Bài 5 sgk ngữ văn 9 tập 2 trang 33

Đề bài: Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn miêu tả suy nghĩa của em về Người - Bài văn mẫu lớp 9.

Bài làm

Bác Hồ người cha già vĩ đại của dân tộc, một vị lãnh tụ, một nhà cách mạng đại tài, người con là danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời bác chính là tấm gương sáng cho các thế hệ những người trẻ Việt Nam noi theo.

Đất nước Việt Nam tự hào vì có Bác Hồ. Bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.

Bác là người chiến sỹ tiên phong trên mặt trận cứu nước đầy gian khổ , lãnh đạo dân ta tới chiến thắng ,khai sáng nền độc lập tự do ở đất nước Việt Nam. Tháng 6/1911 Người đã ra đi tìm đường cứu nước. Người bôn ba khắp năm châu bốn bể tìm đường đi và tương lai cho đất nước ,giải phóng dân tộc thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .Người đã dẫn dắt dân tộc ta đập tan xiềng xích của kẻ thù để đi lên xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5 năm 1954 và chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã tôn vinh dân tộc Việt Nam anh hùng, bất khuất, tuy nhỏ bé mà đã đánh gục hai tên thực dân, đế quốc “khổng lồ” là Pháp và Mĩ. Việt Nam đã trở thành gương sáng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới noi theo.Bác là người có lòng yêu nước sâu sắc, có thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng. Người sớm xác định lý tưởng cao đẹp là sống quên mình vì nhân dân, đất nước. Trên cơ ở nhân sinh quan đó, Người luôn đấu tranh không biết mệt mỏi với một lòng tin vào chiến thắng của dân tộc.

Trong vai trò một nhà văn, nhà thơ một danh nhân văn hóa thế giới Bác Hồ cũng đã để lại nhiều tác phẩm hay, gây được tiếng vang lớn như tập thơ : Nhật ký trong tù, Cảnh khuya, hay Bản tuyên ngôn độc lập…những tác phẩm của Bác không chỉ hay về mặt nghệ thuật mà nó có tác động sâu sắc tới tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng của quần chúng nhân dân. Các bài thơ của Bác được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước còn chìm đắm trong cảnh nô lệ áp bức, nhân dân còn lầm than. Lúc này, cả thơ và nhà thơ cũng đều phải tham gia cứu nước, cứu dân, phải làm nhiệm vụ công dân và cách mạng. Đó là quan niệm của một nhà thơ cách mạng.

Không chỉ là một nhà thơ, danh nhân văn hóa thế giới, Bác còn là một vị lãnh tụ giản dị và gần gũi với mọi người như thế :Sống trong ngôi nhà sàn nhỏ ,ăn những món ăn dân dã, mặc áo bà ba nâu và tư trang chỉ là một chiếc rương nhỏ và mấy bộ quần áo bạc màu …Có lẽ bởi vậy mà với người Việt Nam , Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là vị lãnh tụ vĩ đại được mọi người dân Việt Nam kính yêu và ngưỡng vọng . Với cương vị một người cha già dân tộc Người đã chăm lo, quan tâm tới đời sống của tất cả người dân. Bác đã lo lắng cho từng người già, trẻ nhỏ, từng người chiến sĩ. Biết bao nhiêu đêm Bác thức trắng, trằn trọc không ngủ khi lo lắng cho những người dân, cho số phận của dân tộc mình. Những đức tính, giảm dị, cần kiệm của Bác đã trở thành huyền thoại bất tử. Khi Bác qua đời, ngôi nhà sàn nơi Bác từng ở đã trở thành khu di tích lịch sử đón rất nhiều đồng bào cả nước ghé thăm. Nhìn cuộc sống giản dị của Bác ai cũng phải rơi nước mắt, bởi cả cuộc đời người hy sinh hết cho dân tộc, cho quê hương đất nước, những đồ đạc người dùng chỉ là cái máy chữ, đôi dép cao su đã mòn vẹt đế, chiếc mũ cối và những bộ quần áo cũ kỹ…Chủ tịch Hồ Chí Minh hy sinh rất nhiều, cống hiến rất nhiều, nhưng chưa bao giờ người tư lợi một điều gì cho riêng mình. Người sống an nhiên, ra đi thanh thản. Cái người băn khoăn mãi trước lúc lâm chung đó chính là việc quê hương miền Nam của chúng ta vẫn chưa hoàn toàn giải phóng. Đất nước ta đang trong giai đoạn cam go sinh tử.

Ngày nay, thế hệ trẻ luôn được giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Làm theo đúng 5 điều Bác Hồ dạy học sinh rằng phải “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.- Học tập tốt, lao động tốt.- Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.- Giữ gìn vệ sinh thật tốt.- Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.”. Đó là những lời dạy mà chúng em sẽ mãi không bao giờ quên và cố gắng để thực hiện thật tốt. Càng học, càng biết nhiều về Người, em lại càng thêm tự hào về đất nước Việt Nam. Bởi Việt Nam có Bác, có truyền thống anh hùng bất khuất. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt theo đúng lời Bác dạy để trở thành người có ích cho đất nước Việt Nam.

Hướng dẫn Soạn Bài 20 sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Các thành phần biệt lập [tiếp theo] sgk Ngữ văn 9 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh, nghị luận,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 9 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, ôn thi vào lớp 10.

Đọc các đoạn trích sau đây [trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân] và trả lời câu hỏi.

  1. – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà nghe rát thế không?
  1. – Các ông, các bà ở đâu ta lên đấy ạ?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng hỏi. Một người đàn bà mau miệng trả lời:

– Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ.

1. Câu 1 trang 31 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

Trả lời:

– Từ “này” dùng để gọi.

