Bắc Hồ được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào khóa máy Nam nào

75 năm đã trôi qua kể từ khi lần đầu tiên người dân Việt Nam được thực hiện quyền làm chủ của mình, những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I năm 1946 vẫn còn nguyên giá trị, mang tính nền tảng của một chế độ bầu cử thực sự tự do, dân chủ.

 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các thành viên của Chính phủ tuyên thệ
nhậm chức tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa I [2/3/1946]. [Ảnh: Tư liệu/TTXVN]

Chủ tịch Hồ Chí Minh và việc ban hành các sắc lệnh quy định về bầu cử

Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và sự nhanh nhạy trong việc tạo thời cơ và tận dụng thời cơ, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã nhanh chóng giành được thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp, mà muốn có Hiến pháp phải có Quốc hội. Vì thế, mặc dù tình hình đất nước đang ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”, trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ vô cùng khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt: “Tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”[1].

Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 14-SL quy định mở cuộc Tổng tuyển cử để bầu Quốc hội; tiếp theo đó, Bác ban hành Sắc lệnh số 39-SL ngày 26/9/1945 về thành lập Ủy ban dự thảo thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Sắc lệnh số 51-SL ngày 17/10/1945 quy định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử phải thực hiện theo lối phổ thông đầu phiếu, bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín; Sắc lệnh số 71-SL ngày 2/12/1945 bổ khuyết Điều 11 chương V của Sắc lệnh số 51-SL nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người ứng cử.

Công tác chuẩn bị cho Tổng tuyển cử diễn ra rất khẩn trương trong điều kiện thù trong, giặc ngoài; trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội hết sức khó khăn. Các ban bầu cử đã được thành lập tới tận làng xã do UBND các cấp trực tiếp đảm nhiệm. Nhiều người có tài, có đức xung phong ra ứng cử hoặc được quần chúng giới thiệu ra ứng cử. Danh sách cử tri và ứng cử viên được hoàn thành và niêm yết công khai. Quần chúng sôi nổi trao đổi, tranh luận, chất vấn nhằm lựa chọn được những người xứng đáng nhất làm đại diện cho mình, hạn chế những phần tử cơ hội lợi dụng dịp Tổng tuyển cử để tranh quyền giành chức.

Ngày 5/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, trong đó có đoạn: “Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình... Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước”[2].

Một bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc ta

Khu vực bỏ phiếu trong ngày Tổng tuyển cử 6/1/1946. [Ảnh: Tư liệu/TTXVN]

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng ý chí của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể người dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6/1/1946 - đi bầu cử Quốc hội. Ở các tỉnh phía Bắc, mặc dù phải đối phó với âm mưu phá hoại của kẻ thù, nhưng cuộc Tổng tuyển cử vẫn diễn ra an toàn; còn các tỉnh phía Nam, nhất là ở Nam Bộ, cuộc bầu cử diễn ra dưới bom đạn ác liệt của giặc Pháp.

7 giờ sáng ngày 6/1/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng với hàng vạn cử tri Thủ đô đi làm nghĩa vụ công dân. Bác đã đi bầu ở phòng bỏ phiếu đặt tại số nhà 10 phố Hàng Vôi [nay là phố Lý Thái Tổ, Hà Nội]. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình, Bác đến thăm một số phòng bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, làng Hồ Khẩu và Ô Đông Mác. Bác đặc biệt cảm động khi chứng kiến những cụ già 70, 80 tuổi vẫn được con cháu cõng đi bỏ phiếu hoặc nhiều người mù vẫn nhờ người nhà dẫn đến hòm phiếu để tự tay mình làm nhiệm vụ công dân.

Trước ngày Tổng tuyển cử, tại Thủ đô Hà Nội, 118 Chủ tịch các Ủy ban nhân dân và tất cả các đại biểu làng xã tại Hà Nội đã nhất trí công khai một bản kiến nghị. Nội dung bản kiến nghị là: yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đáp lại nguyện vọng trên, Bác đã gửi thư trả lời: "Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi, mà quyết nghị tôi không phải ứng cử trong kỳ Tổng tuyển cử sắp tới. Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nên tôi không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định...[3].

