Ăn nhiều tỏi có tốt không

(HNMCT) - Hỏi: Thời tiết chuyển mùa sang lạnh, tôi thường xuyên bị cảm cúm, nhức đầu. Nhiều người mách, ăn tỏi sống hằng ngày giúp kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh, dự phòng cảm cúm. Xin hỏi bác sĩ, khi ăn loại thực phẩm này, cần lưu ý điều gì? Nguyễn Thị Mai (quận Đống Đa, Hà Nội)

Đáp: Tỏi có rất nhiều công dụng với sức khỏe, hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, phòng nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn thời gian bị cảm, người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Tuy nhiên, cần chú ý ăn tỏi sống đúng cách. Ví dụ, nên băm nhuyễn tỏi, để trong không khí khoảng 10 - 15 phút rồi mới ăn. Nguyên nhân là do tác dụng cơ bản của tỏi chủ yếu đến từ allicin, tuy nhiên trong tỏi không có allicin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra allicin.

Lưu ý khác là tuyệt đối không ăn tỏi lúc đói vì tỏi có tính phân hủy và tính kích thích mạnh với niêm mạc dạ dày, niêm mạc ruột. Nếu ăn quá nhiều tỏi một lần hoặc ăn tỏi lúc đói thì sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa, nhất là với người bị viêm loét dạ dày, tá tràng.

Người có bệnh liên quan tới mắt, thị lực yếu cũng không nên ăn nhiều tỏi vì tỏi có thể kích thích mắt, dễ gây viêm bầu mắt, viêm kết mạc. Đặc biệt lưu ý, không nên ăn tỏi sống khi bị tiêu chảy vì có thể thành ruột bị kích thích, dẫn tới phù nề, nghẽn mạch máu, gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, không nên ăn tỏi cùng các thực phẩm như thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm. Người có tiền sử mắc các bệnh về gan không nên ăn tỏi vì tỏi có tính nóng, vị cay, làm nóng gan, lâu dài sẽ gây tổn thương cho gan.

Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu... không nên ăn tỏi vì sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Người thể trạng suy yếu không nên ăn nhiều tỏi vì có thể làm tiêu tan khí huyết, loãng khí, hao máu, sinh đờm, phát nhiệt.

Tỏi là loại nguyên liệu phổ biến trên thế giới được dùng để nấu ăn mỗi ngày, giúp tăng thêm hương vị cho các món ăn. Bên cạnh đó, trong các bài thuốc cổ truyền của người châu Á, nhiều quốc gia đã xem tỏi là một trong các nguyên liệu để chữa nhiều loại bệnh. Vậy tỏi có những công dụng nào tốt cho sức khỏe? Cùng 25 FIT tìm hiểu ngay với bài viết dưới đây nhé.

Hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa rất ít calories

Trong tỏi chứa rất nhiều hàm lượng vitamin, khoáng chất và chứa rất ít calories. Mỗi ngày bạn thêm 1-2 tép tỏi vào bữa ăn của mình sẽ rất tốt cho sức khỏe mà không cần lo sợ làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn. Theo , một tép tỏi sống (3 gam) chứa): 

  • Calo: khoảng 4.5 gam
  • Protein: 0.2 gam
  • Carb: 1 gam
  • Mangan: 2% giá trị hàng ngày (DV)
  • Vitamin B6: 2% DV
  • Vitamin C: 1% DV
  • Selen: 1% DV
  • Chất xơ: 0,06 gam
  • Canxi: 5.43 gam
Và hàm lượng cao các chất dinh dưỡng  đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1

Giúp chống lại các bệnh cảm cúm thông thường

Hợp chất allicin được tìm ra trong tỏi có khả năng đề cao hệ miễn dịch có thể ngăn ngừa sự tấn công của virus cảm lạnh thông thường. Theo một nghiên cứu khoa học, khi thử nghiệm trong vòng 12 tuần với những nhóm tình nguyện viên khác nhau, những nhóm người có sử dụng tỏi cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh cảm cúm hơn những nhóm tình nguyện viên chỉ dùng giả dược.

Ăn nhiều tỏi có tốt không

Giúp làm giảm huyết áp

Hợp chất allicin thần kỳ trong tỏi cũng có khả năng làm giảm huyết áp. Các nghiên cứu khoa học đã nhận thấy rằng ăn tỏi sống giúp các bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp có khả năng làm giảm huyết áp. Trong một nghiên cứu đã chứng minh rằng, với 600–1.500 mg chiết xuất tỏi già có hiệu quả tương đương với thuốc Atenolol trong việc giảm huyết áp trong khoảng thời gian 24 tuần. Ăn từ 1-1,5 gam tỏi sống mỗi ngày cũng sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp. 

