Ăn sữa chua có tốt cho hệ tiêu hóa không năm 2024

Xin hỏi chuyên gia người bị tiêu hóa, dạ dày hay đầy hơi có được ăn sữa chua? Nếu có, tôi nên ăn thế nào? [Nam, 27 tuổi, Hà Nội].

Trả lời:

Đầy hơi là tình trạng tích tụ nhiều khí trong dạ dày khiến bụng phình to, gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Biểu hiện đầy hơi là căng tức, nặng bụng, ợ hơi, buồn nôn.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột nên phù hợp với những người bị đầy hơi. Món ăn này có tác dụng điều hòa nhu động ruột, giảm thiểu sự tích tụ khí hoặc thức ăn, giúp ngăn ngừa chứng táo bón, cải thiện quá trình tiêu hóa.

Ngoài ra, lượng và nồng độ acid trong sữa chua không đáng kể so với lượng acid trong dịch vị dạ dày nên không làm cho tình trạng đau nặng hơn. Bên cạnh đó, vi khuẩn lên men trong sữa chua bám vào niêm mạc đường tiêu hóa sẽ tiết chất kháng sinh tự nhiên, tăng cường miễn dịch tại chỗ, kìm hãm sự phát triển của yếu tố gây đau dạ dày. Tuy nhiên, bạn nên ăn sữa chua sau bữa ăn và không sử dụng lúc đói. Không nên ăn quá nhiều sữa chua trong một ngày. Mẹ bầu có thể ăn sản phẩm không đường.

Một số món ăn khác giảm đầy hơi như chuối do chứa nhiều kali giúp đào thải natri và nước ra ngoài. Đu đủ có chứa Papain - một loại enzyme giúp chuyển hóa protein, giải phóng khí dư trong dạ dày mang lại cảm giác dễ chịu sau khi ăn. Đu đủ còn giảm thiểu tình trạng táo bón, giúp đại tiện dễ dàng hơn. Nên ăn đu đủ chín, tránh ăn khi bụng đang rỗng. Dứa giàu chất xơ, kích thích co bóp.

Một số gia vị như gừng giúp cơ thể tiêu hóa protein, tăng nhu động ruột từ đó cải thiện chứng đầy hơi. Rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, ngăn ngừa táo bón hiệu quả như rau mồng tơi, cần tây, rau chân vịt.

Sữa chua không chỉ là món ăn ngon được nhiều người yêu thích mà nó còn mang lại rất nhiều giá trị cho sức khỏe. Điều đáng nói là nếu biết ăn sữa chua đúng thời điểm vàng thì lợi ích mà nó mang lại còn được phát huy ở mức tối đa. Vậy nên ăn sữa chua khi nào mới là tốt nhất?

1. Những lợi ích tuyệt vời của sữa chua đối với sức khỏe

Sữa chua được tạo ra bởi sự kết hợp giữa lợi khuẩn Streptococcus thermophilus, Lactobacillus bulgaricus và sữa, được ủ trong điều kiện nhiệt độ ẩm khoảng vài giờ. Trong khoảng thời gian này, lợi khuẩn sẽ chuyển đổi đường lactose trong sữa thành axit lactic để sữa trở nên đặc hơn và có vị chua, thơm ngon đặc biệt.

Sữa chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình như:

1.1. Cung cấp nguồn dưỡng chất quan trọng cho cơ thể

Các loại sữa chua đều chứa một loại khoáng chất cần thiết cho sức khỏe của hệ xương và răng miệng là canxi. Trung bình 1 cốc sữa chua có thể cung cấp 49% nhu cầu canxi của cơ thể mỗi ngày.

Sữa chua chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Ngoài ra sữa chua còn có chứa nhiều vitamin nhóm B, nhất là riboflavin và vitamin B12 giúp cơ thể chống lại các dị tật bẩm sinh ống thần kinh và bệnh tim mạch. Trong một cốc sữa chua cũng có cung cấp tới 12% nhu cầu magie, 38% nhu cầu phốt pho và 18% nhu cầu kali hàng ngày của cơ thể. Tất cả các loại khoáng chất này đều rất cần với một số quá trình sinh học của cơ thể.

