hệ thống về sự phát triển của nền giáo dục phổ thông Việt Nam từ đầuthế kỷ XX đến năm 1980; Nguyễn Văn Huyên [1990], “Những bài nói và viếtvề giáo dục”, Nhà xuất bản Giáo dục; Phạm Minh Hạc [chủ biên] [1992],“Sơ thảo giáo dục Việt Nam [1945-1990]”, Nhà xuất bản Giáo dục; HoàngĐức Nhuận - Viện Khoa học Giáo dục, “Việt Nam trưởng thành qua 30 nămphục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục”, Tạp chí Thông tin hoa học Giáo dục,số 30-1992; Đỗ Mười [2-1993], “Chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tốcon người vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội văn minh”. Văn kiện Hộinghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII; Phạm Tất Dong,“Nền giáo dục Việt Nam - 50 năm trên chặng đường xây dựng và phát triển”,Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2-1995; Bộ Giáo dục và Đào tạo [1995], “50năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo [1945-1995]”, đã cung cấpnhững nội dung quan trọng về nền giáo dục Việt Nam mới từ khi hình thành4năm 1945 đến năm 1995, với nhiều hình ảnh, số liệu, bảng thống kê có giá trị,trong đó có đề cập đến các cuộc cải cách giáo dục; Hồ Thị Hồng, “Lịch sửphát triển hệ thống giáo dục Việt Nam từ 1945 đến nay”, Viện Khoa học Giáodục; Viện Khoa học Giáo dục [2011], “Nhà trường phổ thông qua các thờikỳ”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia - Hà Nội; Lê Văn Giạng [chủ biên][2003], “Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam”, Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia, đã mô tả khái quát hình ảnh nền giáo dục Việt Nam từnền giáo dục Nho học, nền giáo dục thuộc Pháp đến nền giáo dục đương đại.Thứ hai, nhóm các công trình nghiên cứu về giáo dục Đại học, Trunghọc chuyên nghiệp có các công trình sau: Bộ Đại học và THCN, [1975], “30năm nền giáo dục Đại học và THCN [1945-1975]”, Nhà xuất bản Đại học vàTHCN, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN [1978], “Về công tác Đại học vàTHCN [Những văn bản chung]”, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN, [1985], “40năm xây dựng và trưởng thành của ngành Đại học và THCN [1945-1985], HàNội; Lê Văn Giạng [Chủ biên], [1985], “Lịch sử đại học và Trung học chuyênnghiệp Việt Nam”, tập 1, Viện Nghiên cứu Đại học và THCN, Hà Nội; Bộ Đạihọc, THCN - DN, [1989], “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam”, Hà Nội;Tổng cục Thống kê - Việt Nam, [1990], “Con số và sự kiện 1945-1989”, Nhàxuất bản Sự thật, Hà Nội; Lê Văn Giạng [chủ biên], [1993], “Sơ thảo lịch sửgiáo dục Đại học và THCN Việt Nam giai đoạn 1955-1975”, Viện Nghiêncứu Đại học và THCN, Hà Nội; Bộ Đại học và THCN, “Niên giám thống kê20 năm phát triển giáo dục Đại học và THCN [1955-1975]”; Tổng cụcThống kê, “Số liệu 1930-1985”, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội; Bùi Sỹ,[1995], “Đào tạo nghề [1945-1995]”, Viện Nghiên cứu phát triển giáo dục.Những công trình nghiên cứu nêu trên đã trình bày khái quát quá trìnhphát triển và cải cách giáo dục ở nước ta từ năm 1945 đến cuối thế kỷ XX.Như vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu trực tiếp về giáo dục, cảicách giáo dục thuộc phạm vi của khoa học xã hội. Trên giác độ khoa học lịch5sử Đảng Cộng sản Việt Nam thì những công trình nghiên cứu chuyên sâu vềĐảng lãnh đạo cải cách giáo dục còn rất ít. Tuy nhiên, những công trìnhnghiên cứu nêu trên đã cung cấp những tư liệu khoa học, có hệ thống và gợimở, chỉ dẫn hết sức quý báu cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.Thông qua luận văn, tác giả mong muốn sẽ tổng kết có hệ thống quá trìnhĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện cuộc cải cách giáo dụclần thứ hai ở miền Bắc trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1975. Chỉ ranhững sáng tạo, những kinh nghiệm tốt, cách làm hay của giáo dục, đào tạothời kỳ miền Bắc XHCN. Từ đó, trong một số dẫn chứng, phương pháp, tổchức giáo dục cụ thể sẽ có thể vận dụng vào việc thực hiện đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, nhằm đẩy mạnh việcthực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng [khóa XI]“Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCNvà hội nhập quốc tế”.3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đích nghiên cứu- Làm sáng rõ vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo, chỉđạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai; nêu bật những thành tựu, chỉ ra một sốhạn chế, từ đó rút ra một số nhận xét, đánh giá tác động của cuộc cải cáchgiáo dục lần thứ hai ở miền Bắc đến việc định hình một nền giáo dục mangtính chất XHCN. Rút ra một số kinh nghiệm có giá trị thực tiễn trong việcthúc đẩy việc thực hiện chủ trương, đường lối nghị quyết của Đảng về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo trong giai đoạn hiện nay.- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tăng cường tri thức về lịch sửcác cuộc cải cách giáo dục nói chung và cải cách giáo dục ở miền Bắc nóiriêng, từ đó, tăng thêm niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệpđổi mới giáo dục hiện nay.63.2. Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện được mục đích nêu trên trên, luận văn cần tập trung giảiquyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây:- Nghiên cứu bối cảnh lịch sử sau năm 1954, các chỉ thị, nghị quyết củaĐảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai; nghiêncứu về quá trình triển khai thực hiện, kết quả, hạn chế và những tác động củacuộc cải cách giáo dục lần hai đối với xã hội Việt Nam; những kinh nghiệm rútra trong tiến hành các cuộc cải cách giáo dục sau này nói riêng, với sự nghiệpgiáo dục đào tạo Việt Nam nói chung.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn4.1. Đối tượng- Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc cảicách giáo dục ở miền Bắc năm 1956.- Nghiên cứu về thành tựu, tác động của cải cách giáo dục năm 1956 ởmiền Bắc đối với quá trình xây dựng CNXH.4.2. Phạm vi nghiên cứu- Về nội dung: luận văn nghiên cứu quá trình Đảng Cộng sản Việt Namlãnh đạo cuộc cải cách giáo dục ở miền Bắc năm 1956.- Về không gian: luận văn nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh miền Bắc.- Về thời gian: sự hình thành chủ trương, chương trình cải cách giáo dụcvà việc áp dụng nội dung, biện pháp cải cách giáo dục ở miền Bắc từ năm1956 đến năm 1975.5. Phương pháp nghiên cứu của luận vănTrong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng chủ yếu phương pháplịch sử và phương pháp lôgic để làm sáng tỏ quá trình Đảng Cộng sản ViệtNam lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai ở miền Bắc. Ngoài ra, luậnvăn còn kết hợp sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp phân tích,so sánh, thống kê, phân kỳ…76. Những đóng góp về khoa học của luận văn- Đóng góp về mặt nhận thức khoa học: luận văn góp phần làm sáng tỏquá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cải cách giáo dục ở miềnBắc từ năm 1956 đến năm 1975. Trên cơ sở đó, luận văn nêu rõ nhữngthành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lịch sử trong quá trình chỉ đạo thực hiệncuộc cải cách.- Đóng góp về mặt thực tiễn: từ những nghiên cứu cụ thể về cuộc cảicách giáo dục ở miền Bắc, luận văn góp phần cung cấp những luận cứ đúngđắn để Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, đề ra chủtrương, chính sách đúng đắn trong thực hiện đổi mới, cải cách giáo dục tronggiai đoạn hiện nay.- Đóng góp về mặt tư liệu: sản phẩm cuối cùng của luận văn có thểsử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về cải cách giáodục giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, ở chừng mực nào đó, luận văn cũng là tàiliệu tham khảo cho việc giảng dạy, nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam, đặc biệt trong thời kỳ 1954-1975.7. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm hai chương:Chương 1: Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc cải cáchgiáo dục ở miền Bắc [1956].Chương 2: Nhận xét và kinh nghiệm.8Chương 1QUÁ TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO CUỘCCẢI CÁCH GIÁO DỤC LẦN THỨ HAI NĂM 1956 Ở MIỀN BẮC1.1. Sơ lược tình hình giáo dục Việt Nam trước năm 19561.1.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục ở ViệtNam sau năm 1945Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã mở ra 1 kỷ nguyênmới trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập dân tộc và CNXH. Đồng thời,thắng lợi này cũng đưa lại những thuận lợi cơ bản cho cách mạng Việt Nam:Cách mạng Tháng Tám thành công đã mang lại nền độc lập cho dân tộc,quyền làm chủ cho nhân dân. Đây là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân tatừ khi có Đảng lãnh đạo. Nó đã mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộcViệt Nam. Từ thân phận nô lệ, nhân dân Việt Nam đã trở thành người dân mộtnước độc lập, làm chủ vận mệnh của chính mình. Nhà nước Việt Nam Dânchủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á đã chấmdứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân tadưới ách đô hộ của thực dân, phát xít.Nhân dân Việt Nam có Đảng Cộng sản và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnhđạo. Từ hoạt động bí mật, Đảng ra hoạt động công khai góp phần tăng cườnguy tín và ảnh hưởng của Đảng trong nhân dân. Chính quyền nhân dân đượcxây dựng có hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Cùng với Chính phủlâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, một hệ thống chínhquyền đã được thiết lập từ Trung ương đến địa phương, được nhân dân cảnước ủng hộ.Bênh cạnh những thuận lợi cơ bản, cách mạng Việt Nam sau năm 1945vấp phải một số khó khăn điển hình sau: Cách mạng Tháng Tám năm 1945 làcuộc cách mạng “tự giải phóng” đầu tiên trong hệ thống thuộc địa của chủ9nghĩa đế quốc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Tuy nhiên, Nhà nướccách mạng ngay từ khi mới ra đời đã phải đối phó với hàng loạt nguy cơ,thách thức, tưởng chừng khó vượt qua. Cách mạng nước ta ở vào tình thế“ngàn cân treo sợi tóc”. Đó là nguy cơ của “giặc đói”, “giặc dốt” và đặc biệtlà giặc ngoại xâm. Chính sách ngu dân hơn 80 năm của thực dân Pháp để lại hậuquả là hơn 90% dân số không biết chữ; nhiều tệ nạn xã hội, tập tục lạc hậu vẫntồn tại trong đời sống nhân dân, cản trở sự phát triển kinh tế và xây dựng đời sốngvăn hoá mới.Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bối cảnh quốc tế tuy chuyểnbiến có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc, song Việt Nam chưa nhận đượcsự giúp đỡ trực tiếp của cách mạng thế giới. Nước ta bị chủ nghĩa đế quốcphong toả bốn bề. Địa vị pháp lý của Việt Nam chưa được công nhận ở Liênhợp quốc, mặc dù nhiều lần Chính phủ ta đã đề đạt nguyện vọng được tổ chứcnày công nhận nền độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Khó khănlớn nhất trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám là sự hiện diện của quânđội nước ngoài trên đất nước ta, đe dọa nền độc lập dân tộc và sự tồn tại củachính quyền non trẻ.Trước tình hình đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những quyếtsách đúng đắn, sáng suốt trong việc phát huy các yếu tố thuận lợi, hạn chế vàvượt qua khó khăn, bảo vệ và phát triển thành quả Cách mạng Tháng Tám.Trong đó, nhiệm vụ diệt “giặc dốt” được đặt ra cấp bách, nhằm góp phần đẩymạnh sự nghiệp giáo dục nước nhà, củng cố nền độc lập dân tộc trong nhữngngày khó khăn nhất của cách mạng.1.1.2. Khái lược về nền giáo dục Việt Nam từ năm 1945 đến năm 19541.1.2.1. Nền giáo dục của Việt Nam [1945-1950]Một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, ngày 3-9-1945, tại Bắc Bộ phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minhchủ tọa phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ. Trong phiên họp, Chủ10tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt NamDân chủ Cộng hòa, trong đó có nhiệm vụ giải quyết nạn dốt. Theo Người, mộtdân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, cần đề nghị mở một chiến dịch đểchống nạn mù chữ.Thực hiện nhiệm vụ trên, ngày 8-9-1945, Chính phủ lâm thời nước ViệtNam Dân chủ Cộng hoà ban hành Sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ để“trông nom việc học của nhân dân”. Rất nhanh chóng, phong trào “Bình dânhọc vụ” đã thu hút được động đảo các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia.Ngày 25-11-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Khángchiến, kiến quốc”. Chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ cơ bản, trước mắt của cáchmạng nước ta là củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, chống thực dân Phápxâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó, Đảng ta đãxác định phương châm chỉ đạo trên lĩnh vực văn hóa là: “Chống nạn mù chữ,cải cách giáo dục theo tinh thần mới, mở đại học và trung học, xây dựng nềnvăn hóa mới theo ba nguyên tắc: dân tộc hóa, khoa học hóa và đại chúng hóa”[33, tr.441]. Tính khoa học là sử dụng các phương pháp khoa học để xem xét,phân tích, giải thích mọi sự việc; là giảng dạy các môn khoa học cơ bản, khoahọc ứng dụng, công nghệ tiên tiến. Tính dân tộc được thể hiện ở việc bồidưỡng lòng yêu nước, bảo vệ độc lập tự do của đất nước, giữ gìn và phát huynhững mặt tốt đẹp trong truyền thống dân tộc. Tính đại chúng là giáo dục phảiphục vụ đông đảo nhân dân Việt Nam. Với những nội dung quan trọng trêncác lĩnh vực, đặc biệt là công tác