Ảnh hưởng tích cực của phim ảnh

Bạo lực trong phim ảnh cuối cùng có ảnh hưởng đến con người không? nhất là khi con người bị ngăn cản hoặc làm nhục, bạo lực trong điện ảnh có tác dụng thúc đẩy hay kìm nén hành vi công kích của con người.

Có ý kiến cho rằng: Sau khi con người ta xem phim bạo lực thì nhu cầu công kích đột nhiên giảm xuống. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, sau khi xem phim bạo lực, có một số người sẽ mô phỏng hành vi công kích đồng thời thúc đẩy hành vi công kích của con người. có rất nhiều nhà nghiên cứu tâm lý thống nhất với quan điểm này.

Các nhà tâm lý học đã tiến hành thử nghiệm mô phỏng hành động công kích của con người. người tham gia là các em nhi đồng. Kết quả chứng minh số các em xem hành vi bạo lực trong thực tế hoặc hành vi bạo lực trong phim ảnh mô phỏng hành động công kích nhiều hơn hai lần số các em không xem phim ảnh bạo lực.

Nhưng sau khi xem phim ảnh có hành động công kích không phải người ta đã có hành vi tấn công người khác ngay. Bình thường, người ta rất có cảm hứng với điện ảnh. Nếu như xem phim vụ án hay là phim dài tập thì người ta muốn biết người xấu sẽ dùng kết hoạch hành động nào, cuối cùng kẻ phạm tội bị vạch mặt ra sao? Nếu như là phim tình cảm thì giới trẻ muốn biết kết cục mối tình vui hay buồn?

Trong thực tế cuộc sống, con người ta rất ít có cơ hội chứng kiến tận mắt cảnh giết người hay từng chi tiết cuộc tình người khác. Cho nên chỉ thông qua phim ảnh mới đáp ứng được sự hiếu kỳ này. Điều đó cũng nói lên rằng điện ảnh có ảnh hưởng lớn đến con người. Tuy nhiên cũng có nhiều việc bản thân con người không thể làm được nhưng họ có thể thông qua điện ảnh để quan sát và tìm hiểu hành động thế nào thì sẽ gặp báo ứng và trừng phạt.

Các nhà nghiên cứu tâm lý thông qua điện ảnh để giúp các em xem những hành động công kích khác nhau, sau đó quan sát hành động tấn công của các em. Kết quả là số em đã xem phim hay dùng hành động tấn công thô bạo. Điều đó nói rõ một vấn đề rằng một số người mô phỏng và chịu ảnh hưởng xấu của điện ảnh cố nhiên làm nhiều việc xấu xa.

Trên thực tế trong rất nhiều phim ảnh có hình tượng người ác thông qua các thủ đoạn phạm tội mà giành được tài sản và vị trí cao trong xã hội. Tuy nhiên cuối cùng họ bị chính nghĩa trừng phạt. Nhưng điều đó chỉ là kết cục của câu chuyện mang tội ác và bạo lực có ảnh hưởng sâu sắc đến con người. Đó cũng là một kết luận được các nhà nghiên cứư tâm lý điều tra và thử nghiệm.

Các nhà tâm lý học đều nhất trí cho rằng con người sau khi xem phim bạo lực thường xuất hiện hai khả năng. Một là mô phỏng và học tập bạo lực. Trước đó họ không biết hành động tấn công thì sau khi xem phim bạo lực, họ đã hiểu bạo lực là gì. Khả năng thứ hai là kìm nén hành động bạo lực. Cái gọi là kìm nén tức là thông qua điện ảnh mà cho rằng làm việc xấu thì sẽ bị trừng phạt khiến cho hành động tấn công của bản thân được kìm nén lại.

Có thể nói tất cả những phim ảnh bạo lực đều ảnh hưởng tới con người ở những mức độ khác nhau.

Năm 2012, nước Mỹ bàng hoàng trước cuộc thảm sát tại buổi ra mắt bộ phim The Dark Knight Rises lúc nửa đêm ở Denver. James Holmes, 24 tuổi, đeo mặt nạ chống độc mô phỏng hình tượng nhân vật phản diện Bane của phần phim này, mặc áo chống đạn và xả súng vào khán giả. Hậu quả, 12 người chết và 58 người bị thương.

