Giáo dục có phải ngành dịch vụ không

Trong lần sửa đổi Luật Giáo dục lần này, vấn đề sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục/đào tạo” được đưa ra bàn thảo và đã có một số ý kiến khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả sẽ trình bày một số kinh nghiệm quốc tế cũng như những lưu ý khi việc sử dụng thuật ngữ này trong luật giáo dục và đưa ra một số đề xuất để ban soạn thảo xem xét.

Nguồn gốc thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”

Thuật ngữ “dịch vụ giáo dục”, "dịch vụ đào tạo"  [sau đây gọi là "dịch vụ giáo dục] dường như mới được sử dụng trong các văn bản pháp quy ở Việt Nam một vài năm gần đây. Tôi không tìm thấy cụm từ này được sử dụng trong Luật Giáo dục, và Luật Giáo dục Đại học hiện hành. Theo một bài viết mới đây của tác giả Phạm Hiệp, cụm “dịch vụ đào tạo” được sử dụng trong nghị định số 16/2015/NĐ-CP về cơ chế tự chủ của đơn vị nghiệp công lập.

Tại Mỹ, thuật ngữ tiếng Anh tương đương là “educational services” được sử dụng bởi Bộ Lao động Mỹ để phân loại các lĩnh vực lao động. Thuật ngữ này cũng được sử dụng bởi Bộ Giáo dục Mỹ khi để cập về các dịch vụ giáo dục dành cho các trẻ em có nhu cầu đặc biệt hoặc cần được hỗ trợ thêm ngoài chương trình chính khóa. Trong Luật Giáo dục hiện hành dài hơn 200 trang của tỉnh Ontario của Canada, cụm từ này cũng được sử dụng hai lần để nói về những dịch vụ cụ thể cho từng cá nhân học sinh có nhu cầu.

Tránh nhầm lẫn “dịch vụ giáo dục” và quan điểm “giáo dục là dịch vụ”

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” đã và đang được sử dụng trong các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, để tránh hiểu nhầm, ta hãy xem xét sâu hơn ba khía cạnh của thuật ngữ.

Thứ nhất, ta cần phân biệt rõ hai khái niệm “giáo dục” và “dịch vụ giáo dục”. Giáo dục là một khái niệm bao hàm nhiều hoạt động chính thức [formal] và không chính thức [informal] khác nhau nhằm bồi dưỡng đức, trí, thể, mỹ cho người học dựa trên các hệ thống các giá trị văn hóa nhân bản của con người.

Mục tiêu của các hoạt động giáo dục từng cá nhân này là tạo ra những công dân có đạo đức, có trí tuệ, có kỹ năng, có sức khỏe và hướng thiện góp phần tạo nên một xã hội và thế giới ngày càng văn minh, giàu mạnh và dân chủ hơn.

Với cách nhìn này, “dịch vụ giáo dục” được đề cập đến trong các văn bản pháp luật để chỉ các hoạt động giáo dục tương đối cụ thể và chính thức do các cơ sở giáo dục tổ chức và người học thụ hưởng nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện nêu trên.

Ngoài các hoạt động này, các hoạt động diễn ra không chính thức khác trong gia đình, cộng đồng, giữa người học với các thầy cô giáo, giữa người học với nhau cũng góp phần giúp người học trải nghiệm giáo dục và trưởng thành.

Thứ hai, việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” có thể làm cho mọi người dễ đơn giản hóa giáo dục trở thành một sản phẩm, dịch vụ thông thường như một cái ô tô hay tư vấn đầu tư.

Thật vậy, đầu thế kỷ 21, rất nhiều các học giả hàng đầu cũng như lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học đã phản đối việc coi giáo dục là một dịch vụ để trao đổi thương mại thông thường.

Sự phản đối này diễn ra khi tổ chức thương mại thế giới WTO khi đó quyết định đưa giáo dục vào danh mục các dịch vụ cho phép trao đổi thương mại giữa các nước tham gia thỏa thuận.

Ví dụ, Giáo sư Philip Altbach từ Boston College và Lawrence Summers, khi đó là hiệu trưởng đại học Harvard, đều cho rằng giáo dục là một hoạt động đặc thù không giống như các dịch vụ khác như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, đầu tư.

Theo các học giả, giáo dục có yếu tố văn hóa và động lực thực sự của các hoạt động giáo dục là vì sự phát triển nhân văn của xã hội loài người. Động lực này khác, hoặc ít nhất cũng rộng hơn động lực của các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cơ bản thông thường như đi lại, quản lý tài chính, hay thậm chí là nhu cầu có việc làm.