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình không chỉ là tấm gương cho toàn thể nhân dân mà còn thể hiện sự công bằng, liêm chính của Chính phủ lâm thời mà Người là đại diện. Với đồng bào cả nước, hành động của Bác càng mang lại niềm tin vững chắc vào một tương lai mới cho dân tộc. Với các thế lực thù địch, Người không cho chúng có cơ hội xuyên tạc tính minh bạch của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam.

Cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự phá hoại của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của bọn thực dân Pháp ở phía Nam, tỷ lệ đi bầu cử ở các địa phương vẫn đạt từ 89%; trừ một số nơi phải bầu bổ sung còn tuyệt đại đa số các địa phương chỉ bầu một lần. Cuộc Tổng tuyển cử đã bầu được 333 đại biểu, trong đó có 57% số đại biểu thuộc các đảng phái khác nhau; 43% số đại biểu không đảng phái; 87% số đại biểu là công nhân, nông dân, chiến sỹ cách mạng; 10 đại biểu nữ và 34 đại biểu dân tộc thiểu số. Trong thành phần của Quốc hội có đại biểu đại diện cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam, các giới từ những nhà cách mạng lão thành, thương gia, nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa, đến đại biểu các thành phần tôn giáo, những người không đảng phái và các đảng phái chính trị.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu với 98,4% số phiếu. Kết quả này là một bằng chứng về khát vọng độc lập, tự chủ của dân tộc ta và uy tín tuyệt đối của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn thể nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với các đại biểu dự Kỳ họp thứ nhất,
Quốc hội khóa I tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 2/3/1946. [Ảnh: Tư liệu/TTXVN]

Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của Việt Nam năm 1946 được tiến hành theo những nguyên tắc dân chủ, tiến bộ nhất, đó là: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín đã hoàn toàn thắng lợi. Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà ra đời. Thắng lợi này là một mốc son đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam. Thắng lợi đó khẳng định đường lối, chủ trương của Đảng ta đúng đắn, sáng tạo, thể hiện khát vọng được độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử cũng khẳng định niềm tin tuyệt đối của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vào tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đồng thời, đó cũng là sự biểu thị khát vọng dân chủ của nhân dân và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội đầu tiên, là: “... kết quả của sự hy sinh, tranh đấu của tổ tiên ta, nó là kết quả của sự đoàn kết anh dũng phấn đấu của toàn thể đồng bào Việt Nam ta, sự đoàn kết của toàn thể đồng bào không kể già, trẻ, lớn, bé, gồm tất cả các tôn giáo, tất cả các dân tộc trên bờ cõi Việt Nam đoàn kết chặt chẽ thành một khối hy sinh không sợ nguy hiểm tranh lấy nền độc lập cho Tổ quốc” [4].

--------------

[1], [2], [3], [4]: Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.4, tr. 7, 166, 136, 216.

Nguồn: TTXVN

Bác Hồ và Bác Tôn tham dự kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I [từ ngày 29/12/1956 đến 25/1/1957]

Thực ra từ đầu năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cầm lái con thuyền cách mạng Việt Nam đã tiến cử đại biểu Quốc hội người Nam Bộ Tôn Đức Thắng vào cương vị Phó ban Thường trực Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa; sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đề nghị ông tham gia phái đoàn Quốc hội sang thăm Quốc hội Pháp [tháng 5-6/1946], dự đàm phán Pháp-Việt ở Fontainebleux [tháng 7-8/1946].

Còn nhớ kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I ở Hà Nội, trong phiên họp ngày 8/11/1946, khi Chủ tịch Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh nói lời từ chức, để Quốc hội lựa chọn người đứng ra thành lập Chính phủ mới; lập tức đại biểu Nam Bộ Tôn Đức Thắng đứng lên phát biểu giới thiệu Cụ Hồ Chí Minh “là người xứng đáng hơn ai hết, đứng ra thành lập Chính phủ mới”. Việc làm của đại biểu Nam Bộ Tôn Đức Thắng đã chặn đứng âm mưu của phái hữu muốn tiếm chiếm vị trí người cầm cương vận mệnh Tổ quốc lúc lâm nguy.

