Anh chỉ hiếu như thế nào về Đường ngược chiều trong suy nghĩ của trần thi Yến

Showing 1-41

Start your review of Đường Ngược Chiều - Từ Bản Người Dao Đến Học Bổng Erasmus

Apr 04, 2020 Trần Cường rated it really liked it

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích.

Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa

Đường ngược chiều – Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus, đúng như tên gọi, là câu chuyện đầy tính trải nghiệm của Chảo Thị Yến – cô gái nghèo vùng cao đã thành công với giấc mơ du học. Cuốn sách vừa là một bức thông điệp đầy ý nghĩa về tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh, vừa là một thiên hồi ký dào dạt cảm xúc mà mình vô cùng yêu thích. Chảo Yến là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao Tây Bắc, giáp với nước bạn Trung Quốc. Giống như những người bạn đồng trang lứa, cô chưa từng biết “đi học” là gì hay “trường học” có hình thù ra sao. Người lớn trong bản cũng chẳng mấy ai quan tâm tới việc học. Học làm gì, khi căn nhà để đi ra đi vào còn không được dựng xây tử tế? Học làm gì, khi bữa ăn nay mai chẳng biết là cơm trắng hay sắn độn, rau rừng? Con gái không cần học, lấy chồng giàu là được thôi v.v… Những quan điểm, suy nghĩ cổ hủ ấy dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức, cùng với bóng đêm của cái đói, cái nghèo luôn chầu chực bủa vây, đã dần dần bóp chết niềm khát học của lớp lớp trẻ thơ trong bản, vô tình khiến cho nhận thức của những đứa trẻ vùng cao về tầm quan trọng của việc học ngày một thui chột. Chúng tạo nên một con đường ngược chiều cheo leo, gian khó, đòi hỏi những ai có quyết tâm thực sự mới có thể vượt qua. Và Chảo Yến chính là một trong những con người phi thường ấy. Ngược dòng hồi ức, Chảo Yến dần đưa người đọc trở lại những ngày ấu thơ, khi cô còn đang là đứa bé bốn tuổi với khuôn mặt lấm lem và mái tóc xác xơ hệt như tổ quạ, cho tới khi cô trưởng thành và trở thành người đầu tiên ở bản làng nghèo khó của mình nhận được học bổng du học danh giá. Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của cô thực sự là một hành trình gian khổ, đòi hỏi những quyết tâm, những nỗ lực phi thường. Trên hành trình ấy, có không ít những khó khăn mà cô phải đối mặt: đó là cái đói, cái khốn khó, là những lời gièm pha, đàm tiếu của bà con xóm giềng; trên cả, cô còn phải vượt qua cả những lần lung lạc, chùn bước, vượt qua tâm lý muốn bỏ cuộc, buông xuôi để có thể cán đích an toàn. Câu chuyện phi thường của Chảo Yến vừa quen vừa lạ, không khỏi khiến mình liên tưởng tới hình ảnh của cô hoa hậu Êđê H’hen Niê. Cả hai đều là những con người thuộc đồng bào dân tộc thiểu số, sinh ra và lớn lên cùng với cái nghèo, trước lúc thành công đã phải đối mặt không ít những định kiến cổ hủ từ xóm giềng trên dưới. Trên cả, họ giống nhau còn vì trong trái tim mỗi người đều luôn âm ỉ cháy ngọn lửa của niềm tin và nghị lực, ngày đêm chờ đợi cơ hội để có thể bùng lên mạnh mẽ. Chọn tựa đề là Đường ngược chiều, Chảo Yến đã gần như đúc kết lại trọn vẹn cả hành trình gian khó của cô trên con đường đón nhận ánh sáng của tri thức. Cung đường ngược chiều cô đã và đang đi không chỉ “ngược” lại cái nghèo, cái vất vả, khốn khó; “ngược” những suy nghĩ, quan niệm lạc hậu của xóm giềng, bà con – những người dân bản cổ hủ, ít học. Trên cả, cô còn phải “ngược” cả những bước chùng, “ngược” cả suy nghĩ bỏ cuộc, tâm lý buông xuôi trước khó khăn. Chảo Yến đã kể lại con đường vượt khó cheo leo của cô bằng lối viết hết đỗi giản dị, mộc mạc, không đao to búa lớn, đôi lúc còn pha chút ngô nghê, hệt như tiếng lòng của đồng bào vùng cao Tây Bắc. Chính bởi vậy, câu chuyện của Yến dù có nhiều phần xót xa, song lại không hề tạo nên cho người đọc cảm giác bức bối, nặng nề, trái lại, lại nhẹ nhàng và dễ gợi cảm hứng vô cùng. Đây thực sự là một điểm mà mình rất thích.Không chỉ gây ấn tượng bởi hành trình vượt khó đầy mồ hôi và nước mắt, bởi lối kể chân chất, dễ thương, Đường ngược chiều còn dễ dàng gây sức hút với mình bởi những trang viết về phong tục tập toán, đời sống xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền cao Tây Bắc. Là người dân tộc Dao Tuyển, sinh ra và lớn lên cùng với rừng núi, bản làng, nên những trang văn của Chảo Yến lại càng thêm chân thực, sinh động hơn bao giờ hết. Cô tỉ mẩn miêu tả những bộ trang phục truyền thống bắt mắt, tường thuật những buổi chợ phiên nhộn nhịp, đặc sắc, hay sẵn sàng phô bày cả những hủ tục, những hạn chế trong nhận thức và hiểu biết của những con người miền núi nơi đây, giúp cho vốn liếng văn hóa xã hội của bản thân mình cũng có cơ hội mở mang thêm nhiều.

