Ảnh hưởng của các nguyên tắc WTO đến hoạch định chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

Tổ chức Thương mại Thế giới [tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO] được thành lập ngày 1/1/1995, trên cơ sở Hiệp định Marrakesh về thành lập tổ chức thương mại quốc tế. WTO là một hệ thống thương mại đa phương, điều tiết hoạt động thương mại toàn cầu. Tổ chức thương mại quốc tế WTO hoạt động nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới và thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương; và nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các nước thành viên. Hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO không chỉ gói gọn trong lĩnh vực thương mại hàng hoá như GATT, mà còn trong cả lĩnh vực thương mại dịch vụ, đầu tư và thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ… Các nguyên tắc và nghĩa vụ pháp lý áp dụng chung cho các nước thành viên được quy định tại các hiệp định của WTO. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về mục đích và nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. Mục đích của Tổ chức thương mại quốc tế WTO

Tổ chức thương mại quốc tế WTO được thành lập với mục đích nhằm loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Hay nói một cách đơn giản, Tổ chức thương mại quốc tế WTO trước tiên được hiểu là một khuôn khổ thiết chế pháp luật quốc tế, là nơi được tạo lập để chính phủ các nước có thể đến đó để trao đổi và thỏa thuận với nhau những vấn đề chung của hoạt động thương mại giữa các quốc gia trên quy mô toàn thế giới, cũng tức là thông qua tự do hoá thương mại và một hệ thống pháp lý chung để làm căn cứ giúp các thành viên hoạch định và thực hiện chính sách thương mại nhằm mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ từ đó nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm của nhân dân các nước thành viên.

Ngoài ra, Tổ chức thương mại quốc tế WTO còn được nhìn nhận như là tập hợp những quy định, quy tắc, luật chơi-luật tác nghiệp trong thương mại, kinh doanh toàn cầu nhằm tạo lập một khung pháp lý vững chắc cho thương mại đa biên, là khuôn khổ ràng buộc chính phủ các nước duy trì chính sách thương mại của mình phù hợp với kỷ cương đã được định lập. Mục tiêu trọng tâm của Tổ chức thương mại quốc tế WTO là góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do thương mại nhưng vẫn tránh được những tác hại không mong muốn do một số hành vi tự phát của một số cá nhân, tổ chức mang lại. Xoá bỏ những rào cản trong thương mại quốc tế, thông báo những quy định về tự do thương mại hiện hành trên thế giới cho các cá nhân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, đồng thời bảo đảm với họ sẽ không có thay đổi đột ngột nào trong các chính sách, pháp luật đang được áp dụng cho hoạt động thương mại.

Mục đích hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới và thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, bên cạnh đó còn trợ giúp các doanh nghiệp và các nhà sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ, trợ giúp các nhà xuất khẩu và nhập khẩu trong điều chỉnh các hành vi thương mại, kinh doanh của họ, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương; và nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân của các nước thành viên.

Theo đó, ta có thể thấy mục đích của Tổ chức thương mại quốc tế WTO gồm ba mục đích cơ bản là giúp cho dòng thương mại được tự do, WTO là trung tâm để giải quyết các bất đồng trong hoạt động thương mại, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế và thực hiện chức năng của trung tâm dàn xếp, thực hiện thương lượng và thỏa thuận các chính sách, quy định, quy tắc, luật chơi của thương mại, kinh doanh toàn cầu.

2. Nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thương mại quốc tế WTO

Tổ chức thương mại quốc tế WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tương đối phức tạp, bao gồm trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thương mại quốc tế. Hệ thống các hiệp định của WTO khá lớn và đồng bộ, bao quát cả một phạm vi rộng lớn các hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế. Tuy vậy, tất cả các hiệp định đó đều được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của WTO.

2.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử

Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng quốc gia trong quan hệ quốc tế – cụ thể hoá qua hai chế độ pháp lí là Đối xử Tối huệ quốc [MFN] và Đối xử quốc gia [NT] thì theo đó, thương  mại thế giới phải được thực hiện một cách công bằng, không có sự phân biệt đối xử.

– Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc, tức là chế độ ở các lĩnh vực của một nước dành cho hàng hoá của một nước bạn hàng này tới mức nào thì cũng phải dành cho hàng hoá của các nước bạn hàng khác chế độ đãi ngộ giống như vậy, theo đó phải bình đẳng và không có sự phân biệt đối xử nào giữa các nước bạn hàng.

Xem thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán hàng hoá quốc tế mới nhất năm 2022

– Các nước thành viên WTO cam kết dành cho nhau chế độ đãi ngộ quốc gia, tức là chế độ không phân biệt đối xử giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Cũng có nghĩa là các quốc gia có chính sách đối xử như thế nào đối với hàng hoá sản xuất trong nước, thì cũng phải đối xử như vậy đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước thành viên WTO khi hàng nhập khẩu đã được đưa vào thị trường trong nước.