Bước vào kháng chiến toàn quốc, nghị sĩ dân cử Tôn Đức Thắng đảm đương thêm 2 chức vụ mới là Bộ trưởng Bộ Nội vụ [5/1947-11/1947] và Thanh tra đặc biệt toàn quốc [8/1947]. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, Tôn Đức Thắng làm Trưởng ban Thường trực Quốc hội [1955-1960]. Trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa II, Tôn Đức Thắng cùng nhiều đại biểu Nam Bộ khác được lưu nhiệm và tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá II [tháng 7/1960], cựu Trưởng ban Thường trực Quốc hội Tôn Đức Thắng được cử làm Phó Chủ tịch nước. Phó Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ tháng 9/1969 thực hiện điều vinh quang “kế tiếp chức vụ của Hồ Chủ tịch” cho đến khi đất nước thống nhất, Bắc-Nam liền một dải. Cuộc bầu cử Quốc hội chung cả nước lần thứ 2 [năm 1976] đưa đến thành lập Quốc hội thống nhất và Quốc hội khóa VI trong năm ấy đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội này, cụ Tôn Đức Thắng được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm đầu làm Chủ tịch nước đã tuyên bố “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Kế nhiệm vị trí quyền lực lãnh tụ tối cao của quốc gia, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cũng chỉ “thích vị trí một đảng viên cộng sản như mọi đảng viên, thích vị trí công dân trung thực, lương thiện, cố mang điều tốt, cố mang niềm vui, cố giảm nỗi đau cho đồng bào”.

Giữa lúc đế quốc Mỹ leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt [tháng 3/1964] - một Hội nghị Diên Hồng lần thứ hai trong lịch sử dân tộc; từ đó một cao trào thi đua được phát động "Mỗi người làm việc bằng hai, ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắc, tích cực ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam", đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đến giai đoạn phát triển hào hùng nhất. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía bắc năm 1979, trước đạo quân 60 vạn người từ phía bắc tràn sang xâm lược Việt Nam, ngày 5/3/1979 Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký Sắc lệnh 29/LCT ra lệnh tổng động viên trong cả nước đứng lên chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là linh hồn của khối đoàn kết toàn dân, nhất là đoàn kết Bắc-Nam; Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là hiện thân của tình đoàn kết dân tộc ấy. Từ năm 1946 bắt đầu tham gia vào lãnh đạo khối đoàn kết toàn dân, đến năm 1980 khi qua đời, Chủ tịch Tôn Đức Thắng trải qua 27 năm liên tục làm công tác Mặt trận [từ Phó hội trưởng Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam 1946-1951, đến Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Mặt trận Liên Việt 1951-1955, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1955-1977 và Chủ tịch danh dự Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1977-1980]. Bác Tôn luôn luôn nhắc đến lời dạy mang tính chân lý lịch sử của Bác Hồ: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công". Năm 1960 trong phát biểu chào mừng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc câu thơ dạt dào tình nghĩa bạn bè quốc tế: “Quan sơn muôn dặm một nhà; Bốn phương vô sản đều là anh em!”. Năm 1964, phát biểu tại Hội nghị Quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống Mỹ, cứu nước ở Hà Nội, Bác Tôn kết thúc bằng câu thơ giản dị và chí tình: "Nam Bắc hai miền chung đại nghĩa; Năm châu bốn biển một gia đình”.

Bác Hồ thay mặt Đảng, Nhà nước, Quốc hội gắn Huân chương Sao vàng cho Bác Tôn [ngày 19/8/1958]

Dù là Chủ tịch nước, Trưởng ban Thường trực Quốc hội hay Chủ tịch Mặt trận, Bác Tôn vẫn luôn sống một cuộc sống khiêm tốn và giản dị, nhân từ và đức độ, trung thực và nghĩa tình khiến cho mọi lớp tuổi đều nhìn thấy ở Bác Tôn một người anh cả, một người cha, một người ông trong gia đình. Được tin có người bạn tù cũ đang công tác ở Nông trường Lương Sơn [Hòa Bình], Bác Tôn tự mình đến thăm mà không chờ bạn đến với mình, bởi nghĩ “làm Chủ tịch nước, họ ngại nên tôi phải đến gặp trước". Được tặng Giải thưởng Lenin "Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc" có kèm theo mười vạn rúp, Chủ tịch Tôn Đức Thắng  ủng hộ số tiền này cho Phong trào bảo vệ thiếu nhi thủ đô. Đi thăm Liên Xô, bạn đưa một vạn rúp để mua quà, Chủ tịch Tôn Đức Thắng chỉ mua một chiếc cối xay hạt tiêu tặng vợ, còn lại đem gửi trả bạn vì không dùng đến. Sống giữa thủ đô, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng vẫn có một bộ đồ nghề chữa xe, ngày nghỉ thì tự sửa chữa, lau chùi chiếc xe đạp thường dùng, sửa chữa đồ dùng trong gia đình, tự sửa chiếc radio bị hỏng… Trung ương từng ba lần thu xếp cấp nhà riêng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng lần nào Bác Tôn cũng kiên quyết từ chối, vì quen nếp sống giản dị, bình dân và liêm khiết.

Bác Tôn thường nói ít, phát biểu ngắn gọn, đi vào công việc cụ thể, thiết thực, không lý luận dài dòng, mà vẫn thể hiện được những điều cốt lõi trong quan điểm, đường lối của Đảng. Mọi công việc từ nhỏ đến lớn đều được Bác Tôn giải quyết một cách điềm tĩnh, nhẹ nhàng và chắc chắn. Trong buổi lễ trọng thể mừng thắng lợi tại Dinh Thống Nhất ở Sài Gòn [ngày 15/5/1975], Chủ tịch Tôn Đức Thắng nhắc đến Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh như nhắc nhở chính mình phải thay Bác Hồ “đi khắp hai miền Nam, Bắc để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý".

Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê Nghệ An 2 lần [tháng 6-1957 và tháng 12-1961]; Người mặc bộ quần áo ka ki, đi đôi dép cao su; lãnh đạo Nghệ An mời về nhà khách nghỉ, Bác Hồ nói đôn hậu: - Nhà khách là để tiếp khách, còn tôi là chủ, để tôi về thăm nhà. Ngồi ăn cơm, Bác Hồ lấy chai rượu đem theo rót ra chén “mời các chú một chén rượu khai vị của Bác”; rồi lấy ra gói cơm độn bắp cắt sẵn 4 miếng mời mọi người cùng ăn… Chủ tịch Tôn Đức Thắng về thăm quê ở Cù lao Ông Hổ chỉ 1 lần [tháng 10/1975]; Người mặc bộ bà ba bạc màu và yêu cầu hết sức hạn chế xe đưa, xe đón vì "sợ hao phí tiền của và công sức của Nhà nước và nhân dân". Con cháu kể lại lần gặp gỡ ấy, Bác Tôn nói: "Hôm nay Đảng và Nhà nước cho phép tôi về thăm quê nhà. Chưa bao giờ tôi thấy sung sướng như lúc này, khi cả nước được độc lập, tự do, Bắc-Nam thống nhất". Chỉ sau khoảng 45 phút gặp mặt bà con dòng họ tại ngôi nhà gỗ, Bác Tôn "xin phép" giã từ bởi “còn đi lo việc nước" - ra Hà Nội chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.

Rất khiêm tốn và giản dị, hầu như không bao giờ nói về công lao của mình, Bác Tôn “là con người hành động, hành động tiên phong” ít nói về cá nhân mình “đến nỗi lớp hậu thế phải vô cùng chật vật để tìm đôi chút tư liệu phác lại cuộc đời con người ấy”. Người kế nhiệm như Chủ tịch Tôn Đức Thắng mới thực sự xứng đáng với tâm đức và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất.

Hà Minh Hồng


Video liên quan

Chủ Đề