Tuy nằm trong tủ sách trải nghiệm du học, song chiếm phần lớn nội dung sách không phải là những câu chuyện Chảo Yến thu lượm ở xứ người. Hầu hết những gì cô chia sẻ ở đây đều xuất phát từ quê hương Việt Nam, từ làng bản mà cô đang sống, từ hành trình ở bản người Dao đến học bổng du học Đức danh giá hơn một tỷ đồng. Cuốn sách dù nhỏ nhưng lại rất giàu sức nặng, thực sự đã khơi gợi thành công cảm hứng và niềm tin tưởng ở độc giả về ý chí và khát vọng vươn lên hoàn cảnh của con người. Nếu bạn dám mơ lớn, dám thực hiện, dám “đi ngược chiều”, thì biết đâu, một ngày nào đó, con đường bạn đi không phải là đường dốc gập ghềnh lên rẫy, mà là đường băng đưa bạn lên bầu trời của ước mơ, của hi vọng, lên tới chân trời học vấn xa xôi, mới lạ mà cũng đầy hứa hẹn vô ngần.

...more

Apr 04, 2020 neverblossom rated it really liked it

UPDATE 11/04/204/5

Năm 2020 đánh dấu bằng việc đọc thêm nhiều thể loại sách mới của tác giả Việt, Đường ngược chiều - Từ bản Người Dao đến học bổng Erasmus là một cuốn sách như vậy khi bản thân câu chuyện của Chảo Yến đã mang đầy tính trải nghiệm, là một cuốn tự truyện với bao cung bậc hỉ nộ ái ố của một cô gái dân tộc Dao với nỗ lực vươn cao đến ánh sáng tri thức. Tớ biết tới Chảo Yến trong một lần coi phóng sự trên VTV, và phải nói là rất ấn tượng với sự ham học của cô gái người Dao, mà nay mới

UPDATE 11/04/204/5Năm 2020 đánh dấu bằng việc đọc thêm nhiều thể loại sách mới của tác giả Việt, Đường ngược chiều - Từ bản Người Dao đến học bổng Erasmus là một cuốn sách như vậy khi bản thân câu chuyện của Chảo Yến đã mang đầy tính trải nghiệm, là một cuốn tự truyện với bao cung bậc hỉ nộ ái ố của một cô gái dân tộc Dao với nỗ lực vươn cao đến ánh sáng tri thức. Tớ biết tới Chảo Yến trong một lần coi phóng sự trên VTV, và phải nói là rất ấn tượng với sự ham học của cô gái người Dao, mà nay mới biết Chảo Yến còn ra cả sách nữa nên ngại gì mà không mua.Cũng như tên gọi, Đường ngược chiều là cuốn tự truyện của Chảo Yến, bản thân là một cô gái người Dao ở một bản nghèo khó với tuổi thơ chỉ có ăn lá qua bữa, mái tóc “tổ quạ” xơ xác, mái nhà lụp xụp,…vv. Còn nhỏ như vậy mà Chảo Yến đã phải cùng bố mẹ đi kiếm ăn, gánh nước, nấu cơm, xay ngô, thái thân lá chuối và bất kể công việc nào để có thể đỡ đần cho cả nhà. Vì lẽ như thế, “trường học” là một khái niệm rất xa vời và lạ lẫm, khi những đứa trẻ ở vùng cao ngây thơ cho rằng viên phấn chính là cục kẹo béo lùn kỳ lạ, đến trường sẽ được cho kẹo, lần đầu tiên được biết đến khái niệm kính cận, thậm chí còn chẳng rõ “thầy giáo” hay “cô giáo” là gì nữa. Đường ngược chiều chắc chắn không phải là một cuốn sách văn học hoa mĩ, mà là một cuốn tự sự với giọng kể chân chất có phần ngô nghê, đôi khi là cả chút buồn cười của cô gái người Dao. Lắm lúc đọc những ngôn từ Chảo Yến viết mà thấy buồn cười quá thể vì sự ngây ngô chân thật của Chảo Yến, đan xen với đó là sự xót xa khó tả vì hoàn cảnh sống quá khó khăn thiếu thốn của đồng bào miền núi, của những đứa trẻ mới bé tí mà đã phải làm lụng kiếm ăn cùng bố mẹ. Thế mới biết được sống cuộc sống ở thành phố sung sướng nhiều lắm. Bên cạnh đó cũng qua Đường ngược chiều, Chảo Yến đã phần nào tái hiện lại những văn hóa vùng miền, những trang phục truyền thống hay cả những phiên chợ tấp nập người mua kẻ bán bằng ngòi bút sinh động và chân thật của một cô gái người Dao. Thậm chí, cô còn chỉ ra cho người đọc những suy nghĩ hạn chế có phần cổ hủ của những người dân vùng núi: như con gái chỉ có lấy chồng, học là việc không cần thiết,...vv. Nhưng chính cái phông nền gian truân nghèo khó cùng với những định kiến lạc hậu như thế lại là động lực thúc đẩy cho Chảo Yến vươn lên, khiến người đọc càng nể phục Chảo Yến hơn nữa với sự ham học cùng ý chí bền bỉ kiên cường của cô gái người Dao, tựa một ngọn lửa bừng lên sáng ngời không bao giờ tắt.Tựa đề Đường ngược chiều ngoài ra còn mang một ý nghĩa đặc biệt đối với Chảo Yến trong hành trình tìm đến kiến thức. Đường ngược chiều chính là con đường đi ngược lại với cái đói cái nghèo, đi ngược lại với những suy nghĩ hạn chế của người dân bản làng, và hơn cả là đi ngược lại với với chính suy nghĩ muốn buông bỏ của bản thân để mà tiếp tục vươn lên cao và xa hơn nữa. Ngoài sự khâm phục cô gái người Dao ra chúng ta phải kể đến cả bố mẹ của Chảo Yến, dù cho ban đầu kiên quyết không muốn cho cô con gái đi học nhưng sau đó, bố mẹ lại chính là người tiếp lửa cho cô gái người Dao trên cuộc hành trình chinh phục con chữ của mình, nhiều đoạn đọc xúc động lắm luôn. Thực sự ấy, đúng là chỉ có bố mẹ mới hy sinh và mong muốn những gì tốt đẹp nhất đến với con cái, dù nghèo khó thế nào vẫn muốn cho con cái mình có được điều kiện tốt nhất, là người cổ vũ cho con đi chinh phục giấc mơ ham học.Là một cuốn sách trải nghiệm thực tế của cô gái người Dao ham học, tớ tin rằng Đường ngược chiều chính là một “vũ khí bí mật” cho mọi người, khơi nguồn cảm hứng và củng cố thêm niềm tin cho chính bản thân, truyền vào trái tim mỗi người ngọn lửa của ý chí kiên cường với thông điệp rằng, chỉ cần bạn quyết tâm thì chắc chắn bạn sẽ làm được, bất kể có khó khăn thế nào. Highly recommend cho các bạn tui!--------------OLD REVIEW:Đây không phải một cuốn sách văn học hoa mĩ gì, mà là một cuốn tự sự với giọng kể chân chất có phần ngô nghê, đôi khi là cả chút buồn cười của Chảo Yến - một cô gái người Dao. Cuốn này đã tái hiện được một chặng đường chông gai, tràn đầy khó khăn gian khổ của cuộc hành trình đi tìm con chữ, đi tìm kiến thức của Chảo Yến, với bao nhiêu cung bậc hỉ nộ ái ố trải dài suốt cả câu chuyện.

