Bài hát Hành quân xa ra đời trong chiến dịch nào

1: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời bài hát hành quân xa Câu 2: Nội dung bài hát hành quân xa nói lên điều gì?

Bài hát được ông sáng tác vào năm 1953, trong hoàn cảnh rất đặc biệt. Một lần, ông cùng các chiến sĩ hành quân từ huyện Đại Từ [tỉnh Thái Nguyên] qua đèo Khế đến Thượng Bằng La [Yên Bái]. Hành quân ngày đêm nhưng đoàn quân cũng chưa biết địa điểm tập kết ở đâu và có vinh dự được tham gia Chiến dịch Trần Đình [mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ] hay không. Thế rồi, nghỉ giữa chặng đường hành quân, các anh cùng bàn luận, phán đoán ý đồ tác chiến của cấp trên. Một đồng chí đứng lên hô vang: “Thôi, dẹp thắc mắc nhé! Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi”. Thật bất ngờ, câu nói đó trở thành gợi ý để nhạc sĩ Đỗ Nhuận phát triển và sáng tác ca khúc “Hành quân xa”-một bản hành khúc cho người lính trong những năm dài kháng chiến mà bấy lâu ông vẫn đau đáu đi tìm. Bài hát với ca từ giản dị, tự nhiên, ngắn gọn, dễ thuộc nhưng vô cùng sâu sắc; ít có biến động về tiết tấu, nhịp tựa theo bước chân đi hào hùng: Hành quân xa dẫu qua nhiều gian khổ/ Vai vác nặng ta đã đổ mồ hôi/ Mắt ta sáng, chí căm thù, bảo vệ đồng quê ta tiến bước/ Đời chúng ta, đâu có giặc là ta cứ đi...

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. ÔN TẬP BÀI HÁT : Chúng em cần hoà bình ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN số 4 ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát “Hành quân xa”
  2. Nội dung 1: Ôn bai hát ̀
  3. Em hãy nêu lại nội dung bài hát “Chúng em cần hoà bình”? Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ mong muốn cuộc sống hòa bình, yên vui đầy tình thân ái.
  4. Nội dung 2: ́ Lăng ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN số 4 nghe
  5. Luyện đọc thang âm
  6. TĐN số 4
  7. Nôi dung 3 :ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : ̣ Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát “ Hành quân xa” 1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
  8. 1.Nhạc sĩ Đỗ Nhuận: - Sinh ngày 10/12/1922, quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ông lớn lên tại Hải Phòng.
  9. Nhạc Đỗ Nhuận Cảm hứng âm nhạc của Đỗ Nhuận bắt đầu từ quê hương và gia đình. Quê ông vốn có truyền thống hát chèo. Ngay từ năm 14 tuổi ông đã học âm nhạc dân tộc và biết chơi Sáo Trúc, Tiêu, Đàn Nguyệt, Đàn Tứ, Đàn Bầu. Âm nhạc của Đỗ Nhuận giàu bản sắc dân tộc, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện giản dị, mộc mạc trữ tình, đằm thắm, hóm hỉnh.
  10. - Những tác phẩm nổi tiếng như: Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Du kích ca, Du kích sông Thao, Chiến thắng Điện Biên, Vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi…
  11. “VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI” Sáng tác: ĐỖ NHUẬN
  12. “VUI MỞ ĐƯỜNG” Sáng tác: ĐỖ NHUẬN
  13. - Đỗ Nhuận là nhạc sĩ đầu tiên sáng tác nhạc kịch c ủa nền âm nhạc Việt Nam, vở nhạc kịch đầu tiên là : “CÔ SAO” - Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. - Ông mất ngày 18/5/1991 tại Hà Nội.
  14. Hình ảnh anh bộ đội trong cuộc kháng chiến chống giăc ngoai xâm. ̣ ̣
  15. 2. Bài hát “ Hành quân xa”
  16. - Bai hat được sáng tác năm 1953. Khi tác giả ̀ ́ trên đường hành quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. - Bai hat là khúc quân hành của người chiến ̀ ́ sĩ Điện Biên trên suốt chiều dài chặng đường chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.
  17. Bài hát Hành quân xa. Bài hát nói lên điều gì, em có cảm nhận thế nào sau khi được nghe bài hát? • Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. • Bài hát tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng và niềm tin chiến thắng.
  18. Củng cố: 1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh và mất năm nào? a] 1822 - 1891 b] 1923 - 1991 c] 1922 - 1967 d] 1922 - 1991 2. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sáng tác bài hát “Hành quân xa” trong thời gian nào? ̣ a] Mâu Thân năm 1968. b] Thu – Đông năm 1953. c] Cả hai câu trên đều sai. d] Cả hai câu trên đều đúng.
  19. 3. Bai hat cac em vừa nghe có tên là ̀ ́ ́ ̀ gi? ́ ́ ̣ a] Chiên thăng Điên Biên. ́ b] Du kich sông Thao. c] Vui mở đường. d] Viêt Nam quê hương tôi. ̣
  20. Các em học sinh chú 1.Tậý:hát và biểu diễn bài hát p “Chúng em cần hoà bình”. 2. Tập đọc nhạc và đặt lời mới theo chủ đề tình bạn, mái trường… cho bài TĐN số 4. 3. Sưu tầm một số bài hát của nhạc sĩ Đỗ Nhuận. 4. Xem trước bai “Khuc hat chim sơn ca”. ̀ ́ ́