– Từ “thưa ông” dùng để đáp.

2. Câu 2 trang 31 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không?

Trả lời:

Những từ để gọi – đáp trên không tham gia diễn đạt sự việc của câu.

3. Câu 3 trang 31 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để tạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

Trả lời:

Từ “này” dùng để thiết lập cuộc thoại.

– Cụm từ “thưa ông” dùng để duy trì cuộc thoại.

II – THÀNH PHẦN PHỤ CHÚ

Đọc những câu sau đây và trả lời câu hỏi.

  1. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh – và cũng là đứa con gái duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà]

  1. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

[Nam Cao, Lão Hạc]

1. Câu 1 trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao?

Trả lời:

Nghĩa sự vật của các câu trên không thay đổi khi lược bỏ phần từ ngữ in đậm. Vì nội dung chính của câu không nằm trong thành phần này.

2. Câu 2 trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Ở câu [a], các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào?

Trả lời:

Cụm từ “và cũng là đứa con gái duy nhất của anh” chú thích cho “đứa con gái đầu lòng”.

3. Câu 3 trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Trong câu [b], cụm chủ – vị in đậm chú thích điều gì?

Trả lời:

Cụm chủ vị “tôi nghĩ vậy” giải thích việc “lão không hiểu tôi” mới là điều suy đoán của “tôi”, chưa chắc đã đúng với “lão”, thể hiện thái độ người nói.

III – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tìm thành phần gọi – đáp trong đoạn trích sau đây và cho biết từ nào được dùng để gọi, từ nào được dùng để đáp. Quan hệ giữa người gọi và người đáp là quan hệ gì? [trên – dưới hay ngang hàng, thân hay sơ]?

– Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàng hồn.

– Vâng, cháu cũng đã nghĩ như cụ. Nhưng để cháo nguội, cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã. Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì.

[Ngô Tất Tố, Tắt đèn]

Trả lời:

Các thành phần gọi đáp: này [để gọi], vâng [để đáp]

→ Thể hiện quan hệ trên – dưới và quan hệ thân mật.

2. Câu 2 trang 32 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tìm thành phần gọi – đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi – đáp đó hướng đến ai.

Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Trả lời:

– Thành phần gọi đáp: Bầu ơi.

– Đây là lời gọi hướng tới mọi người nói chung.

3. Câu 3 trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung điều gì?

  1. Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi.

[Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà]

  1. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình,, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ – gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.

[Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục – chìa khóa của tương lai]

  1. Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đấy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ – những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.

[Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới]

  1. Cô bé nhà bên [có ai ngờ] Cũng vào du kích Hôn gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn [thương thương quá đi thôi].

[Giang Nam, Quê hương]

Trả lời:

  1. kể cả anh [bổ sung cho chúng tôi, mọi người]
  1. các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ [giải thích thêm cho những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này bao gồm những ai và ai có vai trò quan trọng nhất].
  1. những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới [giải thích thêm cho lớp trẻ hôm nay là ai trong tương lai].
  1. có ai ngờ; thương thương quá đi thôi [thể hiện thái độ ngạc nhiên của người nói; thể hiện tình cảm thương mến của người nói].

4. Câu 4 trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Hãy cho biết thành phần phụ chú ở mỗi câu trong bài tập 3 liên quan đến những từ ngữ nào trước đó.

Trả lời:

Các từ ngữ liên quan:

  1. “kể cả anh” liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câu: Chúng tôi, mọi người.
  1. “các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” liên quan đến bộ phận chủ ngữ của câu: Những người chủ tương lai…
  1. “những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới” liên quan tới bổ ngữ lớp trẻ.
  1. “có ai ngờ” liên quan tới hai câu Cô bé nhà bên/ Cũng vào du kích.

“thương thương quá đi thôi” liên quan đến câu Mắt đen tròn.

5. Câu 5 trang 33 sgk Ngữ văn 9 tập 2

Viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.

Trả lời:

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là một văn bản độc đáo, đặc sắc. Tác giả đứng trên tầm cao của thời đại mới, với ý chí tự cường để trao đổi với thế hệ trẻ những cái mạnh, những cái yếu của dân ta, động viên thanh thiếu niên Việt Nam vươn lên gánh vác sứ mệnh lịch sử. Và mang trong mình trọng trách to lớn ấy không ai khác chính là chúng ta – những người trẻ đầy nhiệt huyết và cũng chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Hơn ai hết, thanh niên phải nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có vậy thì đất nước mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước bền vững.

Hoặc:

Đất nước ta đang bước vào một thế kỷ mới, một thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới mới, vì vậy mỗi người đều phải chuẩn bị hành trang cho mình để vững vàng hơn khi bước vào thế kỷ này, trong đó, sự chuẩn bị của thanh niên là vô cùng quan trọng vì thanh niên là những thế hệ tương lai của đất nước. Hành trang – đó là tri thức, kĩ năng, thói quen, được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước sự phát triển của khoa học kĩ thuật, của sự hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao. Muốn có hành trang như vậy để bước vào thế kỉ mới, thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người đi tiên phong trong học tập, học tập có hiệu quả. Nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng các tri thức ấy vào sự nghiệp cộng hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có như vậy thì đất nước chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đói nghèo, lạc hậu để hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững. Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là những người chủ tương lai của đất nước.

Bài trước:

  • Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới sgk Ngữ văn 9 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Viết bài tập làm văn số 5 – Nghị luận xã hội Ngữ văn 9

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 9 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 9
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 9
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 9
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 9
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 9
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 9 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 9
  • Để học tốt môn GDCD lớp 9

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Các thành phần biệt lập [tiếp theo] sgk Ngữ văn 9 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Chủ Đề