chống nạn mù chữ, cải cách giáo dục, Chỉthị “Kháng chiến, kiến quốc” thực sự soi sáng con đường đấu tranh giữ vữngchính quyền, từng bước xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tạo nên sức mạnhto lớn cho dân tộc ta đánh bại âm mưu và hành động xâm lược của bọn đếquốc và tay sai.Là người sớm nhận thức được vai trò của văn hóa, giáo dục đối với sựnghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh,11“sánh vai với các cường quốc năm châu”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “Lờikêu gọi”:“Muốn giữ vững nền độc lậpMuốn cho dân mạnh, nước giàuMọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận củamình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nướcnhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biếtchữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những người chưa biết chữhãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thìanh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo… Phụ nữ lại càng cần phải học.” [33,tr 448, 449].Tháng 9-1945, trong ngày khai trường năm học đầu tiên sau ngày Cáchmạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho học sinh, trong đóNgười viết: “Non sông Việt Nam có trở lên vẻ vang hay không, dân tộc ViệtNam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được haykhông, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [26, tr 33].Trong điều kiện lúc bấy giờ, với tầm nhìn xa, trông rộng, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã xác định nâng cao dân trí là một nhiệm vụ cấp bách, là nhân tố quyếtđịnh đến sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước.Như vậy, ngay sau khi giành được độc lập, Đảng, Chính phủ và Chủ tịchHồ Chí Minh đã đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn về chống nạndốt, từng bước cải cách nền giáo dục của đất nước sau nhiều năm bị chế độthực dân phong kiến đô hộ. Đây chính là những căn cứ quan trọng để chúng tatiếp tục thực hiện cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai [1956] và cũng là nền tảngđầu tiên xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại trong giai đoạn hiện nay.Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và “Lời kêu gọi” của Chủtịch Hồ Chí Minh, chỉ trong một thời gian ngắn, các lớp học bình dân được tổ12chức ở khắp nơi, lôi cuốn từ những em nhỏ đến các cụ già. Truyền thống hiếuhọc của dân tộc ta được phát huy.Sau khi các Sắc lệnh được ban hành, phong trào toàn dân tham gia cáclớp bình dân học vụ phát triển rộng khắp, lôi cuốn được mọi tầng lớp, mọi lứatuổi, mọi giới tham gia. Ở các địa phương, nơi nào cũng có thể trở thành lớphọc, từ đình chùa đến cổng làng, bờ ruộng, xưởng máy. Nhờ đó, chỉ sau mộtnăm thực hiện, ta đã mở được 15.000 lớp học, đào tạo 95.000 giáo viên, đã có2.500.000 người thoát nạn mù chữ. Về cơ bản nạn mù chữ được thanh toánmột bước quan trọng. Cũng từ đây, hệ thống giáo dục phổ thông và đại họcđược xây dựng và từng bước phát triển theo ba nguyên tắc: dân tộc, dân chủvà khoa học. Đặc biệt, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu tinh thần độc lập,tự chủ trong đời sống văn hóa, giáo dục của nước ta đó là từ năm 1945, tiếngViệt được dùng trong các văn bản chính thức của Nhà nước cũng như trongviệc học tập, giảng dạy ở các trường, lớp.Trong khi đất nước ta đang tiến hành Bình dân học vụ, xóa nạn mù chữcó kết quả thì tình hình mới lại xuất hiện gây bất lợi cho giáo dục nói riêng vàđất nước nói chung. Đó là sau những nhân nhượng, hòa hoãn để tìm một giảipháp hòa bình không được thực dân Pháp chấp thuận, ngày 19-12-1946, cuộc“kháng chiến toàn quốc” bùng nổ, giáo dục phải chuyển hướng hoạt độngsang thời chiến. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngành giáo dục lúc này là phảitìm mọi biện pháp khôi phục lại hoạt động của nhà trường thuộc các bậc họcmột cách phù hợp với hoàn cảnh mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộckháng chiến, kiến quốc.Tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 [tháng 4-1947], Đảng ta chỉ raphương hướng chính cho giáo dục lúc này đó là “chương trình học phải thiếtthực nhằm đào tạo nhân tài cho kháng chiến ở tất cả các lĩnh vực; học sinhphải vừa học vừa sản xuất tự túc một phần; tiếp tục phát triển bình dân họcvụ; chú ý mở trường ở vùng quốc dân thiểu số” [2, Tr 88].13Tiếp đó, từ ngày 15 đến ngày 17-1-1948, Ban Chấp hành Trung ươngtriệu tập Hội nghị mở rộng tại Việt Bắc. Trong bối cảnh cuộc kháng chiếntoàn