Có khi nào trên đường đời tấp nập xuân diệu năm 2024

Đây là một trong những bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc và dễ thích. Có lẽ vì nó giản dị, gần gũi, ai cũng có thể bắt gặp mình trong đó. Đời như dòng sông trôi chảy không ngừng và mỗi khi ngoảnh về phía sau bao giờ người ta cũng hối tiếc về một điều đã xa, một bóng dáng mơ hồ, một gương mặt kiếm tìm.

Vậy thì phải sống thế nào để không day dứt, phải đi thế nào để ko “vô tình lướt qua nhau“. Nếu ví hành trình của mỗi người là một chuyến tàu, chẳng lẽ đến sân ga nào cũng phải dừng lại thật lâu, đi một vòng tìm quanh quất để rồi đau khổ nhận ra hình như đây không phải một nửa của mình. Sợ lỡ mất một cơ hội, sợ bỏ qua một tâm hồn quý giá vô ngần nên cứ phải sống thật chậm, phải cố tìm và hiểu tất cả những người xung quanh, đời như vậy có nặng nề và mệt mỏi quá ko?

Tôi chưa bao giờ thấy tiếc về những người mà mình đã lướt qua trên đường đời. Sức người có hạn, dĩ nhiên không thể lúc nào cũng sống tốt, sống đúng. Vả chăng đã gọi là vô tình thì có mấy khi giật mình nhận ra để mà nhớ, mà thương, mà tự dằn vặt bản thân.

Cái đáng tiếc nhất theo tôi là đã bắt gặp một ai đó, đã dừng lại bên người ta, đã mơ ước về một điều gì xa xôi nhưng rồi vì trăm ngàn lí do (“Tại vầng trăng, tại em hay tại anh? Tại sang đông ko còn hoa sữa. Tại siêu hình tại gì ko biết nữa. Tại con bướm vàng có cánh nó bay…“) mà đành để cho mọi thứ vụt qua kẽ tay. Một lần xin đủ cho một đời khôn nguôi vết ăn năn.

Ngày xưa khi làm luận văn tốt nghiệp về Hoài Thanh, tôi đã nhận ra con người muôn đời cũng chỉ có chừng ấy thứ tình cảm yêu, ghét, buồn, vui… nhưng vẫn có những tâm hồn hầu như chẳng thể tìm ra điểm trùng khít. Thế nên đôi khi tôi vẫn ao ước một ai đó lướt qua tôi thật nhanh. Hãy cứ để chiều âm thầm qua, hãy cứ để ngày âm thầm đi và hãy vô tình nhìn nhau bởi có những tấm lòng chỉ có thể ghi nhận mà chẳng thể đón nhận.

Tôi là người tin ở luật nhân quả và sự báo ứng. Một ngày nào đó tôi sẽ đau khổ vì cách suy nghĩ và những bước chân vội vã của mình hôm nay. Nhưng ngày đó chưa tới. Thôi thì cứ sống cho hiện tại trước đã.

This entry was posted on Thứ Ba, 15 Tháng Năm 2007 at 7:38 sáng and is filed under Uncategorized. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can , or trackback from your own site.

- Thơ ca là loại hình văn học sớm nhất của nhân loại. Hình thức sáng tác văn học phản ánh cuộc sống thông qua thế giới cảm xúc chủ quan của con người. Hệ thống ngôn ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và nhịp điệu.

- Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người. Thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim thi sĩ trước cuộc đời. Cảm xúc đóng vai trò quyết định, là nguồn cội của mọi sáng tạo nghệ thuật.

- Thơ hay: Xuân Diệu đặt ra yêu cầu với một tác phẩm thơ đích thực có giá trị phải đạt đến đỉnh cao cả nội dung lẫn hình thức: cả lời (ngôn từ, hình thức nghệ thuật) cả tư tưởng, cảm xúc phải đạt đến độ chín muồi, đẹp đẽ nhất, mãnh liệt nhất (chín đỏ).

Cụ thể:

+ Lời thơ phải đẹp ( giàu hình ảnh, tinh tuý, hàm súc có âm thanh nhịp điệu rõ rệt...)

+ Lời thơ phải chứa đựng cảm xúc mãnh liệt, cao đẹp, những suy ngẫm sâu sắc về con người cuộc đời.