Đọc mới nhận ra cuộc sống ở thành phố đúng là sung sướng hơn những đồng bào miền núi rất nhiều, và cũng biết thêm được phần nào về văn hoá vùng miền cũng như thấm nhuần được cái khó khăn vất vả, thậm chí là cả những suy nghĩ cổ hủ và lạc hậu của họ. Đặc biệt là chính vì bức phông nền đầy gian truân nghèo khó ấy mà càng nể phục Chảo Yến hơn nữa với ngọn lửa ham học cùng ý chí bền bỉ kiên cường của cô gái người Dao, tựa một ngọn lửa bùng lên sáng ngời không bao giờ tắt.

...more

Chắc bởi vì trước khi đọc mình kỳ vọng vào nội dung của quyển này quá nên đọc xong không ấn tượng lắm. 3/4 nội dung là câu chuyện về tuổi thơ của Chảo Yến và chỉ mãi đến gần cuối mới tua nhanh quá trình dành học bổng của chị.
[view spoiler][Vẫn biết đây là câu chuyện vượt nghèo vượt khó để được đi học nhưng vì một lí do rất nhảm nhí ở đoạn Yến đi thi đại học do cho bạn mượn máy tính mà kỹ năng tính nhẩm lại không giỏi nên khoanh bừa, cuối cùng vẫn đỗ làm mình thấy trong chuyện này Yến gặp may mắn
Chắc bởi vì trước khi đọc mình kỳ vọng vào nội dung của quyển này quá nên đọc xong không ấn tượng lắm. 3/4 nội dung là câu chuyện về tuổi thơ của Chảo Yến và chỉ mãi đến gần cuối mới tua nhanh quá trình dành học bổng của chị.
[view spoiler][Vẫn biết đây là câu chuyện vượt nghèo vượt khó để được đi học nhưng vì một lí do rất nhảm nhí ở đoạn Yến đi thi đại học do cho bạn mượn máy tính mà kỹ năng tính nhẩm lại không giỏi nên khoanh bừa, cuối cùng vẫn đỗ làm mình thấy trong chuyện này Yến gặp may mắn nhiều hơn là cố gắng. [hide spoiler]]
Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hoàn toàn công sức và quyết tâm thoát nghèo đã giúp Yến có cơ hội dành được học bổng và mở ra một cánh cửa mới. Suy cho cùng thì mình nghĩ tất cả mọi chuyện không bao giờ có thể đổ lỗi cho hoàn cảnh được, chỉ là bản thân mình đã thật sự cố gắng hay chưa thôi 😊
...more

Jul 13, 2021 Hien Phuong rated it it was amazing

Mặc dù đã biết câu chuyện về Chảo Thị Yến từ mấy tháng nay qua ti vi báo đài nhưng mình vẫn quyết định mua quyển sách này, không mong biết chi tiết hơn về con đường đi du học của Chảo Yến mà chỉ đơn giản là được đắm mình trong khung cảnh, hơi thở của bản làng dân tộc thôi.

