Thời điểm lập hóa đơn dịch vụ vận tải

Thời điểm xuất hóa đơn GTGT khi bán hàng hóa, dịch vụ luôn là vấn đề mà tổ chức kinh doanh đáng quan tâm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Công ty Đại lý thuế Việt An xin cung cấp cho quý khách các thông tin đầy đủ như sau:

Căn cứ vào khoản 2 điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC về cách lập một số tiêu thức cụ thể như sau:

Thời điểm xuất hoá đơn khi bán hàng hoá:

“Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Ví dụ: Ngày 25/08/2019 Đại Lý thuế Việt An có xuất hàng khỏi kho bán cho khách hàng, đã ký biên bản bàn giao hàng à Thì ngày 25/08/2019 công ty phải xuất hoá đơn [Không phân biệt đã thu đươc tiền hay chưa].

Thời điểm xuất hoá đơn cung ứng dịch vụ:

“Ngày lập hóa đơn đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”

Ví dụ: Công ty A cung cấp dịch vụ du lịch từ ngày 25/08/2019-30/8/3019 cho công ty B thì ngày 30/8/2019 công ty A sẽ xuất hoá đơn.

Thời điểm xuất hoá đơn cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình:

“Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy [7] ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua”

Thời điểm xuất hoá đơn xây dựng, xây lắp:

“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.”

Lưu ý:

-Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Thời điểm xuất hoá đơn hàng xuất khẩu

“Ngày lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu do người xuất khẩu tự xác định phù hợp với thỏa thuận giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu. Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.”

Thời điểm xuất hoá đơn xăng dầu

“Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh; cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán, ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của hai bên, nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.”

Để biết thêm các thông tin liên quan đến thuế cũng như các dịch vụ kế toán thuế, Quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0988.856.708 để Công ty Đại lý thuế Việt An được hỗ trợ cho quý khách một cách nhanh chóng, kịp thời.

Hỏi: Căn cứ theo khoản 4 điều 9 NĐ 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 về hóa đơn điện tử: "4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau: a] Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện [trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này], nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát [bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ], dịch vụ viễn thông [bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng], dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin [trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này] được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua.". Như vậy đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường bộ phát sinh thường xuyên và liên tục, chứng từ vận chuyển phải mất nhiều ngày để tập hợp, kiểm tra và đối chiếu thì công ty Vận chuyển với Khách hàng của mình có được thỏa thuận về ngày chốt hóa đơn trong tháng ví dụ 5 ngày xuất hóa đơn 1 lần và mỗi hóa đơn điện tử được xuất sẽ thể hiện chi tiết cước vận chuyển của các chuyến trong 5 ngày đó không?

Đáp: 

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 123/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thời điểm lập hóa đơn:

“2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền [không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng].

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.”

Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể:

“4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt động cung cấp điện [trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này], nước, dịch vụ truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát [bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ thu hộ, chi hộ], dịch vụ viễn thông [bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng], dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin [trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này] được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với người mua...”

Căn cứ Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:

- Tại điểm a, khoản 1 Điều 24 quy định:

“1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;”

- Tại khoản 3 Điều 24 quy định:

“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.”

- Tại điểm a, khoản 4 Điều 24 quy định:

“4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp Độc giả có công ty hoạt động vận chuyển hàng hóa thông thường bằng đường bộ không thuộc các trường hợp cung cấp dịch vụ cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 123/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Về thời điểm lập hóa đơn, Độc giả thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định số 123/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ [có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2022]. Trường hợp Độc giả lập hóa đơn không đúng thời điểm khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. 

Cục Thuế tỉnh Đồng Nai thông báo để Độc giả biết và thực hiện đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật./.

Theo BTC

Giá trị nghiệm thu đợt này là 100 tỷ đồng [tương ứng phần vốn BOT 50 tỷ đồng và phần vốn VGF 50 tỷ đồng]. Đơn vị thi công đã xuất hóa đơn cho công ty bà Ngọc là 100 tỷ đồng.

Bà Ngọc hỏi, công ty bà có phải xuất hóa đơn cho cơ quan nhà nước quản lý phần vốn VGF hay không? Nếu xuất hóa đơn thì thời điểm là theo từng đợt nghiệm thu, hay tại thời điểm thi công xong, hay tại thời điểm bàn giao cho nhà nước? Nếu xuất hóa đơn thì phải định khoản như thế nào?

Cục Thuế tỉnh Quảng Bình trả lời vấn đề này như sau:

Về xuất hóa đơn và thuế, căn cứ Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ:

"Điều 4. Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua [bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ [trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]; xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa] và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này…".

Căn cứ Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về thời điểm xuất hóa đơn như sau:

"Điều 9. Thời điểm lập hóa đơn

1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa [bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia] là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền [không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để bảo đảm thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: Kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng].

3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như sau:

… c] Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

d] Đối với tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng:

d.1] Trường hợp chưa chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì thời điểm lập hóa đơn là ngày thu tiền hoặc theo thỏa thuận thanh toán trong hợp đồng.

d.2] Trường hợp đã chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng: Thời điểm lập hóa đơn thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này".

Căn cứ Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng [GTGT] và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT quy định:

"Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT

1. Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

… 4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.

5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền…".

Căn cứ các quy định nêu trên, với tình huống của bà Ngô Minh Ngọc, thì khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

Đề nghị bà căn cứ vào tình hình thực tế của công ty đối chiếu với nội dung hướng dẫn nêu trên để thực hiện đúng quy định của pháp luật về hóa đơn và thuế.

Về hạch toán kế toán, đề nghị bà Ngọc căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành để hạch toán, định khoản đúng quy định.

Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, bà có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình được đăng tải trên website //quangbinh.gdt.gov.vn hoặc liên hệ số điện thoại: 0232 3 829 935 để được hỗ trợ.

Chinhphu.vn


Video liên quan

Chủ Đề