1.2. Nguồn protein dồi dào

Trong 200g sữa chua có khoảng 12g protein - chất có vai trò hỗ trợ quá trình trao đổi chất thông qua việc tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể và lượng calo mà cơ thể đốt cháy trong ngày. Việc nạp đủ protein cho cơ thể sẽ giúp làm tăng sản xuất hormone báo hiệu cảm giác no nhờ đó mà điều chỉnh cảm giác thèm ăn, rất tốt cho việc kiểm soát cân nặng.

1.3. Tốt với hệ tiêu hóa

Trong một số loại sữa chua có chứa men vi sinh hoặc vi khuẩn sống là một phần của quá trình nuôi cấy ban đầu hoặc đã được thêm vào sau thanh trùng giúp mang lại nhiều lợi ích với hệ tiêu hóa. Đã có nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích nếu uống hoặc ăn sữa chua lên men chứa Bifidobacteria sau 3 tuần sẽ cải thiện đáng kể tần suất đi ngoài và triệu chứng đầy hơi.

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa

Mặt khác cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng sữa chua chứa Bifidobacteria giúp cải thiện những vấn đề sức khỏe ở phụ nữ mắc chứng không tiêu hóa được hoặc triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, men vi sinh trong sữa chua còn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh tiêu chảy do kháng sinh và chứng táo bón.

1.4. Cải thiện hệ miễn dịch

Ăn sữa chua thường xuyên, nhất là sữa chua có chứa probiotics có thể cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch và giảm khả năng bị một số loại bệnh. Probiotics có trong sữa chua giúp giảm triệu chứng viêm do một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến rối loạn đường ruột hoặc virus.

Không những thế, kẽm, magie, selen cùng các loại khoáng chất vi lượng có trong sữa chua còn có vai trò tăng cường miễn dịch cho cơ thể. Một số loại sữa chua có bổ sung vitamin D còn giúp hệ miễn dịch được cải thiện tốt hơn vì loại vitamin này có khả năng ngăn ngừa cảm cúm và cảm lạnh thông thường.

1.5. Tốt với hệ xương khớp

Protein, canxi, phốt pho, kali và đôi khi là vitamin D trong sữa chua rất tốt cho sức khỏe của hệ xương. Chúng không chỉ ngăn ngừa loãng xương mà còn giúp duy trì độ chắc khỏe và khối lượng cho xương.

2. Nên ăn sữa chua khi nào mới là tốt nhất cho sức khỏe?

2.1. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là khi nào?

Biết được nên ăn sữa chua khi nào sẽ giúp bạn nắm được thời điểm vàng để phát huy những công dụng nêu trên của loại thực phẩm này. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo thời điểm tốt nhất nên ăn sữa chua là:

Nếu bạn chưa biết nên ăn sữa chua khi nào thì bữa sáng và kết hợp cùng ngũ cốc hoặc hoa quả là một gợi ý không tồi

- Sau bữa ăn chính 1 giờ

Đây là khoảng thời gian lợi khuẩn có trong sữa chua dễ dàng vượt qua môi trường khắc nghiệt của dạ dày để tăng hiệu quả hỗ trợ cải thiện đường ruột. Không những thế, thời điểm này dịch vị dạ dày đã loãng, độ pH đã được cân bằng nên các lợi khuẩn có trong sữa chua cũng có được điều kiện tốt nhất để phát triển.

- Bữa sáng

Người đang thực hiện chế độ giảm cân, ăn kiêng,... có thể ăn sữa chua cùng với một số loại trái cây, hạt, ngũ cốc,... để có được một bữa sáng nhẹ nhàng mà vẫn đảm bảo tốt về vấn đề dinh dưỡng.