quốc đã diễn ra hơn một năm, lực lượng của ta trưởng thành mau chóng,thu nhiều thắng lợi quan trọng, nhất là đập tan cuộc tiến công của địch lênchiến khu Việt Bắc, Hội nghị vạch ra những phương hướng và biện pháp cơbản đẩy mạnh cuộc kháng chiến trong giai đoạn mới. Đối với công tác giáodục, có thể thực hiện tốt mục đích đã nêu trên, Hội nghị đã đề ra những biệnpháp cần thiết để ngành giáo dục như: “…chấn chỉnh và mở mang việc họctrong thời chiến; dịch chương trình học và soạn sách giáo khoa mới; địnhcách dạy theo lối mới; mở thêm trường mới theo kế hoạch và gửi học sinh đihọc ở nước ngoài…”[40, Tr 24]. Những chủ trương đúng đắn trên có ý nghĩaquan trọng trong việc chỉ dẫn, định hướng cho ngành giáo dục nước nhà pháttriển, đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc.1.1.2.2. Khái lược về cuộc cải cách giáo dục năm 1950 [Cải cách giáodục lần thứ nhất của nền giáo dục cách mạng ở Việt Nam]Bước sang năm 1950, tình hình của cuộc kháng chiến chống Pháp thayđổi có lợi cho ta. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới năm 1950 đã làmcho nước ta thoát khỏi cảnh bị bao vây, bước đầu thiết lập được quan hệ ngoạigiao với các nước XHCN anh em. Vấn đề đặt ra là phải phát huy nội lực củađất nước, kết hợp với sự viện trợ của nước ngoài để đẩy nhanh cuộc khángchiến đến thắng lợi. Muốn vậy, điều có ý nghĩa quan trọng là phải khẳng địnhchế độ dân chủ nhân dân, người cày có ruộng, nâng cao trình độ dân trí hơnnữa. Tình hình đó đặt ra cho ngành giáo dục nhiệm vụ phải phục vụ khángchiến mạnh hơn nữa bằng sự khẳng định chế độ dân chủ nhân dân và bằng sựphát triển mạnh mẽ hơn nữa cả số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cungcấp cho tiền tuyến và hậu phương. Trong bối cảnh mới và những yêu cầu củacuộc kháng chiến, kiến quốc như vậy, năm 1950, Trung ương Đảng và Chínhphủ đã quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất.14Tháng 2-1950, tại Việt Bắc, Bộ Quốc gia giáo dục triệu tập Hội nghị trùbị về cải cách giáo dục. Hội nghị quyết định tiến hành cuộc cải cách giáo dụcvà mở cuộc vận động “Rèn luyện cán bộ, chỉnh đốn cơ sở” gọi tắt là “Rèn cánchỉnh cơ” sâu rộng trong ngành giáo dục để xóa bỏ triệt để những quan điểm,chương trình, nội dung giáo dục lạc hậu của nền giáo dục cũ, xây dựng nềngiáo dục mới cả về quan điểm, chương trình, giáo trình và đội ngũ giáo viên.Tháng 7-1950, Đề án cải cách giáo dục đã được Hội đồng Chính phủ thôngqua. Tính chất của nền giáo dục mới nước ta là một nền giáo dục của dân, dodân, vì dân được xây dựng trên ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng,phục vụ lợi ích của nhân dân Việt Nam, đấu tranh chống đế quốc và phongkiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho người cày. Từ sau chiếnthắng Việt Bắc thu - đông năm 1947, việc dạy và học trong vùng tự do dần đivào ổn định và phát triển mạnh, điều đó đặt ra yêu cầu phải có sự thay đổitoàn diện của nền giáo dục kháng chiến.Về mục tiêu của giáo dục phổ thông, Đề án cải cách giáo dục lần thứnhất năm 1950 chỉ rõ: mục tiêu đào tạo là giáo dục thế hệ trẻ thành nhữngngười công dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, nănglực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân.Phương châm giáo dục là học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn.Về nội dung giáo dục, Đề án cải cách giáo dục chỉ rõ cần bồi dưỡng chongười học tinh thần yêu nước, chí căm thù giặc, tình yêu lao động, ý thức họctập, tôn trọng của công, phương pháp suy luận và thói quen làm việc khoahọc. Một số môn học mới được đưa vào nhà trường như thời sự, chính sách,giáo dục công dân, tăng gia sản xuất. Đảng ta cũng chỉ đạo do điều kiệnkháng chiến, do thiếu thầy hoặc do chưa thật cần thiết nên tạm giảm một sốmôn: ngoại ngữ, nhạc, vẽ, nữ công gia chánh. Cũng theo tinh thần của cuộccải cách giáo dục lần thứ nhất này, chúng ta thực hiện dạy tiếng Việt ở bậc đại15học, hoàn tất việc đưa tiếng Việt vào dạy ở nhà trường vốn đã được triển khaisau Cách mạng tháng Tám năm 1945.Về cơ cấu nhà trường, cải cách xác định gồm có hệ phổ thông 9 năm và hệthống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học.Về tổ chức nhà trường, Đảng chủ trương nâng cao vai trò của các đoànthể giáo viên và học sinh nhằm phát huy khả năng tích cực của giáo viên vàhọc sinh trong việc xây dựng nhà trường về mọi mặt. Điểm đáng chú ý vàcũng là một nội dung cải cách lớn cho phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, đólà hệ thống nhà trường Trung học, Tiểu học cũ từ hệ 12 năm được thay thếbằng hệ thống nhà trường phổ thông duy nhất 9 năm, chia làm 3 cấp và vẫnđảm bảo tính liên tục.Ngày 31-7-1950, Bộ Giáo dục ra Thông tư số 56-TT về “Tổ chức trường phổthông 9 năm”. Thông tư chỉ rõ cơ cấu trường phổ thông 9 năm gồm 3 cấp học:+ Cấp I: 4 năm [lớp 1, 2, 3, 4] thay thế cho cấp Tiểu học cũ [không kể 1năm học lớp Ấu trĩ hay vỡ lòng].