2.2. Nguyên tắc mở rộng tự do hoá thương mại

Nguyên tắc này có thể hiểu là tự do hơn cho thương mại, kinh doanh  quốc tế, cắt giảm dần từng bước hàng rào thuế quan và phi thuế quan từ đó tạo điều kiện cho việc xóa bỏ hoàn toàn và mở đường cho thương mại phát triển trong tương lai. Tự do hóa thương mại từng bước gắn với việc dỡ bỏ các rào cản đối với thương mại thông qua đàm phán song phương và đa phương phù hợp với luật lệ và khả năng cụ thể của từng nước. Trên thực tế, hầu hết các nước đều hưởng ứng chủ trương tự do hóa thương mại từng bước của WTO, dựa vào đó để tranh thủ khả năng và cơ hội hợp tác, liên kết kinh tế ở các mức độ khác nhau, tham gia vào phân công lao động quốc tế từ đó thâm nhập vào thị trường quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Theo đó, WTO chủ trương không hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu giữa các nước thành viên thông qua tự do hóa thương mại từng bước. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ được phép áp dụng chế độ hạn chế số lượng hàng hóa nhập khẩu được WTO cho phép trong trường hợp nước đó đang gặp những khó khăn về cán cân thanh toán, hoặc do trình độ phát triển thấp của nền kinh tế trong nước, hoặc vì những lý do về môi trường, an ninh quốc gia.

2.3. Nguyên tắc ổn định trong hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế

WTO chủ trương hoạt động thương mại, kinh doanh quốc tế phải được tiến hành dựa trên cơ sở ổn định, minh bạch, công khai, không ẩn ý nhờ vào các cam kết thương mại quốc tế có tính ràng buộc và chính sách, pháp luật thương mại quốc gia minh bạch, công khai. WTO quy định các nước thành viên phải thông qua đàm phán, đưa ra các cam kết với những lộ trình thực hiện cụ thể.

Theo đó, mọi chế độ pháp lý, chính sách thương mại của quốc gia phải được công bố công khai cho mọi người, ổn định trong một thời gian dài và có thể dự báo trước những rủi ro thương mại có thể xảy ra. Trong trường hợp một quốc gia thay đổi chế độ pháp lý, chính sách thương mại của mình thì phải thông báo trước cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có đủ thời gian nghiên cứu, góp ý, phản ánh nguyện vọng của họ trước khi thực hiện đưa chế độ pháp lý, chính sách đã thay đổi đó ra áp dụng vào hoạt động thương mại.

2.4. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

Nguyên tắc này có thể hiểu là việc tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng, hạn chế các tác động của những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh như các biện pháp trợ giá… theo đó, các quốc gia thành viên được tự do cạnh tranh trong điều kiện bình đẳng như nhau, nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do, công bằng.

WTO luôn chủ trương tăng cường cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong thương mại quốc tế thông qua việc để cho chất lượng, giá cả; theo đó, không được dùng quyền lực Nhà nước để thực hiện việc áp đặt, bóp méo tính lành mạnh cũng như công bằng của cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Nguyên tắc cạnh tranh công bằng hay tăng cường cạnh tranh lành mạnh là nguyên tắc đã được WTO nhấn mạnh trong các lĩnh vực khác nhau của thương mại hàng hoá như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước; quyền cấp giấy kinh doanh xuất, nhập khẩu; quyền cấp hạn ngạch; trợ cấp; bán phá giá; quyền quản lý ngoại hối; quản lý giá  và các hoạt động trong lĩnh vực phi thuế quan khác. Bên cạnh đó, WTO cũng có nhiều hiệp định khác nhau trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ nhằm tăng cường cạnh tranh lành mạnh giữa các quốc gia thành viên.

2.5. Nguyên tắc ưu đãi cho các nước phát triển

Nguyên tắc này còn được hiểu là việc giành điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển và chậm phát triển và khuyến khích các nước đó phát triển và cải cách kinh tế. WTO đã tính tới đặc điểm phát triển của các nước thành viên nên đã có các quy định nhằm tạo thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển như giành thêm một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ về thương mại.

Xem thêm: Tập quán thương mại quốc tế là gì? Áp dụng tập quán thương mại quốc tế?

Theo đó, WTO đã đưa ra những quy định đặc biệt dành cho các nước đang phát triển và chậm phát triển, lập ra Uỷ ban về thương mại và phát triển với tính chất là cơ quan chủ yếu của WTO thực hiện lo các công việc của WTO trong lĩnh vực này cùng với một số uỷ ban khác như thương mại và nợ hoặc chuyển giao công nghệ và cung cấp trợ giúp kỹ thuật [chủ yếu dưới các hình thức đào tạo] cho các nước đang phát triển và chậm phát triển thông qua Ban thư ký của WTO. Ngoài ra, trong các hiệp định của WTO còn có nhiều điều khoản dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển nhất quyền được “đối xử đặc biệt và đối xử khác biệt”, đó là một số quyền ưu đãi đặc biệt hay quyền được đối xử nhẹ hơn, mềm dẻo hơn trong hoạt động thương mại. Tất cả các hiệp định của WTO đều thừa nhận phải linh hoạt tối đa đối với các nước kém phát triển nhất và các nước thành viên phát triển hơn phải nỗ lực hơn nữa để giảm bớt các rào cản thương mại đối với các nước kém phát triển.

Video liên quan

Chủ Đề