+ Những lời đẹp đẽ ấy chính là sự thăng hoa cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ trước cuộc đời. Ngược lại cảm xúc mãnh liệt, suy ngẫm sâu sắc phải được thể hiện qua lời đẹp. Chỉ khi cái đẹp của ngôn từ của hình thức nghệ thuật chứa đựng, thể hiện cảm xúc, suy ngẫm mãnh liệt sâu sắc của nhà thơ trước cuộc sống thì mới có thơ đích thực - thơ hay.

\=> Ý kiến của Xuân Diệu đặt ra yêu cầu đối với một tác phẩm thơ đích thực. Xuân Diệu coi trọng nghệ thuật nhưng khẳng định vai trò cốt lõi của cảm xúc trong thơ. Để sáng tạo nên những vần thơ đích thực, để vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật chân chính, người nghệ sĩ không những phải có tài mà cần phải có tâm, có tình cảm mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời, biết xúc động nhạy cảm trước mọi niềm vui nỗi buồn của con người và biết làm lây lan tình cảm, gửi đến bạn đọc những thông điệp sâu sắc qua các phương tiện, hình thức nghệ thuật đẹp đẽ.

2. Chọn và phân tích một bài thơ trong chương trình THCS để chứng minh. Thí sinh tự do chọn lựa bài thơ mà mình tâm đắc nhất, có thể trình bày theo những cách khác nhau song cần làm rõ :

+ Hoàn cảnh cảm hứng, cảm xúc chủ đạo và mạch cảm xúc của bài thơ để cảm nhận sự mãnh liệt trong cảm xúc của tác giả khi sáng tạo.

+ Cảm nhận sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong tác phẩm thông qua ngôn ngữ, hình tượng đẹp đẽ để thấy lời thơ đã thực sự chín đỏ trong cảm xúc.

+ Khẳng định chính sự mãnh liệt, chín muồi trong cảm xúc, sự thăng hoa của lời thơ đã làm nên sức sống bền lâu của tác phẩm trong lòng bạn đọc.

Gợi ý bài: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

- Giới thiệu về Thanh Hải và bài “Mùa xuân nho nhỏ”.

- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.

- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khái vọng sống đẹp của tác giả.

- Mạch cảm xúc của bài thơ:

+ Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên.

+ Khổ 2,3: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước.

+ Còn lại: Những suy nghĩ, ước nguyện của chủ thể trữ tình.

- Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên: Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống:

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ, khiến bông hoa như có cội rễ, tràn đầy sức xuân, sắc xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông” “bông hoa” “bầu trời” “chim chiền chiện” thật bình dị và gợi cảm, đã tái hiện một không gian cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh đặc trưng của xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh” “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng. Dòng sông xanh đã trở thành cái nền cho sắc tím của hoa, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện: là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp; gợi liên tưởng đến những không đầy ắp màu xanh của một khu vườn quê với những vòm cây xanh mát hay một cánh đồng rộng lớn, bình yên.

ð Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra được khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ứ đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

+ Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thế hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

- Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước: Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc; gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh “người cầm súng” “người ra đồng”: được liệt kê để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc.

Hình ảnh “người cầm súng”: phản ánh hiện thực gian khổ của chiến tranh [chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây – Nam]. Lộc trên lưng vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

H/a “người ra đồng”: không khí lao động ở hậu phương. “Lộc trải dài nương mạ”: mang đến những cánh đồng xanh tươi, những vụ mùa no ấm, mang lại sự sống.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

Từ đó, thi nhân bày tỏ niềm tự hào về quê hương, đất nước và niềm tin vào tương lai: “Đất nước …/… phía trước”

+ Tính từ “vất vả” “gian lao”: đúc kết quá khứ, lịch sử dân tộc đầy đau thương, mất mát song cũng rất đáng tự hào. Đó là 4 ngàn năm dựng và giữ nước gian khổ mà hào hùng của cha ông ta.

ð Đoạn thơ bộc lộ lòng biết ơn, tự hào, kiêu hãnh với các thế hệ đã làm nên lịch sử hào hùng của đất nước.

+ So sánh “đất nước như vì sao” gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; gợi niềm tin của tác giả vào 1 ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước.

ð Giọng thơ vừa tha thiết, sôi nổi, vừa trang trọng đã gói trọn niềm yêu mến, tự hào, tin tưởng của nhà thơ về đất nước.

- Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ: Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm…

… xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

ð Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

- Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân…

… khi tóc bạc”

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

ð Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

ð Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.