+ Cấp II: 3 năm [lớp 5, 6, 7] thay thế cho bậc Trung học phổ thông cũ [4 năm].+ Cấp III: 2 năm [lớp 8 và lớp 9] thay thế cho bậc Trung học chuyênkhoa cũ [3 năm]. Cũng theo đó, các kỳ thi cuối cấp bị xóa bỏ, cuối năm lớp 9,học sinh chỉ phải qua một kỳ thi tốt nghiệp nhằm mục đích kiểm tra tổng quátnhững kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.Về công tác quản lý giáo dục, Đề án cải cách của Chính phủ nhấn mạnhnguyên tắc tập trung, dân chủ. Bên cạnh Hội đồng chuyên môn và hội đồngkỷ luật đã có từ trước, thành lập thêm Hội đồng quản trị, thành phần gồm cóđại biểu giáo viên, đại biểu phụ huynh đều do hiệu trưởng làm chủ tịch. Cóthể nói đây là một biện pháp nhằm dân chủ hóa việc quản lý về tư tưởng vàchuyên môn của các trường học.Biên chế năm học theo hệ thống giáo dục mới quy định năm học mới bắtđầu từ tháng 1 dương lịch đến tháng 12 năm đó. Thời gian học chia làm 2 kỳ,16mỗi kỳ 4 tháng xen giữa 2 đợt nghỉ để học sinh có thời gian tham gia sảnxuất. Quy định này bắt đầu thực hiện và áp dụng từ Thông tư số 54-TT củaBộ Giáo dục ngày 22-12-1951.Thực hiện Đề án cải cách giáo dục năm 1950, Bộ Giáo dục nhanh chóngtiến hành một số công việc sau:Một là, về biên soạn sách giáo khoa, đã tập hợp các giáo viên của cáccấp học nhằm tổ chức một trung tâm viết sách giáo khoa [gọi là trại Tu thư]để biên soạn cấp tốc sách giáo khoa theo chương trình phổ thông mới 9 năm.Theo đó, mùa hè năm 1951, 30 giáo viên giỏi tập trung tại xã Đào Dã [PhúThọ] đã được đồng chí Trường Chinh - Tổng Bí thư của Đảng tới thăm [ngày21-8-1951]. Tại đây, đồng chí phân tích rõ về đặc trưng của hoạt động giáodục, về tính chất giai cấp, nhiệm vụ của giáo dục trong giai đoạn cách mạngđương thời. Về việc biên soạn sách giáo khoa, đồng chí đề nghị tập trungtrước hết vào các môn quốc văn, lịch sử, toán, lý, hóa và chính trị thườngthức. Nhận thức điều đó, với tinh thần khẩn trương, đến năm 1952, trại đãhoàn thành toàn bộ sách giáo khoa cấp I theo chương trình mới, đối với cấp IIvà III, bước đầu đã biên soạn được một số tài liệu và sách về các môn lịch sử,chính trị, công dân giáo dục, toán, vật lý. Tuy nhiên, do điều kiện đang cóchiến tranh ác liệt, việc liên lạc bị ngăn trở, hoạt động in ấn thiếu thốn, việcphân phối sách giáo khoa cho các địa phương gặp không ít khó khăn. Cuộccải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 mới chỉ được triển khai ở các vùnggiải phóng, còn các vùng do thực dân Pháp tạm chiếm, các trường vẫn dạyhọc theo hệ thống phổ thông 12 năm, nội dung và chương trình học gần giốngnhư trước năm 1945.Hai là, về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, một trongnhững điều quan trọng nhất trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm1950 đó là đã bồi dưỡng, củng cố lại đội ngũ giáo viên bởi phần đông số giáoviên ở thời điểm này đều do trường học thời Pháp thuộc đào tạo. Nhìn chung,17chất lượng đội ngũ giáo viên này rất tốt, tuy nhiên, quan điểm, lập trường,nhất là quan điểm giáo dục của một số còn mơ hồ, thậm chí còn có tư tưởnggiáo dục trung lập và văn hóa thuần túy. Trước thực tiễn này, công việc đầutiên, cấp bách là bồi dưỡng cho họ về lập trường tư tưởng, chính trị, để họ cóquan điểm mới về giáo dục theo chủ trương của Đảng, đồng thời, để đội ngũgiáo viên phải tự đề ra cho mình những nhiệm vụ to lớn về mặt giáo dục. Bêncạnh việc bồi dưỡng giáo viên cũ về mặt tư tưởng, Đảng còn chú trọng đàotạo một lớp giáo viên mới từ những thanh niên lớn lên trong kháng chiến.Chính bởi vậy, ở giai đoạn này, nhiều trường và lớp sư phạm được mở ra ởTrung ương và ở các khu.