Thứ ba, cụm từ “cơ chế giá dịch vụ giáo dục” nếu được sử dụng trong luật dễ tạo cho người đọc cảm giác giáo dục đang bị “thương mại hóa”.

Tôi chưa thấy thuật ngữ “cơ chế giá” được sử dụng kèm với dịch vụ giáo dục ở Luật Giáo dục của tỉnh Ontario của Canada hay bang Massachusetts của Mỹ cho dù các luật này có dùng cụm từ “educational services” và có điều khoản đề cập tới chi phí, phụ phí, học phí.

Tóm lại, việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” trong các văn bản quy phạm pháp luật không phải là không có tiền lệ trên thế giới. Tuy nhiên, trong các văn bản Luật giáo dục của Mỹ hay Canada, cụm từ này được dùng để chỉ những hoạt động giáo dục cụ thể cho một hoặc một nhóm người học cụ thể.

Do vậy, việc sử dụng cụm từ “cơ chế giá dịch vụ giáo dục”, "cơ chế giá dịch vụ đào tạo" cần được cân nhắc để tránh những hiểu lầm không cần thiết vì dịch vụ giáo dục trong cụm từ này, nếu được dùng trong các luật giáo dục của Việt Nam, cần được hiểu ở phạm vi một chương trình học có cấp bằng chứ không chỉ gói gọn trong một vài dịch vụ cụ thể theo nhu cầu riêng biệt của từng người học.

Một số đề xuất

Dựa trên những phân tích trên, tác giả đưa ra hai khuyến nghị cho ban biên soạn như sau:

Thứ nhất, nếu thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” này vẫn được sử dụng trong Luật, định nghĩa cho khái niệm này cần phải được đưa vào phần giải thích thuật ngữ của luật. Bởi cụm từ này sẽ được dùng để quy định về học phí, “dịch vụ giáo dục” trong bối cảnh này cần được hiểu là các hoạt động giáo dục chính thức của cơ sở giáo dục cung cấp cho người học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục của chương trình đào tạo mà người học đăng ký.

Thứ hai, nên thay thuật ngữ “cơ chế giá dịch vụ giáo dục”/"cơ chế giá dịch vụ đào tạo" bằng “cơ chế tính học phí” và giao cho Chính phủ hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng riêng cơ chế tính học phí cho các cơ sở giáo dục. Nếu thực hiện việc này, việc sử dụng thuật ngữ “dịch vụ giáo dục” là không cần thiết nữa. Thật vậy, trong dự thảo 3, điểm 35 cho điều 105 có thể thay cụm từ “chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo” bằng cụm “chi phí của hoạt động giáo dục, đào tạo”.

Trong hai hướng đề xuất trên, tác giả cho rằng hướng thứ hai hợp lý và có tính khả thi cao hơn. Đầu tiên, khái niệm học phí vốn đã được sử dụng và chấp nhận rộng rãi trong toàn xã hội. Lý do thứ hai là việc giao cho Chính phủ ban hành nghị định, hoặc Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính xây dựng thông tư liên tịch về cơ chế tính học phí sẽ giúp cho cơ chế này linh hoạt và phù hợp hơn với lộ trình phát triển và tự chủ hóa của các cơ sở giáo dục.

Phạm Ngọc Duy [Cử Nhân Toán, ĐHSP Hà Nội I; Thạc sỹ Quản lý Giáo dục, Boston College; Ứng viên Tiến sỹ Đo lường và Tâm trắc học Giáo dục, ĐH Massachusetts Amherst, Mỹ]

Kinh nghiệm mở công ty giáo dục và đào tạo.

Dịch vụ giáo dục và đào tạo là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần phải có giấy phép con trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Để Kinh doanh Dịch vụ giáo dục và đào tạo, bạn cần nghiên cứu trước những kinh nghiệm, cũng như tìm hiểu thủ tục pháp lý để thành lập công ty, xin giấy phép đủ điều kiện sau khi thành lập công ty.

Công ty Luật Hoàng Sa chia sẻ và tư vấn cho Quý khách hàng một số kinh nghiệm, thủ tục pháp lý để thành lập công ty Kinh doanh Dịch vụ giáo dục và đào tạo như sau:

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHUẨN BỊ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

1. Nghiên cứu kỹ về sản phẩm dự định kinh doanh:

Đây là việc đầu tiên của quá trình khởi nghiệp, nếu không nghiên cứu kỹ về sản phẩm mình dự định kinh doanh thì bạn sẽ mơ hồ về nó. Dẫn đến việc tư vấn, xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm của bạn sẽ kém phần hấp dẫn khách hàng. Thậm chí nó còn dẫn đến khó khăn trong công tác đào tạo cho nhân sự của bạn.