Trong hồ sơ cảnh sát, không ít vụ án có tình tiết hung thủ mô phỏng cách kẻ sát nhân trên phim thực hiện tội ác. Điều này đã làm dấy lên các cuộc tranh luận trong cộng đồng giới chuyên gia tâm thần học về tính ảnh hưởng của bạo lực trên phương tiện truyền thông với hành vi con người.

Chiếc mặt nạ chống độc được cảnh sát đánh dấu ở bãi đậu xe phía sau rạp chiếu phim Century 16 sau vụ xả súng ngày 20/7/2012. Ảnh: AP

Nghiên cứu 37 vụ xả súng và tấn công trường học có chủ đích từ 1974 đến 2000 ở Mỹ, báo cáo năm 2002 của Cơ quan Mật vụ và Bộ Giáo dục cho hay hơn một nửa số kẻ tấn công "thể hiện sự hứng thú" với bạo lực qua phim ảnh, trò chơi điện tử, sách và các phương tiện truyền thông khác.

Nhiều nghiên cứu khẳng định có mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với bạo lực trên các phương tiện truyền thông và suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hung hăng hoặc bạo lực ở người xem. Những người trẻ tuổi có thể bị ảnh hưởng tiêu cực, gia tăng tính hung hăng ngay cả khi bối cảnh gia đình họ không có xu hướng bạo lực. Nhưng đối tượng dễ bị tác động nhất là trẻ em.

Theo nghiên cứu kéo dài bốn năm của Caroline Fitzpatrick, trợ lý Giáo sư Tâm lý học tại Đại học Sainte-Anne [Canada], trẻ em tiếp xúc nhiều với phim ảnh, trò chơi điện tử bạo lực sẽ có tâm lý chống đối xã hội hơn. Các hành vi biểu hiện bao gồm: nói dối, thiếu ăn năn, thiếu đồng cảm và thao túng người khác.

Học viện Tâm thần Trẻ em và Vị thành niên Mỹ [AACAP] chỉ ra, trẻ em và thiếu niên có thể chấp nhận bạo lực như một cách giải quyết vấn đề và bắt chước hành vi trên màn ảnh.

Trong các bộ phim bạo lực, nhân vật chính thường phô diễn sức mạnh qua rất nhiều cảnh hành động cực "gắt". Trẻ em tiếp xúc nhiều với loại nội dung này có thể nảy sinh nhận thức dị dạng về bạo lực và tần suất thực tế của nó trong đời thực. Điều này có thể tạo một ấn tượng rằng thế giới này quá nguy hiểm, đầy rẫy kẻ xấu. Những người có thế giới quan như vậy nhiều khả năng sẽ suy diễn một cử chỉ mơ hồ hay vô tình của người khác là hành vi thù địch nhắm vào mình. Bên cạnh đó, những cảnh bạo lực chân thực, thường xuyên lặp lại và không bị trừng phạt, có thể làm nảy sinh tâm lý bắt chước.

"Hiện thực bị bóp méo. Nếu bạn sống trong một thế giới hư cấu, thì thế giới hư cấu sẽ trở thành hiện thực của bạn", cựu giáo sư Tâm thần kinh lâm sàng tại Đại học Wayne State đồng thời là bác sĩ pháp y tâm thần có hơn 50 năm kinh nghiệm, nói với Psychiatric Times.

Một cảnh đánh nhau trong phim The Dark Knight Rises. Ảnh: Warner Bros.

Nghiên cứu của nhà tâm lý học L. Rowell Huesmann, Leonard Eron và các cộng sự chỉ ra học sinh tiểu học xem nhiều phim ảnh, chương trình bạo lực, sẽ có xu hướng hung hăng hơn khi đến tuổi thanh thiếu niên.

Nếu gặp vấn đề về học tập, cảm xúc, hành vi hay kiểm soát xung động, trẻ em có thể dễ bị ảnh hưởng bởi bạo lực trên tivi hơn. Tác động của bạo lực có thể thể hiện ngay lập tức trong hành vi của trẻ hoặc xuất hiện nhiều năm sau đó.

Tuy nhiên, theo nhà tâm lý học Craig Anderson, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bạo lực tại Đại học Bang Iowa, việc tiếp xúc với phim ảnh bạo lực chỉ là một trong nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi hung hăng và bạo lực sau này, bên cạnh việc mang định kiến thù địch, thuộc cộng đồng thiểu số bị phân biệt đối xử, thiếu sự quan tâm của bố mẹ, từng bị bạo hành thể xác và bắt nạt. Hơn nữa, hành vi bạo lực cực đoan không bao giờ xảy ra khi chỉ có một yếu tố nguy cơ.