Phần nhiều trong cuốn sách này, Yến kể về thời thơ ấu của mình với những thiếu thốn vật chất cũng như sự xa rời văn minh thành phố của gia đình, bản làng nơi cô sống. Kể về cái nghèo, cái khổ nhưng giọng điệu rất hóm hỉnh và tư

Mặc dù đã biết câu chuyện về Chảo Thị Yến từ mấy tháng nay qua ti vi báo đài nhưng mình vẫn quyết định mua quyển sách này, không mong biết chi tiết hơn về con đường đi du học của Chảo Yến mà chỉ đơn giản là được đắm mình trong khung cảnh, hơi thở của bản làng dân tộc thôi.Phần nhiều trong cuốn sách này, Yến kể về thời thơ ấu của mình với những thiếu thốn vật chất cũng như sự xa rời văn minh thành phố của gia đình, bản làng nơi cô sống. Kể về cái nghèo, cái khổ nhưng giọng điệu rất hóm hỉnh và tươi vui chứ không thấy thê thảm, u uất xíu nào nên đọc cuốn này mình toàn cười thôi. Nhiều đoạn vui lắm như đoạn nói về cái họ Chảo "buồn cười" của Yến; đoạn Yến tự lý giải vì sao trong buổi lễ thầy cô và các bác cán bộ thì được ngồi ghế và có nước uống trong khi Yến và các bạn phải ngồi xổm phơi nắng; đoạn ăn đòn "oan" vì mẹ dặn một đằng lại đi làm một nẻo; đoạn nói về "con quái vật" mang tên máy xúc, rồi thời của những "con ca ve" khi bản chuyển mình; đoạn cả đám bỏ về vì câu nói khi hết tiết của cô giáo Phượng "Hết giờ mời các em nghỉ"; đoạn bà E xin thầy Thanh cho thằng Sơn làm cô giáo... Yến kể và mô tả rất chi tiết, cũng như sử dụng rất nhiều phép liên tưởng, so sánh nên đọc đến đâu là khung cảnh và đời sống bản làng vùng cao của bạn hiện ra rõ nét đến đó. Rồi Yến so sánh rất chi tiết về style nói tiếng Kinh "thảm họa" hay sự giống và khác nhau trong trang phục của các dân tộc anh em sống ở chỗ bạn gồm người Dao Đỏ, Dao Tuyển, H'mông và Giáy. Cái này đúng cái mình mê nên đọc thấy buồn cười chứ không thấy lê thê, dài dòng. Thời thơ ấu của Yến cũng là phần mình thích nhất. Phần sau ngắn hơn thì nói về đoạn Yến lên cấp 3 và đại học. Sách không nói về đoạn bạn đi du học với học bổng Erasmus Mundus ở Ý với Đức, nhưng không sao vì phần mình hứng thú nhất là phần đầu.Trong suy nghĩ của một cô bé 4 tuổi người Dao, mọi thứ thật lạ lẫm và hồn nhiên. Niềm vui của Yến đơn giản là được ăn kẹo, đi mót mía đua với lũ lợn hay một bữa cơm có thịt. Những lần đầu tiên của Yến cũng được kể rất chi tiết như lần đầu ăn kẹo, lần đầu đến trường, lần đầu được đi chợ, lần đầu ăn kem, lần đầu xuống huyện... Vì được kể dưới góc nhìn của chính cô bé người Dao nên mọi thứ rất chân chất và hồn nhiên đến buồn cười.Những đứa trẻ ở đây khổ mà lại sướng. Khổ vì từ rất bé đã phải tham gia lao động cùng với bố mẹ, từ trông em, nấu cơm, đi rẫy,... nhưng cũng sướng vì được sống gần gũi và hòa mình với thiên nhiên, sống có chị có em vì nhà nào cũng đông con cái, thành thử lại yêu thương, chăm sóc, bảo vệ nhau. Đoạn Yến nói về "những lần chạy dưới mưa phùn kèm theo chút gió nhè nhẹ, chút hương cay từ khói đốt rác cùng mùi cám lợn cháy từ nhà ai đó" của Yến với anh Tài làm mình nhớ đến những đứa trẻ trên Hà Giang cách đây 8 năm ở "Nhà của Pao" khi bất chợt một cơn mưa chiều kéo đến. Nó là một khoảnh khắc rất đẹp mà có lẽ không bao giờ mình có thể quên. Nhiều khi ước mình cũng được như các bạn nhỏ, được háo hức nhận kẹo, chạy nhảy trên rẫy, úp mặt vô dòng suối mát trong, hay mỗi đêm chỉ cần ngẩng mặt lên là được ngắm một bầu trời đầy sao...Qua từng chương, từng phần, tác giả đưa mình cùng lớn lên và cảm nhận được ánh sáng văn minh thành phố về với bản làng vùng sâu vùng xa như thế nào. Nội dung chính của truyện là kể về quá trình đến trường khó khăn, tuy khá dài nhưng không nhàm chán vì rất kịch tính. Vậy mới thấy sự học là muôn vàn khó khăn, thậm chí còn có tận 3 năm bị gián đoạn.Mặc dù chỉ kể lại quá trình từ ấu thơ đến trưởng thành nhưng có nhiều đoạn nghe nhẹ nhàng mà rất thấm như: "Cuộc đời này là thế, vết thương đau nhất, để lại sẹo sâu nhất chính là từ lời nói. Những lời nói tiêu cực mà cứ nói ra trong một thời gian dài sẽ trở thành một gánh nặng vô hình, một nỗi ám ảnh khiến ta vốn chẳng còn biết đâu là chân lý. Nhưng cũng những lời nói xấu, mà nói ra đúng thời điểm, lại như kích ngòi cho quả bom đấu tranh trong bạn nổ ra một cách mạnh mẽ mà sự kiểm soát khi ấy là không cần thiết." Nói nghe thì dễ chứ thực ra để đối mặt và đón nhận những lời nói như dao cắt ấy không hề dễ dàng chút nào, huống hồ phải chuyển nó từ tiêu cực thành tích cực thì hơi bị đỉnh luôn. Cô bé này rõ ràng đã bị tổn thương rất nhiều trước khi trở nên mạnh mẽ ấy chứ. Hay "Suy cho cùng, mọi vấn đề dù rắc rối đến đâu, chỉ cần no cái bụng thì trời có sập xuống cũng là hư vô"...Nếu phần đầu khá vui với các chi tiết giàu hình ảnh thì phần sau tuy ngắn nhưng lại rất xúc động khi nói về những nỗ lực của bố mẹ đồng hành cùng Yến để giúp bạn đạt được ước mơ, cũng như sự hỗ trợ của bạn bè và thầy cô khi Yến ngồi ở giảng đường đại học. Mình nhận ra là để Yến được như hôm nay, ngoài nỗ lực của cá nhân Yến, một phần phải kể đến là nhờ những nỗ lực mang ánh sáng về bản với sự chung tay của rất nhiều người. Nếu không có thầy Long và các thầy cô ở dưới xuôi lên bản vùng sâu vùng xa này dạy tiếng Kinh, rồi dạy học cho các bạn, không có thầy Thanh năm lần bảy lượt đến nhà thuyết phục bố mẹ cho Yến đi học, rồi ông Thủ được tăng cường lên để người dân xã biết đến chiếc ti vi hay cái máy xúc của các "cán bộ" thì biết bao giờ "điện" mới về đến bản của Yến. Đọc đến đoạn này thì mình nhớ về Con Đường Hạnh Phúc ở Hà Giang. Con đường ấy được làm từ cách đây cả nửa thế kỉ rồi, lúc đó còn khó khăn hơn thời của Yến nhiều, nhưng không có sự hy sinh của rất nhiều con người thì lấy đâu ra một con đường tuyệt đẹp để bây giờ bọn mình đi phượt nhờ.Đọc hết sách này có thể sẽ có bạn nói Yến được học bổng là ăn may. Ừ thì đúng là có may mắn nhưng Yến đã phải vượt qua biết bao nhiêu thử thách, đi qua biết bao ngọn đồi, bao đêm trốn ở bụi rậm cạnh chuồng lợn mà khóc một mình, mới chạm tay được đến một chút may mắn. Đúng kiểu ông trời không cho ai và cũng không lấy của ai tất cả. Yến còn may mắn vì được là con của ông Sơn bà Hoa, những người có vẻ "tiến bộ" hơn những ông bố bà mẹ khác trong làng của Yến, và có lẽ cũng nhờ văn minh thành phố từng ngày đến gần với bản của Yến mà bố mẹ sau vài lần tính cho Yến ở nhà thì đã làm mọi cách để Yến có thể tiếp tục đi học dù nhà Yến ngày càng nghèo chứ có phải khá lên đâu; hay im lặng trước những câu hỏi "Bao giờ lấy chồng" của họ hàng, hàng xóm dành cho Yến. May mắn còn là khi Yến gặp được thầy Lee, thầy Dũng hay bạn tình nguyện viên Kim ở trường đại học, những người tôn trọng sự khác biệt, nhìn ra được sự mạnh mẽ và khả năng tiềm ẩn của một con người.Tính ra thì Chảo Yến là đồng trang lứa của mình, vì vậy các mốc thời gian mà Yến nhắc đến như năm 2000 loài người sẽ biến mất hay 2004-2005 nhiều công nhân đến bản làm công trình luôn làm mình liên tưởng đến năm 2000, 2004-2005 của mình. Điều này có lẽ sẽ có ý nghĩa hơn với những bạn lứa mình khi đọc cuốn sách này.📖📖📖