2. Nguồn vốn đủ lớn để làm nền tảng cho công ty GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

Điều đầu tiên mà ai cũng biết đó chính là nguồn vốn. Bất kể là việc kinh doanh hay thành lập công ty cũng đều cần đến nguồn vốn. Vậy thì nguồn vốn đó đến từ đâu?

Để mở một công ty GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, bạn cần một nguồn vốn nhất định phụ thuộc quy mô. Dù là vay mượn hay kêu gọi đầu tư từ những người khác đều cần thiết. Bạn sẽ không thể làm được gì nếu không có cho mình một nguồn vốn đủ dư thừa. Khi “đế chế” nhỏ của bạn được thành lập sẽ có rất nhiều điều phát sinh cần đến nguồn vốn. 

3. Chiến lược quảng cáo, Marketing kiếm việc:

Khi khởi nghiệp thì vấn đề quan trọng nhất đó là nguồn việc, với thời đại hiện nay thì gần như các doanh nghiệp đều tiếp cận nguồn việc bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó không thể bỏ qua kênh kiếm việc online tức là quảng cáo qua các trang tin, báo chí, mạng xã hội ...

4. Lên kế hoạch kinh doanh:

Một kế hoạch kinh doanh vững chắc, chi tiết sẽ hướng dẫn bạn đi đến thành công. Nó cần thiết để trình bày ý tưởng của bạn đến các nhà đầu tư tiềm năng. Kế hoạch kinh doanh của bạn nên bao gồm một tuyên bố mục tiêu, một bản tóm tắt công ty, một dịch vụ hoặc sản phẩm dịch vụ, một mô tả của một thị trường mục tiêu, kế hoạch tài chính và chi phí hoạt động…

Để có được chiến lược kinh doanh phù hợp, bạn cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng đánh giá thị trường và nhìn nhận được tiềm năng của sản phẩm, đưa ra được những kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn, từ đó đúc kết kinh nghiệm và dồn lực để tiến tới những đích đến cao hơn.

5. Xác định thị trường mục tiêu:

Việc xác định được thị trường mục tiêu và đối tượng khách hàng chính của mình là điều rất quan trọng. Khách hàng của bạn là ai? họ làm gì? có nhu cầu như thế nào về sản phẩm?… từ đó đánh giá thị trường, nhắm vào những khách hàng có tiềm năng để làm điểm tựa phát triển. Đồng thời bạn cũng phải xác định được đối thủ của mình là ai, mức độ canh tranh ở thị trường mục tiêu của bạn ra sao, từ đó tìm cách để làm giảm sự cạnh tranh của đối thủ với doanh nghiệp mình.

6. Đừng quá sợ sự cạnh tranh:

Đừng nói xấu đối thủ cạnh tranh khi nói chuyện với chủ đầu tư hoặc khách hàng. Không cần phải trở thành một đối tượng của sự thương hại. Trong thực tế, nói chuyện theo cách này thậm chí có thể “xua đuổi” khách hàng đến một đối thủ cạnh tranh của mình [người cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể không cần]. Hãy nhớ rằng, khi sự cạnh tranh tồn tại thì thị trường mới tồn tại, thì trường còn tồn tại thì doanh nghiệp của bạn mới có chỗ đứng. Hãy sử dụng kiến ​​thức đó như là nguồn cảm hứng để làm tốt hơn đối thủ.

7. Vấn đề thuê kế toán làm sổ sách:

Với một doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ thì chưa chắc cần đến tuyển một nhân sự cứng để làm công tác kế toán, thuế. Mà bạn có thể thuê kế toán dịch vụ cho tiết kiệm chi phí ban đầu. Công ty Luật có thể là địa chỉ uy tín để giới thiệu hoặc lựa chọn dịch vụ kế toán cho bạn tốt nhất.

II. LUẬT SƯ TƯ VẤN MỘT SỐ QUY ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

1. Thành lập công ty cần những gì? 

Để có thể thành lập Công ty, thành viên/cổ đông cần chuẩn bị những tài liệu, thông tin cơ bản như sau:

  • Giấy tờ cá nhân bao gồm thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu;

  • Thông tin cho việc thành lập công ty như: Tên, địa chỉ công ty, vốn góp, tỷ lệ góp vốn, ngành nghề kinh doanh công ty, thông tin người đại diện theo pháp luật công ty, thông tin giám đốc, thông tin chủ tịch, thông tin kế toán trưởng;

  • Chi phí thuê luật sư cho việc thành lập công ty, công bố thông tin, chi phí khắc dấu công ty, công bố mẫu dấu

2. Thành lập Công ty có cần bằng cấp, và hộ khẩu không?

  • Thành lập công ty có cần bằng cấp không sẽ phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh công ty muốn đăng ký, đa phần là không cần bằng cấp khi thành lập công ty trừ những ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh dịch vụ đào tạo ngoại ngữ, hoạt động xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm, cung ứng lao động, lữ hành du lịch ...