Để đảm bảo cho cuộc cải cách giáo dục đạt kết quả tốt, nhiều đợt học tậpchính trị và nghiệp vụ được tổ chức cho giáo viên, giúp họ phân định đượcranh giới giữa nhân dân, dân tộc với đế quốc và phong kiến. Thông qua đó,những cán bộ làm công tác giáo dục thêm phấn khởi tin tưởng, ra sức chỉnhđốn tổ chức, cải cách giảng dạy, biến nhà trường thành công cụ sắc bén củakháng chiến. Nhờ có chủ trương cải cách giáo dục, chỉnh huấn cán bộ cũ, đàotạo cán bộ mới, tổ chức thi đua học tập, thi đua giảng dạy mà bộ mặt các nhàtrường trong kháng chiến có nhiều thay đổi. Trong điều kiện khó khăn, giankhổ, các nhà trường đã cố gắng vượt lên tình trạng vừa kháng chiến, vừagiảng dạy, vừa học tập, vừa tham gia sản xuất tuyên truyền đánh giặc, đi dâncông phục vụ chiến dịch...Ba là, công tác xoá nạn mù chữ tiếp tục được tiến hành và có nhữngbước phát triển mới: tính đến tháng 6-1950, số người thoát nạn mù chữ trongcả nước là trên 12 triệu người. Một số người được tiếp tục qua các lớp dự bịđể biết đọc, biết viết một cách chắc chắn hơn. Tổng số các đơn vị được côngnhận thoát nạn mù chữ là 10 tỉnh [Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,Phúc Yên, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên] và 84huyện, 1.500 xã, 7.350 thôn, trong đó có những huyện nằm trong vùng địch18kiểm soát chặt chẽ như: Yên Mỹ [Hưng Yên], Mỹ Lộc [Nam Định], Kỳ Sơn[Hòa Bình], Lạc Thủy [Hà Nam]. Những vùng ngoại thành Hà Nội, HảiPhòng, Nam Định, Huế... cũng được thanh toán nạn mù chữ ở từng thôn.Những thành tích nói trên góp phần mở mang kiến thức cho nhân dân và thúcđẩy nhanh sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.Bốn là, về đào tạo học sinh ở nước ngoài, song song với việc thực hiệncải cách giáo dục ở trong nước, để chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ côngcuộc kiến thiết đất nước sau khi giải phóng, với tầm nhìn chiến lược, Đảng vàChính phủ đã cử các đoàn cán bộ và học sinh tốt nghiệp phổ thông và đại họcđi học dài hạn ở nước ngoài, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng đất nước saukhi chiến tranh kết thúc. Trong đó, mùa hè năm 1951, nhóm học sinh đầu tiêngồm 21 người được cử sang Liên Xô học tập, mở đầu quan hệ hợp tác tronglĩnh vực đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý giữa Việt Nam vàcác nước anh em. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp càng gần đến ngàythắng lợi thì nhu cầu đào tạo cán bộ để khôi phục và xây dựng đất nước sauchiến tranh càng trở lên bức bách hơn. Đầu năm 1953-1954, ta đã gửi nhiềuđoàn học sinh đi nhiều nước khác nhau: đoàn đi Liên Xô 50 người, đi Cộnghòa dân chủ Đức 04 người, đi Bungari 01 người, đi Trung Quốc 190 người.Các khoản chi phí đào tạo đều do nước bạn đài thọ.Như vậy, cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950 đã tạo đượcbước phát triển vượt bậc cho nền giáo dục nước ta, định hình một nền giáodục dân chủ, tiến bộ. Nhiệm vụ chống mù chữ đem lại những kết quả bướcđầu, công tác bổ túc văn hóa được đẩy mạnh. Giáo dục phổ thông theochương trình 9 năm đã phát triển mạnh mẽ theo phương châm và nội dungchương trình đào tạo của cuộc cải cách giáo dục. Công tác bồi dưỡng, đào tạogiáo viên cũng được coi trọng, điều đó được thể hiện ở việc chúng ta đã xâydựng được một đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nước, trung thành với Đảng,19gắn bó với nhân dân, có lòng yêu nghề, yêu trẻ và thiết tha phục vụ Tổ quốc,phục vụ nhân dân.Cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất năm 1950, dưới sự lãnh đạo củaĐảng đã thật sự mang lại bước tiến mới cho ngành giáo dục, góp phần thúcđẩy cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mau đi tới thắng lợi, mở ra mộtgiai đoạn phát triển mới cho nền giáo dục nước nhà. Nó đặt nền tảng cho việcxây dựng một nền giáo dục dân chủ nhân dân mới của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa với ba bộ phận cơ bản: giáo dục thế hệ trẻ, nâng cao trình độvăn hóa của nhân dân lao động và đào tạo cán bộ. Cuộc cải cách đó còn manglại tính chất dân chủ trong các nhà trường, thống nhất các cấp lại thành một hệthống phổ thông duy nhất 9 năm, sau khi tốt nghiệp, học sinh có thể học tiếplên hoặc ra phục vụ ngay cho cuộc kháng chiến.Cải cách giáo dục lần thứ nhất còn thể hiện tính độc lập, tự chủ của Đảngta trong việc đề ra chủ trương và lãnh đạo thực hiện phù hợp với hoàn cảnhthực tế của đất nước và xu thế chung của thời đại, kết hợp lý thuyết với thựctiễn. Đó là nền tảng tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” mangbản chất XHCN. Đây còn là một bước tiến mới, thể hiện tính chất ưu việt củagiáo dục cách mạng qua mục tiêu, đào tạo, chương trình, nội dung, phươngpháp và hệ thống nhà trường mới 9 năm. Bằng những biện pháp và hình thứcsáng tạo, thích hợp, ngành giáo dục đã giành thắng lợi trong việc khắc phụcnhững tàn dư của tư tưởng giáo dục cũ như giáo dục trung