Bìa sách được vẽ lại rất đẹp và có màu sắc tươi sáng y như giọng văn của Yến vậy, mình cũng rất thích nhen. Sách 277 trang thôi, mà câu chuyện cũng rất thu hút nên nếu không bận gì chắc mình sẽ đọc một lèo luôn ấy, mà mắc chơi với Tiểu Phương nên nâng lên hạ xuống cả chục lần, hì hì. Với cảm xúc vui tươi và năng lượng tích cực nhận được từ câu chuyện truyền cảm hứng này, mình xin tặng ⭐⭐⭐⭐⭐. Sách này chắc mọi lứa tuổi, đối tượng sẽ đều thích. Bạn nào mê những gì thuộc về bản làng dân tộc vùng cao các thứ các thứ như mình chắc còn mê ác nữa. Bạn nào đang đọc sách nào hại não thì đọc quyển này thay đổi không khí chút nhé.

...more

Aug 18, 2021 Nga rated it it was ok

Xét trên góc độ hoàn cảnh ra đời tác phẩm - một cô gái người Dao Tuyển bằng tất cả sự nỗ lực vượt khó để giành học bổng Erasmus rồi sau này viết lại câu chuyện đời mình, tác phẩm có thể sẽ được nhiều sao hơn. Nhưng xét trên góc độ văn học, một cách khách quan nhất có thể, thực sự cuốn sách chỉ khoảng 2-3 sao.

Trước tiên về nội dung. Đọc tiêu đề ắt hẳn ai cũng rõ cuốn sách nói về gì - câu chuyện từ một tuổi thơ khốn khó nhưng đẹp đẽ tới hành trình đạt được học bổng Eramus của cô gái dân tộc Dao. M

Xét trên góc độ hoàn cảnh ra đời tác phẩm - một cô gái người Dao Tuyển bằng tất cả sự nỗ lực vượt khó để giành học bổng Erasmus rồi sau này viết lại câu chuyện đời mình, tác phẩm có thể sẽ được nhiều sao hơn. Nhưng xét trên góc độ văn học, một cách khách quan nhất có thể, thực sự cuốn sách chỉ khoảng 2-3 sao.