Cải thiện nồng độ cholesterol trong máu

Tỏi có thể giảm các LDL cholesterol trong máu. Các LDL cholesterol có vai trò vận chuyển toàn bộ cholesterol vào cơ thể. Khi lượng LDL cholesterol trong máu quá nhiều có thể gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Vì vậy ăn tỏi giúp kiểm soát lượng LDL cholesterol này và giảm nguy cơ các bệnh do nồng độ LDL cholesterol trong máu cao gây ra. 

Giúp nâng cao thể lực 

Trong một tài liệu nghiên cứu, ở nhiều nền văn hóa, tỏi được sử dụng để cung cấp sức mạnh và tăng khả năng làm việc cho người lao động. Tài liệu này cũng có ghi rằng tỏi được trao cho các vận động viên Olympic ở Hy Lạp thời xưa như một trong những thành vân giúp nâng cao hiệu suất thể thao của họ.

Ăn nhiều tỏi có tốt không

Ngăn ngừa các bệnh về não

Trong tỏi có chứa các hợp chất chống oxy hóa. Trong quá trình chiết xuất, tỏi sẽ cho ra hợp chất chống oxy hóa (AGE) có chứa chất phytochemical chống lại quá trình oxy hóa. Theo nghiên cứu, AGE có công dụng bảo vệ sự tổn thương của tế bào, giúp bảo về các tế bào thần kinh não, ngăn ngừa bệnh alzheimer thường gặp khi về già. Hơn nữa, AGE có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư và lão hóa,...

Cải thiện các vấn đề sinh lý ở nam giới

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi giúp sản sinh ra enzyme nitric oxide synthase. Đây là loại enzyme có vai trò quan trọng trong vấn đề cương dương ở nam giới. Tỏi là thực phẩm tự nhiên giúp sản sinh ra loại men này. Vì vậy, tỏi cũng giúp cải thiện tự nhiên các vấn đề sinh lý cho nam giới. 

Giúp xương chắc khỏe

Phụ nữ thường xuyên ăn tỏi giúp ngăn ngừa loãng xương bằng cách tỏi sẽ giúp tăng nồng độ hoóc-môn estrogen ở nữ.  Estrogen có vai trò quan trọng trong sức khỏe của nữ giới, không chỉ xương khớp mà còn giúp bạn cải thiện các vấn đề về sắc đẹp, sinh lý ở nữ giới. 

Ăn nhiều tỏi có tốt không

Nên ăn tỏi như thế nào là tốt nhất?

Để giữ dinh dưỡng tốt nhất của tỏi, tỏi được khuyên là nên ăn tỏi khi băm nguyễn và ăn sống. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 10 gam (1-2 nhánh) tỏi sống để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Trong quá trình băm tỏi, các hợp chất allicin sẽ được giải phóng và sẽ giúp bạn hấp thu tốt nhất các dinh dưỡng tốt nhất của tỏi vào bên trong cơ thể. 

Bạn có thể thêm tỏi vào các món salad, nước sốt trong các bữa ăn để tăng hương vị cho món ăn, giúp bạn dễ ăn hơn nếu bạn không thích mùi vị của tỏi. 

Tuy tỏi tốt cho sức khỏe, nhưng bạn cần lưu ý những yếu tố sau để tránh những tác dụng phụ khi ăn tỏi: 

  • Không nên ăn tỏi vào lúc đói vì sẽ dễ làm dạ dày cảm thấy khó chịu và buồn nôn
  • Không nên ăn tỏi khi bị tiêu chảy vì hợp chất allicin trong tỏi dễ gây ra phù nền nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Người có bệnh về gan không nên ăn tỏi vì dễ gây nóng, lâu dần sẽ làm tổn thương gan 
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, các thuốc chống đông máu cũng không nên ăn tỏi vì dễ gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe 
  • Người có thị lực yếu, mắc các bệnh về mắt không nên ăn nhiều tỏi vì dê gây viêm kết mạc, viêm bầu mắt. 

Tổng kết

Tỏi là gia vị phổ biến và thường gặp hàng ngày. Ngoài những lưu ý khi ăn tỏi sống, đối với người khỏe mạnh, mỗi ngày bạn hãy thêm 1-2 nhánh tỏi vào bữa ăn hằng ngày của mình để giúp cơ thể tăng thêm sức đề kháng trong mùa dịch này nhé.