- Buổi xế chiều

Sở dĩ nói nên ăn sữa chua khi nào không thể bỏ qua bữa xế chiều là bởi đây là thời điểm cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu mệt mỏi và cần được nạp thêm năng lượng. Nếu chọn sữa chua, bạn sẽ có được một bữa ăn nhẹ giàu dinh dưỡng mà lại ít calo nên không chỉ giữ được vóc dáng mong muốn mà còn rất tốt cho sức khỏe.

- Lúc luyện tập

Quá trình tập thể dục thể thao thường khiến cho cơ bắp bị căng, nếu ăn sữa chua sẽ giúp cơ thể được bổ sung canxi, carbohydrate, protein và lợi khuẩn cần thiết để phục hồi nhanh hơn. Đặc biệt, sau khi tập, năng lượng sẽ bị xuống thấp nên ăn sữa chua giúp bù vào mức năng lượng đã bị hao hụt này.

2.2. Khi chọn sữa chua cần lưu ý

Biết được thời điểm nên ăn sữa chua khi nào là cần thiết nhưng bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn sữa chua phù hợp. Sở dĩ nói như vậy là bởi trong quá trình chế biến sữa chua, nhiều nhà sản xuất còn cho thêm các loại phụ gia khác vào như chất tạo béo, chất tạo ngọt, hương liệu tổng hợp,...

Loại sữa chua được xem là tốt nhất để lựa chọn bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên đảm bảo các yếu tố:

- Ít béo

Các loại sữa chua được làm từ sữa không béo hoặc ít béo được khuyến khích lựa chọn hơn cả bởi nó an toàn hơn với sức khỏe.

- Nguyên chất chứa hàm lượng protein mức độ vừa phải

Lượng protein có trong mỗi sản phẩm sữa chua không giống nhau. Tốt nhất nên chọn sữa chua nguyên chất vì nó có hàm lượng protein vừa phải thay vì loại sữa chua được bổ sung whey hoặc protein từ đậu nành.

- Nên ăn sữa chua không đường

Đại đa số sản phẩm sữa chua đã qua chế biến có chứa chất tạo ngọt với hàm lượng fructose cao. Khi đi vào cơ thể, lượng đường này có thể gây nên sự dư thừa so với nhu cầu của cơ thể. Vì thế nên ăn sữa chua ít béo và không đường sẽ tốt hơn.

Nói tóm lại, sữa chua là loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung. Tuy nhiên, để phát huy tối đa công dụng ấy thì biết nên ăn sữa chua khi nào cũng là điều không nên bỏ qua.

Ăn sữa chua khi nào tốt cho hệ tiêu hóa?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng là hợp lý. Bởi vì lúc đó cơ thể sẽ hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong sữa chua, bạn nên tránh ăn lúc đói vì khi đó axit trong dịch vị dạ dày tăng cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, diệt những vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Tại sao ăn sữa chua lại tiêu chảy?

Sữa chua có thể gây tiêu chảy ở một số ngườiSữa chua có chứa lactose - một loại đường sữa mà có tới 70% số người trên thế giới không thể tiêu hóa được. Những người bị không dung nạp lactose thường bị tiêu chảy do ăn các thực phẩm giàu lactose, bao gồm cả sữa chua.

Ăn sữa chua khi nào tốt cho sức khỏe?

Nên ăn sữa chua sau khi ăn bữa chính từ 1 đến 2 tiếng. Lúc này độ PH trong dạ dày đã ổn định tạo điều kiện tốt cho các lợi khuẩn phát triển. Nếu bạn ăn sữa chua khi đói, các lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt vì lúc này hàm lượng axit chứa trong dạ dày rất cao.

Sữa chua men tiêu hóa có tác dụng gì?

Sử dụng sữa chua men sống được bổ sung hàng tỷ men vi sinh sống Probiotics giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm tình trạng biếng ăn, đi phân sống, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày, đầy hơi ợ hơi, tiêu chảy, táo bón,...

Chủ Đề