Trước tiên về nội dung. Đọc tiêu đề ắt hẳn ai cũng rõ cuốn sách nói về gì - câu chuyện từ một tuổi thơ khốn khó nhưng đẹp đẽ tới hành trình đạt được học bổng Eramus của cô gái dân tộc Dao. Một câu chuyện người đọc đã biết trước cái kết. Với những dạng văn học như thế này cốt truyện bắt buộc phải hấp dẫn. Giống như những cuốn tự truyện của người nổi tiếng, khi người đọc đã biết trước về cuộc đời con người ấy và những thành công họ gặt hái được, vậy thì hành trình đến con đường vinh quang buộc phải có sức hút để giữ chân được bạn đọc. Đường Ngược Chiều của tác giả Chảo Yến đã không thể làm được điều này. Nội dung lan man, các mẩu chuyện nhỏ được kể lặp lại không hồi kết [đặc biệt là nửa đầu], tiết tấu chậm thiếu cao trào cũng như các nút thắt khiến việc đọc tác phẩm của Chảo Yến giống như đọc một cuốn nhật ký hàng ngày của các cô gái.

Thứ hai là về giọng văn. Điều khiến mình quyết định mua cuốn sách này là bởi trước khi bỏ tiền ra mình đã có dịp đọc một vài trích đoạn trong tác phẩm. Mình đã không hề biết Chảo Yến là ai, không hề có bất cứ sự thiên vị nào dành cho hoàn cảnh của tác giả và tác phẩm. Đơn giản những trích đoạn mình đọc vô cùng hấp dẫn, giọng văn hóm hỉnh và giản dị khiến tâm hồn mình như trẻ lại. Và thế là mình đặt tiền. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, khi đọc cả tác phẩm, sự hài hước, hóm hỉnh đó được sử dụng liên tục, lặp đi lặp lại trong gần như tất cả các hoàn cảnh, tất cả các tình huống và xuyên suốt tác phẩm. Giống như một cuộc nói chuyện có 10 câu: khi cả 10 câu đều là câu hài hước thì cuộc nói chuyện không còn hài hước thú vị nữa, tác phẩm của Chảo Yến cũng vậy, tác giả không tiết chế được sự hóm hỉnh của mình. Lối hành văn hóm hỉnh hiện diện trong mọi ngóc ngách, từ những phân đoạn hồn nhiên trẻ nhỏ, cho đến những phân đoạn trưởng thành và hiểu được những khó khăn cuộc sống. Phải nói rằng, tác giả có một giọng văn ngây thơ, nhẹ nhàng, thuần khiết và thiếu đi sự tinh tế, gọt giũa, tiết chế của một người cầm bút lâu năm.

Nếu bạn là một người hâm mộ hoặc đơn giản là yêu mến tác giả, cuốn sách này là dành cho bạn. Nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về cuộc đời của cô ấy cũng như nơi cô ấy sinh ra và lớn lên. Còn nếu bạn là một người đọc đơn thuần, đang tìm kiếm trải nghiệm về những vùng miền mới lạ, hay về những câu chuyện vượt khó truyền cảm hứng thì tác phẩm này chưa đủ sức nặng và chiều sâu.

...more

Jul 27, 2020 Cofwithoutsug rated it really liked it

“Đường ngược chiều” là cuốn tự truyện của cô gái người dân tộc Dao viết về hành trình trải nghiệm của mình, một hành trình gian nan từ thuở bé cho đến khi bước chân vào cánh cổng đại học, một hành trình chinh phục tri thức không mấy ai có thể làm được. Cô gái ấy là Chảo Yến, một tấm gương người thật việc thật, cùng với câu chuyện cuộc đời mình khiến bao người cảm động và nể phục.

Cuộc đời Chảo Yến sinh ra và lớn lên ở bản làng người Dao tuyển, ở vùng núi khó khăn, khắc nghiệt với cuộc sống cộng đ