Page 2

YOMEDIA

Bài giảng Âm nhạc thưởng thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa chúng ta biết ôn tập kỹ năng gõ đệm và biểu diễn tốt bài hát, gõ đệm và đánh nhịp cho bài tập đọc nhạc số 4. Sơ lược về tiểu sử của nhạc sỹ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa. Với bài giảng trên hy vọng quý thầy cô sẽ soạn bài tốt hơn.

17-04-2014 1119 46

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

YênBái - YBĐT - Xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn [tỉnh Yên Bái] có đèo Lũng Lô, một địa danh nổi tiếng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã đi vào lịch sử như một huyền thoại. Toàn xã có diện tích tự nhiên 9.346 ha, gồm 7 dân tộc cùng chung sống. Phía đông có đường sang Thu Cúc, huyện Thanh Sơn [tỉnh Phú Thọ], về phía Tây 7km là trục đường quốc lộ 37A nối Yên Bái - Nghĩa Lộ, về phía nam 5km vượt đèo Lũng Lô sang Phù Yên, Sơn La, về phía bắc không đầy 2km là núi Tè có tốc độ cao trung bình trên 1.300m so với mực nước biển, như một lá chắn hình cánh cung, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Thượng Bằng La có vị trí quan trọng, án ngữ hai con đường huyết mạch là quốc lộ 13A [nay là đường 37A] đi vào Tây Bắc và quốc lộ 32 chạy qua phía đông xã, xuôi 160km là đến thủ đô Hà Nội.

Là một trong những cửa ngõ quan trọng đi vào vùng Tây Bắc, trong kháng chiến chống Pháp, nhiều đơn vị bộ đội chủ lực, dân công hoả tuyến theo quốc lộ 37A tiến vào giải phóng Tây Bắc, làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu. Trong khí thế hào hùng ấy, năm 1953, nhạc sĩ Đỗ Nhuận [mới 31 tuổi], cùng Đại đội súng cối 267 thuộc Sư đoàn 308 hành quân từ Đại Từ vượt đèo Khế, trên đầu máy bay "bà già" quần đảo, tới Thượng Bằng La [Yên Bái], Đại đội được lệnh dừng chân. Cán bộ cấp trên phổ biến nhiệm vụ cho đơn vị là tham gia "Chiến dịch Trần Đình". Trần Đình là địa danh nào trên bản đồ Tổ quốc? Không ai biết. Có anh đoán già, đoán non: "Có lẽ ta hành quân nghi binh, qua Nghĩa Lộ rồi lại quặt về đồng bằng", nhiều ý kiến đồng tình, nhiều ý kiến dự đoán khác, sôi nổi hẳn lên. Bỗng trong đoàn hành quân có một chiến sĩ cất giọng nói to: "Thôi, dẹp thắc mắc nhé! Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi". Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đứng phắt dậy, câu nói ấy như một tia chớp lóe qua đầu ông và ông cẩn thận ghi nguyên câu nói của người chiến sĩ ấy vào sổ tay. Đơn vị lại hành quân tiếp và bài hát được ra đời trong đầu nhạc sĩ ngay trong những bước hành quân lên Tây Bắc đẫm sương ấy... “Bài hát nhanh chóng được phổ biến, trở thành nguồn động viên tinh thần của bộ đội" [theo Nguyễn Hoàng Nhật - Báo Nhân dân - xuân Kỷ Sửu 2009].

"Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi", bài hát thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, ý chí quyết thắng của lớp lớp "Anh bộ đội Cụ Hồ" vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ xông ra tiền tuyến diệt quân thù, làm nên thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và ngày nay tinh thần ấy vẫn còn tươi mới, theo bước chân các chiến sĩ bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Từ mảnh đất cố nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã ghi dấu ấn đầu tiên để thành bài hát "Hành quân xa" ấy, trong hai cuộc kháng chiến đã động viên 532 thanh niên các dân tộc lên đường chiến đấu trên khắp các chiến trường, đã có 131 liệt sĩ, 55 thương, bệnh binh cống hiến, hy sinh xương máu của mình cho ngày tự do, độc lập, thống nhất Tổ quốc và cũng chính mảnh đất ấy năm 1959, Trung đoàn 85 bộ đội chủ lực đã làm lễ hạ sao chuyển sang nhiệm vụ, làm kinh tế.

Nhân dân các dân tộc Thượng Bằng La tạo điều kiện giúp đỡ "Bộ đội Cụ Hồ” trong những tháng năm đầu tiên xây dựng Nông trường Chè Trần Phú; năm 1973 - 1974 tiếp nhận 254 hộ [1.568 khẩu] đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới, càng tô thắm tình quân dân, tình đoàn kết giữa đồng bào miền ngược miền xuôi. Với những cống hiến, hy sinh ấy, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La được Đảng, Nhà nước tặng thưởng 750 huân, huy chương các loại, trên 2000 bằng khen, giấy khen, 64 huân, huy chương của nước bạn Lào trao tặng. Ngày 28/4/2000, Đảng bộ và nhân dân xã được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân [theo Lịch sử Đảng bộ xã Thượng Bằng La].

Vẫn còn không ít khó khăn của xã miền núi, vùng cao, phát huy truyền thống cách mạng và khí thế, tinh thần bài hát "Hành quân xa" mà nhất là trong thời kỳ đổi mới đất nước, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc xã Thượng Bằng La càng vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, hăng say lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hoàng Văn Công

1.Nhạc sĩ Đỗ Nhuận: - Sinh ngày 10/12/1922, quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ông lớn lên tại Hải Phòng.

+ Nhạc Đỗ Nhuận Cảm hứng âm nhạc của Đỗ Nhuận bắt đầu từ quê hương và gia đình. Quê ông vốn có truyền thống hát chèo. Ngay từ năm 14 tuổi ông đã học âm nhạc dân tộc và biết chơi Sáo Trúc, Tiêu, Đàn Nguyệt, Đàn Tứ, Đàn Bầu. Âm nhạc của Đỗ Nhuận giàu bản sắc dân tộc, phong phú về chất liệu, ngôn ngữ biểu hiện giản dị, mộc mạc trữ tình, đằm thắm, hóm hỉnh

+ Những tác phẩm nổi tiếng như: Nhớ chiến khu, Áo mùa đông, Du kích ca, Du kích sông Thao, Chiến thắng Điện Biên, Vui mở đường, Việt Nam quê hương tôi…

2.Bài hát “ Hành quân xa”

- Bài hát được sáng tác năm 1953. Khi tác giả ̀ ́ trên đường hành quân tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

- Bai hat là khúc quân hành của người chiến ̀ ́ sĩ Điện Biên trên suốt chiều dài chặng đường chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta.

 + Bài hát nói lên nỗi gian khó của người chiến sĩ Điện Biên nói riêng và chiến sĩ Việt Nam nói chung trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. 

+ Bài hát tràn đầy niềm lạc quan tin tưởng vào cách mạng và niềm tin chiến thắng.

          Chúc bạn học tốt ^^ 

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề