Bài giảng toán 6 trên bảng tương tác

Nếu vẫn chỉ sử dụng riêng rẽ phương pháp dạy học truyền thống cũ, thì có lẽ những thử nghiệm thú vị về công nghệ dạy học như bảng tương tác thông minh sẽ không khiến nhiều trường học và phụ huynh bất ngờ đến vậy. Những thay đổi tích cực từ khi áp dụng mô hình bảng tương tác vào trong giáo dục chính là động lực để những sản phẩm bảng tương tác ngày càng hoàn thiện hơn.

  1. Xa rồi thời “thầy đọc trò chép”

Những lớp học “thầy đọc trò chép” đã không còn đem lại nhiều hiệu quả và hứng thú học tập cho học sinh nữa. Ngày nay, tại những trường thử nghiệm mô hình bảng tương tác thông minh thì hình ảnh ông giáo già mắt đeo kính, tay cắp sách đọc bài học, học trò bên dưới chăm chú tập trung chép bài đã không còn nữa. Thay vào đó, một mô hình dạy học mới, thú vị hơn đang diễn ra với những trải nghiệm tuyệt vời của học sinh với bảng tương tác thông minh. Học sinh có thể chủ động hơn trong việc học tập bằng việc tự mình tìm hiểu bài học và đặt ra cho mình những thắc mắc, nhận định khi học và giải quyết chúng. Khi sử dụng bảng tương tác, các đoạn phim, video thực hành sẽ được trình chiếu cụ thể, ví dụ điển hình như sự hình thành mưa sẽ có hình ảnh rõ ràng và học sinh hoàn toàn hài lòng với những giờ học cùng bảng tương tác.

  1. Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức

Tại các trường học ứng dụng bảng tương tác thông minh thì học sinh được chủ động hơn trong việc tiếp cận tri thức nên tỷ lệ học sinh thụ động trong học tập tại trường đã giảm đi rõ rệt. Việc được chủ động hơn trong học tập đã khiến các em trở nên năng động, sôi nổi hơn, thích thú tìm hiểu và thử vậ hành thử nghiệm cảm giác trải nghiệm cùng bảng tương tác. Theo chị Hà- một phụ huynh có con học lớp 2 ở Hà Nội, thì từ khi lớp học được trang bị thêm bảng tương tác, bé rất hào hứng và thường khoe với mẹ những gì được học ở trường với vẻ hồ hởi và thích thú vô cùng.

  1. Bài giảng sinh động

Không còn là hình thức học chay nhàm chán, bảng tương tác thông minh giúp giáo viên tạo ra những bài giảng cực kì sinh động cho học sinh của mình. Bài học nào cũng được thể hiện bằng những hình ảnh, âm thanh sống động. Thêm vào đó, với sự hướng dẫn khéo léo của người giáo viên thì đôi khi học sinh sẽ chính là người dẫn dắt bài học cho chính mình.

  1. Mắt thấy-tai nghe

Với bảng tương tác, con bạn giờ đây có thể tưởng tượng dễ dàng hơn những hình ảnh trong sách, lời dạy của cô như : con mèo đi nhẹ nhàng, con chim hót líu lo, con vịt bơi dưới nước…là như thế nào. Những hình ảnh sinh động được thể hiện trên màn hình sẽ đưa bước cho bé hình dung được thế giới xung quanh mình thú vị đến thế nào.

  1. Không bỏ lỡ thời gian

Do bài học được tự động lưu lại dưới dạng video hay file mềm nên giáo viên cũng không tổn hao quá nhiều thời gian và năng lượng cho những giờ giảng của mình nữa nên giáo viên sẽ có thêm thời gian quan tâm và hướng dẫn đến nhiều học sinh trong lớp hơn. Về phía học sinh thì được tận dụng tối đa thời gian cho việc học hành của mình mà còn cảm thấy hứng thú khi học. Đó chính là bước tiến mới từ bảng tương tác- thay thế đồng thời máy chiếu và bản viết tay truyền thống, cộng với rất nhiều lợi ích thiết thực khác.

  1. Phát triển giáo dục đồng bộ

Bảng tương tác thông minh đã đưa đến cho nền giáo dục nước nhà những tín hiệu tích cực, tạo cơ hội cho lớp trẻ nước nhà tiếp cận với những thành tựu, tri thức của thế giới mới, và song song với đó chính là mục tiêu đưa vị thế Việt Nam vững mạnh, phát triển hơn hơn. Nói thì hơi quá, nhưng thực sự chỉ có thay đổi tư duy giáo dục mới có thể tạo nên những thế hệ tuyệt vời cho tương lai.

Chương trình giáo dục STEM đã trở thành chủ đề nóng và quan trọng trong các buổi hội thảo giáo dục của các nước đã và đang phát triển do tầm quan trọng của STEM trong xu hướng phát triển toàn cầu. “STEM là sử dụng những bằng chứng và kỹ thuật toán học để tìm hiểu về thế giới tự nhiên và con người, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống con người” – TS. Mark Hardman [School of Education Communication and Society, UK]. “STEM: là bồi dưỡng những nhà đối mới, sáng tạo trong tương lai” – Mark Windale [Centre for science Education, Sheffield Hallman University, UK] STEM là viết tắt của SCIENE [khoa học], TECHNOLOGY [công nghệ], ENGINEERING [quy trình sáng tạo kĩ thuật], MATHEMATICS [toán học]. STEM không phải một môn học mà là một quá trình học tập và trải nghiệm, bám sát với lượng kiến thức Toán và Khoa học của học sinh để học sinh có thể lĩnh hội kiến thức và từ đó tạo ra sản phẩm mới. Phương pháp giáo dục STEM trong trường học là phương pháp “Học thông qua thực hành” và “Học thông qua làm dự án”. Khi học theo phương pháp STEM, các nhóm kỹ năng học sinh sẽ được hình thành, rèn luyện và phát triển: Học sinh được rèn luyện 4 nhóm kĩ năng, năng lực sau

Chủ Đề