“Đường ngược chiều” là cuốn tự truyện của cô gái người dân tộc Dao viết về hành trình trải nghiệm của mình, một hành trình gian nan từ thuở bé cho đến khi bước chân vào cánh cổng đại học, một hành trình chinh phục tri thức không mấy ai có thể làm được. Cô gái ấy là Chảo Yến, một tấm gương người thật việc thật, cùng với câu chuyện cuộc đời mình khiến bao người cảm động và nể phục.Cuộc đời Chảo Yến sinh ra và lớn lên ở bản làng người Dao tuyển, ở vùng núi khó khăn, khắc nghiệt với cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số vất vả. Bởi vậy mà việc học dường như không được đề cao trong tiềm thức mỗi người. Cô kể về cuộc sống khi còn bé đã làm lụng giúp đỡ cha mẹ, trông em hay cùng với anh chị lên nương lên rẫy, bòn rút từng hạt gạo, từng bã mía. Khó khăn là thế, nhưng Chảo Yến vẫn cố gắng bước đi trên hành trình tìm kiếm con chữ học hỏi kiến thức của mình. Trải qua nhiều giai đoạn vui buồn khác nhau, những khúc đoạn thăng trầm, nhưng nụ cười khi đến trường hay những giọt nước mắt lúc niềm hy vọng đi học đang vụt tắt, tất cả những cảm xúc ấy của Chảo Yến cho người đọc thấy được một cô gái mạnh mẽ, quyết tâm như thế nào. Đường ngược chiều, thật vậy, vì Chảo Yến đã phải vượt qua sự khó khăn của gia đình để tiếp tục đi học, vượt qua những định kiến của người đời rằng con gái; thì việc gì phải học nhiều, con gái chỉ cần làm lụng rồi lấy chồng,...hay thậm chí là những lời lẽ cay nghiệt, chì chiết vì cô đi học là làm khổ cha mẹ, là bất hiếu… Chảo Yến đi ngược với con đường của những người dân bản, cô bước đi với một niềm tin rằng: Phải học thì mới có thể giúp mình thoát nghèo được. Và với sự cố gắng, kiên cường, nỗ lực, thành quả mà Chảo Yến đạt được thật xứng đáng và truyền cảm hứng lớn lao đến mọi người.Đây là một cuốn tự truyện với văn phong chân chất, giản dị. có phần ngô nghê và cũng pha chút hài hước bởi cô gái người Dao Tuyển. Kể về cuộc sống tuổi thơ của mình, Chảo Yến còn mang đến những phong cảnh hùng vĩ nên thơ, mang đến những nét đặc sắc trong văn hóa, phong tục tập quán, những cảnh sinh hoạt bình dị mà hiện lên thật sinh động trước mắt bạn đọc. Có thể coi là mình được trải nghiệm mảnh đất Trung du miền núi khi đọc cuốn sách này. Đọc “Đường ngược chiều”, bản thân mình đi qua rất nhiều cảm xúc. Vì có những tủi hờn trùng hợp ngẫu nhiên nào đấy với nhân vật, cũng mỉm cười vui vẻ trước sự lạc quan yêu đời của Chảo Yến, đôi lúc vẫn phải trầm ngâm suy tư vài điều… Sau cùng, mình vẫn rất quý mến Chảo Yến và biết ơn câu chuyện của chị, một câu chuyện có sức truyền cảm hứng mạnh mẽ.Tuy nhiên, một điểm trừ với cuốn sách này là mình cảm thấy tác giả đi quá sâu, quá chi tiết về cuộc sống thời bé [mặc dù rất hay] để rồi thời gian đại học, quá trình chinh phục học bổng Erasmus lại kể quá sơ sài. Mình trông chờ nhiều vào phần cuối, nhưng cảm giác khá là hụt hẫng. Mặc dù thế song đây vẫn là một cuốn sách đáng đọc nhé!

...more

Sep 11, 2021 Hằng Hồ rated it really liked it

Gần gũi, bình dị, hiện thực, một chút sâu sắc.

Khác với hình dung ban đầu của mình sau khi đọc tựa sách, cứ ngỡ cuốn sách này sẽ được chị Yến kể về hành trình giành lấy học bổng của chị, cách chị chuẩn bị đương đầu với mọi khó khăn trong việc đi du học. Mảy may thay hoàn toàn khác tưởng tượng. Ở đây, nơi cuốn sách này mang đến một câu chuyện về gia đình, con người Việt Nam [đặc biệt là cách người dân tộc nói, nghĩ gì về người Kinh] khi ở trong hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn, kém hiểu biết thì m

Gần gũi, bình dị, hiện thực, một chút sâu sắc. Khác với hình dung ban đầu của mình sau khi đọc tựa sách, cứ ngỡ cuốn sách này sẽ được chị Yến kể về hành trình giành lấy học bổng của chị, cách chị chuẩn bị đương đầu với mọi khó khăn trong việc đi du học. Mảy may thay hoàn toàn khác tưởng tượng. Ở đây, nơi cuốn sách này mang đến một câu chuyện về gia đình, con người Việt Nam [đặc biệt là cách người dân tộc nói, nghĩ gì về người Kinh] khi ở trong hoàn cảnh nghèo đói, thiếu thốn, kém hiểu biết thì mọi người sẽ có hành xử với nhau ra sao. Giọng văn trôi chảy, nhẹ nhàng của chị đưa đến cho mình dễ thấm lòng mình bởi đó là sự chân thật, quá đỗi quen thuộc, cũng không quá hoa mỹ. Những chi tiết miêu tả, cách chị trải lòng, chiêm nghiệm ở lứa tuổi thơ ấu trên quãng đường gian nan, khốn khổ của cuộc sống dân tộc khiến mình phải nhịn cười vì sự dễ thương, trong sáng, đâu đó những lần bắt gặp được cảm xúc mà mình thấy mình trong đó, nhưng cũng có đôi lần phải cười thầm vì vốn dĩ những thứ mình thấy bình thường thì với cuộc sống của các dân tộc đó là một cái gì rất lạ lẫm, kì quặc. Hơi tiếc, phần cuối không khiến mình chưa thỏa mãn lắm vì chị kết thúc nội dung hơi vội.

"Tất cả chỉ tại cái đứa chẳng phải họ hàng của ai, nhưng cứ đeo bám nhà bác và cả bản ngày này qua năm khác, cái đứa mà không biết nó đến từ đâu, nhưng cứ nhận họ hàng với cả bản - đó là cái nghèo."

