Bạch cầu tăng tiểu cầu giảm là bệnh gì năm 2024

Tăng tiểu cầu là tình trạng số lượng tiểu cầu trong máu tăng lên quá mức cho phép. Nếu không tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu để áp dụng biện pháp khắc phục phù hợp thì có thể gây ra nhiều hệ lụy như: hình thành huyết khối trong mạch máu, đau tim, đột quỵ,... Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

1. Tăng tiểu cầu là như thế nào, có nguy hiểm không?

1.1. Như thế nào là tăng tiểu cầu?

Tiểu cầu tham gia vào quá trình đông máu, tự kết dính với nhau để tạo thành cục máu đông ngăn chặn sự chảy máu. Bình thường, số lượng tiểu cầu trong khoảng 150.000 - 450.000/μl máu [150 - 450 G/L]. Tăng tiểu cầu là tình trạng cơ thể sản xuất ra số lượng tiểu cầu vượt mức > 450.000 μl máu.

Tiểu cầu vượt quá 450.000 μl máu được gọi là cao

1.2. Tăng tiểu cầu có nguy hiểm hay không?

Tình trạng tăng tiểu cầu có thể gây nên các hệ lụy sau:

- Huyết khối

+ Gặp ở tăng tiểu cầu nguyên phát, thường phát triển cục máu đông ở tay chân và não

+ Nếu xuất hiện cục máu đông ở não có thể khiến 25% bệnh nhân bị tai biến mạch não với triệu chứng điển hình là chóng mặt và đau đầu mạn tính, nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến đột quỵ.

+ Nếu xuất hiện cục máu đông trong mạch máu nhỏ thì tay chân sẽ đỏ và tê gây nên cảm giác bỏng rát và đau nhói ở lòng bàn tay, bàn chân.

- Xuất huyết

+ Nếu tăng tiểu cầu hình thành cục máu đông thì có thể khiến cho số lượng tiểu cầu của cơ thể bị sử dụng hết nên máu không còn đủ tiểu cầu để hàn gắn vết thương của mạch máu.

+ Mắc bệnh von Willebrand làm quá trình đông máu bị ảnh hưởng.

2. Nguyên nhân tăng tiểu cầu là gì?

Tủy xương chứa tế bào gốc có thể làm tăng các thành phần của máu. Tiểu cầu đi qua các mạch máu và nó dính lại với nhau để hình thành quá trình đông máu khi có sự tổn thương mạch máu. Tăng tiểu cầu xảy ra khi có tình trạng rối loạn tủy xương làm cho quá nhiều tế bào tiểu cầu được sản xuất ra và đưa vào máu ngoại vi.

Nguyên nhân tăng tiểu cầu gồm 2 nhóm: tăng tiểu cầu phản ứng và tăng tiểu cầu tự phát:

2.1. Nguyên nhân tăng tiểu cầu phản ứng

Nguyên nhân tăng tiểu cầu phản ứng thường do có yếu tố nào đó gây kích thích tủy xương. Nếu yếu tố này được giải quyết thì hiện tượng tăng tiểu cầu cũng sẽ dần dần được cải thiện.

Những yếu tố làm tăng tiểu cầu phản ứng thường gồm:

- Mất máu, chảy máu cấp.

- Stress do phẫu thuật, chấn thương,...

- Nhiễm trùng.

- Cơ thể bị thiếu sắt.

- Thiếu máu tán huyết miễn dịch.

- Phản ứng hậu cắt lách.

- Viêm nhiễm không xuất phát từ nhiễm trùng.

- Sử dụng thuốc điều trị bệnh thiếu vitamin B12, giảm tiểu cầu miễn dịch,...

Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân tăng tiểu cầu

2.2. Nguyên nhân tăng tiểu cầu tự phát

Khi xuất hiện đột biến khiến cho quá trình sản xuất và tiêu thụ tiểu cầu không ở trong phạm vi bình thường nữa sẽ làm tăng tiểu cầu. Nguyên nhân tăng tiểu cầu trong trường hợp này là do mắc bệnh lý về máu như: bạch cầu mạn tính dòng tủy, tăng tiểu cầu tiên phát, đa hồng cầu nguyên phát, xơ tủy nguyên phát,...

So với tăng tiểu cầu nguyên phát thì tăng tiểu cầu thứ phát có tính phổ biến hơn những biến chứng nguy hiểm lại có nguy cơ cao hơn ở nhóm này.