Nhân bàn về Luật Điện ảnh, tôi xin có vài ý sau: 

Thứ nhất, tác động tiêu cực từ phim ảnh bạo lực, đồi trụy đến quá trình hình thành các đặc điểm tâm lý tiêu cực của con người đã được chứng minh là có thật, nhất là với người trẻ đang trong quá trình định hình nhân cách.

Nguyên nhân sâu xa của mọi tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, đều bắt nguồn từ sự xuống cấp về văn hoá, băng hoại đạo đức xã hội.

Nhà văn Đào Trung Hiếu. Ảnh Zing.vn

Thứ hai, các hành vi ứng xử lệch chuẩn, bạo lực, lối sống vị kỷ, bất tuân luật pháp, vi phạm đạo đức và các chuẩn mực của đời sống chung… của nhân vật trên phim ảnh, có thể lây nhiễm sang những khán giả chưa hoàn thiện về nhận thức, non kém về trình độ thẩm mỹ, thị hiếu văn hoá, khả năng “đề kháng” với các hiện tượng tiêu cực trong đời sống còn giới hạn. Bởi vì khi mến mộ, thần tượng một vai diễn nào đó, người xem có xu hướng bắt chước, làm theo cách nghĩ, cử chỉ, hành động trên phim của họ.

Nếu nội dung phim quá bạo lực, phản ánh quá đậm đặc đời sống trong thế giới ngầm, với những ứng xử vô nhân tính, vô tình tạo ra những khuôn mẫu ứng xử cho số khán giả nói trên.

Do đó, tôi thấy việc đề xuất cơ chế tiền kiểm, hậu kiểm đối với các ấn phẩm điện ảnh, nhất là phim truyền hình chiếu rộng rãi cho quảng đại quần chúng xem là có căn cứ. Các bộ phim có nhiều cảnh bạo lực hoặc nhạy cảm…cần yêu cầu tiết chế, điều chỉnh, cắt bỏ.

Thứ ba, trong lúc nhấn mạnh yêu cầu xây dựng một nền văn hoá lành mạnh, loại trừ các yếu tố tiêu cực có thể gây ảnh hưởng trong cộng đồng, rất cần sự khách quan, công tâm và dựa trên các tiêu chí cụ thể khi đánh giá một tác phẩm nào đó. Vì mọi sự nhìn nhận phiến diện, cực tả, có thể thủ tiêu sự sáng tạo. Hậu quả là sẽ không còn những tác phẩm mang hơi thở của đời sống, phản ánh các vấn đề nổi cộm để cảnh báo cộng đồng, đấu tranh phê phán cái xấu…

Thiên chức của nhà văn hay biên kịch phim là thư ký của thời đại. Trách nhiệm của họ phản ánh trong tác phẩm văn học hay điện ảnh những thứ đang diễn ra ngoài xã hội.

Nếu ngòi bút không được tả chân những chuyện có tính thời sự của đời sống, sẽ không thuyết phục được ai. Chẳng hạn như việc mô tả một cuộc chiến đấu chính - tà nào đó, mà cái “tà” không được gọi tên tương đối đến nơi, đến chốn như vốn dĩ, thì sẽ không ai tin. Khi đó, việc ấn phẩm bị khán giả quay lưng là điều dễ hiểu.

Khán giả hiện nay có quá nhiều sự lựa chọn, nếu phim Việt không kể được về các vấn đề thời sự, họ sẽ xem phim nước ngoài, vì trình độ điện ảnh của họ ở một đẳng cấp hơn hẳn. Hậu quả là điện ảnh Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.

Theo Tuổi Trẻ, ngày 14/9, tại cuộc họp góp ý cho dự thảo Luật điện ảnh [sửa đổi], phát ngôn về phim Người phán xử của thiếu tướng Lê Tấn Tới - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội - gây chú ý trên mạng xã hội.

Ông Tới phát biểu: "Điều 11, về nội dung và hành vi nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh. Hiện một số bộ phim có tình tiết cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ phạm tội nhưng ko bị xử lý, lối sống ích kỷ, một số phim phản ánh quá chân thực, quá chi tiết về sự tự diễn biến, tự chuyển hóa, vô hình trung làm cho người xem nhận thức sai và bắt chước làm theo.

Nhà văn Đào Trung Hiếu [Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam]

Video liên quan

Chủ Đề