  • Thành lập công ty theo quy định pháp luật hiện nay không yêu cầu thành viên/ cổ đông phải có sổ hộ khẩu tại địa phương nơi đăng ký thành lập.

3. Chi phí thành lập công ty?

  • Luật sư Công ty Luật Hoàng Sa tư vấn miễn phí và bạn chỉ phải mất các chi phí cấp đăng ký doanh nghiệp, con dấu, phí công bố, mua chữ ký số, hoá đơn điện tử và phí dịch vụ của luật sư khi thực hiện dịch vụ.

4. Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn?

  • Vốn điều lệ công ty là vốn góp vào của chủ sở hữu/thành viên/cổ đông công ty, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa trừ những ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định như Công ty kinh doanh du lịch lữ hành, Công ty kinh doanh tài chính, Công ty kinh doanh dịch vụ môi giới việc làm, công ty kinh doanh bất động sản [vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định], vốn điều lệ thành lập công ty sẽ do thành viên thỏa thuận và quyết định.

5. Nên thành lập công ty TNHH hay công ty cổ phần?

  • Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH hay công ty cổ phần sẽ do thành viên quyết định, mỗi loại hình doanh nghiệp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, trên. Hiện nay theo luật pháp Việt Nam việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ TNHH sang cổ phần, từ cổ phần sang TNHH, từ doanh nghiệp tư nhân sang TNHH, hay sang cổ phần và ngược lại đều được phép thực  hiện một cách dễ dàng. Do đó chúng tôi tư vấn ban đầu khách hàng nên lựa chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

6. Thành lập công ty phải nộp những loại thuế gì?

  • Theo luật pháp Việt Nam hiện nay thì một doanh nghiệp khi hoạt động phải nộp nhiều loại thuế, nhưng có những loại thuế cơ bản như thuế giá trị gia tăng [khi xuất hoá đơn], thuế thu nhập doanh nghiệp [khi có thu nhập và lãi], thuế thu nhập cá nhân [khi đến mức phải chịu thuế], thuế môn bài nộp hàng năm ...

7. Các bước thành lập công ty GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị tài liệu 

Khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật sư bản sao hoặc bản gốc giấy tờ chứng thực cá nhân [giấy chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu] và một số thông tin về công ty dự kiến thành lập.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ 

Ngay sau khi tiếp nhận tài liệu và thông tin về công ty, Luật sư sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho khách hàng đầy đủ theo quy định.

Bước 3: Các thủ tục thành lập công ty 

  • Cơ quan cấp phép: Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính

  • Thời gian cấp phép: 4-5 ngày làm việc

  • Khắc con dấu công ty: 01 ngày làm việc

  • Công bố mẫu dấu: 01 ngày làm việc

  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp: 01 ngày làm việc

8. Tư vấn các công việc cần làm sau khi hoàn tất thành lập công ty GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:

  • Đặt biển và treo biển công ty tại trụ sở đăng ký của công ty theo quy định.

  • Tiến hành nộp tờ khai lệ phí môn bài: Trong năm đầu tiên thành lập, doanh nghiệp được miễn môn bài nhưng vẫn phải nộp tờ khai. Từ năm thứ hai trở đi, nộp lệ phí môn bài theo mức sau: Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống: 2.000.000 VNĐ, trên 10 tỷ: 3.000.000 VNĐ.

  • Nộp thông báo tính thuế giá trị gia tăng. Doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, kinh doanh thì được chọn khai thuế GTGT theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng, sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề [đủ 12 tháng] để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.

  • Mở tài khoản ngân hàng, thông báo tài khoản ngân hàng.

  • Mua chữ ký số, hóa đơn điện tử: Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giao dịch nhằm dễ dàng quản lý và tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

  • Thuê luật sư rà soát và soạn thảo các văn bản nội bộ chuẩn theo quy định.

LIÊN HỆ VỚI LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN:

Công ty Luật Hoàng Sa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực tư vấn pháp luật như:

Video liên quan

Chủ Đề