3. Cách thức chẩn đoán tăng tiểu cầu

Có thể tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu bằng cách thực hiện các kiểm tra:

- Khám lâm sàng: có triệu chứng nhiễm trùng, lá lách to.

- Xét nghiệm máu: mẫu máu của người bệnh sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định vấn đề của tiểu cầu.

Do có một số nguyên nhân tăng tiểu cầu tạm thời nên nếu thấy cần thiết, bác sĩ sẽ tiến hành lặp lại xét nghiệm máu để kiểm tra sự thay đổi số lượng tiểu cầu theo thời gian.

Ngoài ra, các sĩ cũng có thể kiểm tra dấu hiệu viêm, hàm lượng sắt trong máu, thử nghiệm gen để tìm kiếm rối loạn máu và tủy xương, sinh thiết tủy xương để kiểm tra mô tủy xương,...

Việc tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu là cần thiết để bác sĩ có quyết định về phương pháp điều trị tăng tiểu cầu. Nếu nguyên nhân do chấn thương hay phẫu thuật trong thời gian gần gây ra mất máu đáng kể và làm số lượng tiểu cầu tăng cao thì tình trạng này thường không kéo dài. Trường hợp tăng tiểu cầu nguyên nhân do viêm nhiễm thì khi kiểm soát được tình trạng này thì tiểu cầu sẽ trở về mức bình thường.

Xét nghiệm máu giúp tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu

Khi nghi ngờ các dấu hiệu tăng tiểu cầu như: choáng váng, chóng mặt, đau ngực, ngất, thị lực thay đổi, bàn tay và chân bị tê hoặc ngứa ran, da bị bầm tím,... thì người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín thăm khám để thực hiện những kiểm tra cần thiết.

Cần lưu ý rằng việc ngăn ngừa tăng tiểu cầu là không thể thực hiện được nhưng vẫn có thể giảm thiểu nguy cơ bằng cách phòng ngừa các yếu tố liên quan. Tất cả các yếu tố nguy cơ gây huyết khối như tăng huyết áp, tiểu đường, thuốc lá, tăng cholesterol máu,... nếu được kiểm soát tốt cũng sẽ hạn chế được tình trạng tăng tiểu cầu.

Rất ít khi tăng tiểu cầu gây nên triệu chứng, vì thế, thăm khám sức khỏe định kỳ với những xét nghiệm cơ bản là cách phát hiện sớm để kịp thời tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu. Qua những lần thăm khám như vậy, người bệnh sẽ chủ động theo dõi được sức khỏe của mình, nếu phát hiện bất thường về tiểu cầu bác sĩ cũng sẽ có tư vấn cách thức để xác định chính xác vấn đề mà người bệnh đang gặp phải.

Muốn tìm ra nguyên nhân tăng tiểu cầu quý khách hàng nên lựa chọn thăm khám tại cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi. Sự kết hợp những yếu tố này sẽ giúp quý khách có được một quy trình thăm khám và chẩn đoán đúng, nhờ đó mà tình trạng sức khỏe của quý khách sẽ được đánh giá chính xác, việc điều trị bệnh cũng sẽ đạt được hiệu quả tối ưu.

Quý khách hàng bị tăng tiểu cầu, có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.

Bạch cầu tăng cao bao nhiêu thì nguy hiểm?

Thông thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml - 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Nếu bạch cầu trung tính giảm đến mốc 1000 tế bào/ microlit máu thì có thể gây nguy hiểm.

Tiểu cầu tăng cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Thông thường, số lượng tế bào máu này dao động từ 150.000 – 450.000 trong mỗi microlit máu. Nếu con số này vượt quá 450.000, bạn sẽ được chẩn đoán bị tăng tiểu cầu [tiểu cầu cao hoặc đa tiểu cầu].

Người mắc bệnh tăng tiểu cầu sống được bao lâu?

– Không như các bệnh lý ác tính khác, bệnh tăng tiểu cầu tiên phát có tiên lượng tương đối tốt, thời gian sống trung bình có thể lên tới 20-30 năm. Việc điều trị cũng tương đối “nhẹ nhàng” – sử dụng thuốc uống hằng ngày như các bệnh lý rối loạn chuyển hóa khác [đái tháo đường, tăng huyết áp].

Chủ Đề