lập, chuyên mônthuần túy, bước đầu gắn nhà trường với đời sống xã hội.Bên cạnh các nội dung của cuộc cải cách giáo dục năm 1950, quan điểmcải cách giáo dục còn được thể hiện trong nhiều văn kiện khác của Đảng,chính phủ. Tại Đại hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng [diễn ratừ ngày 11 đến ngày 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá,tỉnh Tuyên Quang], trong “Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam”,Đảng ta đã xác định phương hướng và nhiệm vụ mới về giáo dục là: bài trừ20những di tích giáo dục thực dân và phong kiến, phát triển nền giáo dục có tínhchất dân tộc, khoa học và đại chúng, thủ tiêu nạn mù chữ, cải cách chế độgiáo dục, mở mang các trường chuyên nghiệp. Mục tiêu nhằm đào tạo conngười mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến, kiến quốc.Tiếp đó, tại Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng[khóa II] họp từ ngày 27-9 đến ngày 5-10-1951 đã thông qua Nghịquyết “Về tình hình và nhiệm vụ chung”, trong đó, nêu rõ nhiệm vụ, phươngchâm đối với công tác giáo dục trong giai đoạn mới là: 1- Cần sửa đổi chươngtrình và soạn sách giáo khoa của ngành giáo dục phổ thông nhằm phươngchâm kết hợp với thực tế kháng chiến, phục vụ nhân dân, phục vụ sản xuất.Việc học ở trường phải mật thiết liên hệ với đời sống nhân dân. 2- Đề caongành giáo dục bình dân, chú trọng bổ túc văn hóa, chấn chỉnh và phát triểnnhững trường phổ thông lao động. 3- Ngành giáo dục chuyên nghiệp cần chúý đào tạo cán bộ giúp cho sản xuất trước mắt là cán bộ canh nông... 4- Thiếtthực cải tạo tư tưởng và giáo dục chính trị cho cán bộ giáo dục, phổ biến quanniệm giáo dục dân chủ nhân dân.Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã có nhiều chủ trương quan trọng đối vớicông cuộc cải cách giáo dục. Trong “Thư gửi Đại hội giáo dục toàn quốc”[tháng 7-1951], Người nói “… Đại hội nên kiểm thảo kỹ công tác “cải cách”về chương trình, chủ trương và cách thi hành để tìm thấy những khuyết điểmmà sửa đổi, những ưu điểm mà phát triển thêm.Đại hội nên chú ý làm thế nào cho việc giáo dục liên kết với đời sốngcủa nhân dân, với công cuộc kháng chiến và kiến quốc của dân tộc. Làm thếnào để phối hợp việc giáo dục của trường học với việc tuyên truyền và giáodục chính trị chung của nhân dân” [27, tr 266].Nhìn chung, mặc dù còn có những thiếu sót, hạn chế nhất định, song vớisự nỗ lực của toàn ngành giáo dục, chúng ta đã xây dựng được cơ sở vữngchắc cho một nền giáo dục mới, một nền giáo dục thực sự là bộ phận của sự21nghiệp cách mạng chung, đóng góp xứng đáng vào công cuộc kháng chiến,kiến quốc vĩ đại của dân tộc. Có thể nói, ngành giáo dục nước ta đã đạt đượcmột bước phát triển về chất, tạo đà cho những bước phát triển tiếp theo, đồngthời còn để lại những kinh nghiệm, bài học quý báu cho các cuộc cải cáchgiáo dục tiếp theo như về vai trò lãnh đạo của Đảng; lực lượng tham gia cảicách giáo dục; nội dung chương trình phải phù hợp với nhiệm vụ cách mạng.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách giáo dụclần thứ hai [năm 1956] ở miền Bắc1.2.1. Bối cảnh lịch sử và những yêu cầu mới đặt ra đối với nền giáodục ở miền Bắc sau năm 1954Với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Giơnevơ[21-7-1954], cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta giànhthắng lợi. Đất nước ta bước vào thời kỳ mới trong bối cảnh quốc tế và tìnhhình trong nước có những đặc điểm cơ bản sau:Về tình hình quốc tế: sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống XHCNnhững năm 50 của thế kỷ XX cùng với sự giúp đỡ, hợp tác của hệ thống ấy làmột sức mạnh mới của nước ta. Đặc biệt, là những thành tựu của Liên Xô vềkinh tế, về khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng lớn, cổ vũ mạnh mẽ các nước xãhội chủ nghĩa, thể hiện tính ưu việt và trở thành mục tiêu, lý tưởng của xã hộiloài người. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang tiến những bướcmới. Cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình trên thế giới, nhất là ởcác nước tư bản phát triển mạnh. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi, tìnhhình quốc tế ẩn chứa nhiều khó khăn, tác động đến Việt Nam. Phong tràoCộng sản và công nhân Quốc tế thời kỳ này xuất hiện những rạn nứt, mâuthuẫn, bất đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cách mạng thế giới nóichung, Việt Nam nói riêng, đặc biệt là mâu thuẫn, bất đồng giữa Liên Xô vàTrung Quốc.

Video liên quan

Chủ Đề