...more

Oct 05, 2021 Ngô Hoàng rated it it was amazing

Phụ nữ đi học dường như là một điều xa xỉ và lạ lẫm đối với những người ở vùng cao như Lào Cai. Mặc định rằng khi chưa đến 20 tuổi là những người con gái sẽ đi lấy chồng, sinh con và phục vụ cho những công việc nhà chồng. Chảo Yến, tác giả cuốn sách, cũng đã phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc nghỉ học sớm đi lấy chồng hay sẽ theo đuổi con đường học vấn để lấy cái chữ, xóa cái nghèo. Bằng quyết tâm được đi học và đỗ đại học, vượt qua nhiều khó khăn về hoàn cảnh sống hay những ánh nhìn của gia Phụ nữ đi học dường như là một điều xa xỉ và lạ lẫm đối với những người ở vùng cao như Lào Cai. Mặc định rằng khi chưa đến 20 tuổi là những người con gái sẽ đi lấy chồng, sinh con và phục vụ cho những công việc nhà chồng. Chảo Yến, tác giả cuốn sách, cũng đã phải đứng trước sự lựa chọn giữa việc nghỉ học sớm đi lấy chồng hay sẽ theo đuổi con đường học vấn để lấy cái chữ, xóa cái nghèo. Bằng quyết tâm được đi học và đỗ đại học, vượt qua nhiều khó khăn về hoàn cảnh sống hay những ánh nhìn của gia đình họ hàng[được viết thành nội dung chính trong cuốn sách], cô cũng đã đạt được ước mơ đến trường. Quan trọng hơn là với sự nỗ lực của bản thân thì tác giả cũng đạt được học bổng để được đi du học đến châu Âu. Câu chuyện về những tấm gương như vậy không mới nhưng mình tin đây thực sự là một điều truyền cảm hứng đối với tất cả những người phụ nữ ở vùng núi vốn đã quen với tư duy cố định về cuộc sống được mặc định từ bao đời của họ. Vai trò của người đàn ông và phụ nữ trong xã hội hiện nay đã trở nên bình đẳng, hình mẫu về những người phụ nữ thành đạt trong học vấn và công việc bây giờ cũng đã trở thành một điều quen thuộc, nhưng trong một vài năm nữa ta cũng sẽ đừng bất ngờ bởi sức ảnh hưởng từ thành công của những người phụ nữ xuất thân từ dân tộc thiểu số vì có thể đa phần trong số họ đã được truyền cảm hứng và động lực từ cuốn sách này của Chảo Yến. ...more

May 13, 2021 Hoa Pham rated it really liked it

01:15 14/05/2021
Đường ngược chiều đối với cả suy nghĩ ban đầu của mình. Trước khi đọc mình đã nghĩ là cuốn này về cơ bản sẽ là hành trình apply học bổng của Chảo Yến nhưng thông điệp mình nhận được xong khi đọc xong hoàn toàn không phải như vậy. Nếu ai đó tìm kiếm hành trang du học qua những trang sách này thì hoàn toàn không có nhé, hầu như cả câu chuyện tập nhiều vào tuổi thơ và thời đi học của Yến nhiều hơn là việc chuẩn bị cho du học. Tuy thế, cuốn sách này lại mang lại khá nhiều năng lượng
01:15 14/05/2021
Đường ngược chiều đối với cả suy nghĩ ban đầu của mình. Trước khi đọc mình đã nghĩ là cuốn này về cơ bản sẽ là hành trình apply học bổng của Chảo Yến nhưng thông điệp mình nhận được xong khi đọc xong hoàn toàn không phải như vậy. Nếu ai đó tìm kiếm hành trang du học qua những trang sách này thì hoàn toàn không có nhé, hầu như cả câu chuyện tập nhiều vào tuổi thơ và thời đi học của Yến nhiều hơn là việc chuẩn bị cho du học. Tuy thế, cuốn sách này lại mang lại khá nhiều năng lượng cho mình, cho những kẻ chông chênh và thường lấy hoàn cảnh để phủ định bản thân cũng như thiếu niềm tin vào chính mình. Có thể mình không thể hiểu hết cái nghèo và cái khổ khiến Chảo Yến cố gắng ra sao, nhưng câu chuyện này cho mình niềm tin vào cầu vồng sau mỗi cơn mưa, cho mình thêm trân trọng những gì mình có đặc biệt là gia đình.
...more

Feb 24, 2021 An Nhiên rated it liked it

Câu chuyện của chị Yến thực sự truyền cảm hứng. Nó cũng nhắc nhở tôi nhớ về tuổi thơ của mình. Chị viết không quá xuất sắc nhưng nội dung cuốn sách mang một tinh thần mạnh mẽ, bền bỉ, cứng cỏi đằng sau một cô gái mít ướt. Chắc hẳn những khó khăn trên con đường ngựơc chiều chỉ có chị mới hiểu hết được. Một người trẻ mang chữ Dám để bước ra thế giới!

alittlecornerb rated it really liked it
Jun 11, 2020

Lê Xôn rated it it was amazing
Jul 27, 2020

Anh rated it liked it
Aug 27, 2021

Tuấn Đặng Thái rated it really liked it
Oct 28, 2020

Chu Huệ rated it really liked it
Aug 11, 2021

Nhungdtmr rated it really liked it
Feb 24, 2021

Minh Thùy rated it it was amazing
Jul 17, 2021

Cẩm Nhung marked it as to-read
Apr 04, 2020

Tiana Thai marked it as to-read
Apr 05, 2020

Minh marked it as to-read
Apr 11, 2020

Le Giang marked it as to-read
Apr 19, 2020

Thuy Tram marked it as to-read
Apr 19, 2020

tracymiee_ marked it as to-read
May 09, 2020

Vy Nguyen marked it as to-read
May 11, 2020

Trâm Hà marked it as to-read
Jun 04, 2020

Buinhungoc marked it as to-read
Jun 04, 2020

ndim marked it as to-read
Jun 15, 2020

Mít Sấy marked it as to-read
Jul 05, 2020

Lan Nguyễn marked it as to-read
Aug 01, 2020

Trinva marked it as to-read
Aug 29, 2020

Co Ca'S marked it as to-read
Sep 21, 2020

Trần Gia marked it as to-read
Oct 09, 2020

Video liên quan

Chủ Đề