Bài học rút ra từ cuộc khởi nghĩa Yên the

Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại? bài học rút ra cho các tổ chức khác lúc đó là gì?

CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO NÔNG DÂN YÊN THẾ2.1. Hoàn cảnh địa lýKhởi nghĩa Yên Thế trong quá trình phát triển đã hoạt động trên địabàn khá rộng, bao gồm các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, nay thuộctỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Lạng Sơn... Nhưng nơi phát sinh cũng là địabàn hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa là phía bắc huyện Yên Thế xưa quêngọi là Yên Thế Thượng.Huyện Yên Thế ở phía Tây Bắc thị trấn Bắc Giang, phía bắc huyệnYên Thế là dãy núi Cai Kinh, vừa hiểm trở một bức tường thành kiên cố. Phíađông Yên Thế là con sông Thương giống như một đường gianh giới tự nhiên.Phía Tây Bắc Yên Thế giáp với những khu rừng rậm rạm tỉnh Thái Nguyên,phía tây là miền đất Quang Đăng, mặt tây và nam Yên Thế giáp với huyệnLạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên.Địa hình Yên Thế chia làm hai phần khá rõ. Từ Cao Thượng xuốngphía nam, xưa quen gọi là Yên Thế Hạ, là miền đất tương đối bằng phẳng từCao Thượng ngược lên phía bắc qua Nhã Nam, chợ Gồ, Mơ Trang xưa là YênThế Thượng - nơi phát sinh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Nơi đây có rừngrậm rạp, cây cối um tùm, tầm mắt bị bỏ hẹp.Khí hậu Yên Thế chia làm hai vùng rõ rệt, Yên Thế Hạ có khí hậutrung du điển hình: khô ráo, ấm áp. Nhưng Yên Thế Thượng có khí hậu khắcnghiệt hơn.Với địa hình rừng núi Yên Thế, nghĩa quân dễ giấu mình và tổ chứcđánh phục kích. Những loại vũ khí của Pháp như: đại bác, súng máy, lựu đạnhầu như không phát huy tác dụng. Một số sĩ quan Pháp phải thừa nhận “tráivới bắn nhanh không thể có một hiệu quả nào để chống lại một đối tượngđược ẩn náu kín như vậy vì tầm nhìn và tầm ngắn hạn chế. Đại bác nòng dàiđòi hỏi sự ngắm bắn chính xác, không thể thực hiện được với một kẻ hù mà takhông sao xác định được chính xác họ ở vị trí nào và mảnh đạn mất hút trongcác bụi rậm ...”.2.2. Nguyên nhânCuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp bắt đầu ở Trung Kì, NamKì từ những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX, đã lan ra Bắc Kì những năm 70 vàđược đẩy mạnh trong những năm 80 cho đến cuối năm 1884 thực dân pháp cơbản đã chiếm đóng xong Bắc Kì, nhưng riêng vùng Bắc-Đông Bắc Kì, nằmchỗ gáp gianh giữa tỉnh Lạng Sơn và Thái Nguyên cụ thể là phía bắc tỉnh BắcGiang. Trong đó có huyện Yên Thế mà chúng chưa làm chủ được. Nhân dânở đây nhất là nhân dân vùng núi Yên Thế với những lực lượng vũ trang đã cóhoặc mới lập, kiên quyết đánh trả tất cả các cuộc hành quân xâm lược củathực dân pháp, để bảo vệ vùng đất của mình: Yên Thế từ đó trở thành căn cứkháng chiến mạnh nhất ở bắc kì trong hàng trục năm tiếp theo và là mối lothường trực của thực dân Pháp.Nhân dân Yên Thế cũng giống như nhân dân cả nước vốn có mộttruyền thống dân tộc rất cao. Không chấp nhận nô nệ cho ngọai quốc đã tựđộng cầm súng chống lại thực dân pháp để bảo vệ quê hương, làng xóm. Đólà nguyên nhân sâu xa của cuộc khởi nghĩa, song cuộc khởi nghĩa nhân dânYên Thế, nguyên nhân sâu xa ấy gắn liền với một nguyên nhân có tính địaphương khá rõ. Ở Yên Thế nhiều năm trước đây đã hình thành một cộng đồngcư dân với những nữ đặc biệt. Đó là cuộc sống tự do so với nông dân cónhững vùng có sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền phong kiến, để bảo vệcuộc sống đó, cư dân nơi đây dã xây dựng lực lượng vũ trang nhiều lần chốnglại chính quền phong kiến và đã ở trong tình trạng khởi nghĩa thường trựccuộc hành quân càn quét của thực dân Pháp vào vùng này từ năm 1884 đã uyhiếp nghiêm trọng cuộc sống cư dân nơi đây. Cuộc khởi nghĩa vũ trang chốngpháp là sự kế thừa cuộc chiến đấu tự vệ cũ của địa phương, hướng mũi nhọnvào kẻ thù dân tộc của địa phương là thực dân Pháp và bọn phong kiến taysai.2.3. Lực lượng lãnh đạoa] Các thủ lĩnh nghĩa quânTừ năm 1884 đến trước những năm 1890, tức là khi Đề Thám nổi lênnhư một thủ lĩnh xuất sắc, ở Yên Thế có rất nhiều thủ lĩnh chống Pháp hoạtđộng cùng một lúc.Đáng chú ý nhất trong số các thủ lĩnh là Lương Văn Nắm [Đề Nắm tứcĐề Hả]. Ông người làng Hả, trước khi Pháp đến, ông đã được dân ba làng Hả,Lèo [Hữu Thượng], Mạc [Luộc Hạ] cử cầm đầu một toán vũ trang tự vệchống giặc cướp. Sau vì xung đột với tiên chỉ làng Tràng, Lương Văn Nắmmộ quân khởi nghĩa chiếm làng Hả lập căn cứ để chống lại. Sau có khá nhiềunông dân bất mãn theo về với ông như Thống Sặt ở làng Sắt, Đề Cúc ở PhúcĐình, Đề Huỳnh ở làng Mạc. Đề Hậu ở Nhã Nam, Thống Ngò, Thống Trứ ởVân Cầu, Thượng Biên ở Sậy Hạ, Cai Hậu ở Dương Lâm, Đề Gạo ở TrũngMễ, Đề Sử ở Dĩnh Thép... Khi Pháp mới đến Yên Thế, Đề Hả đã có trong taymột lực lượng vũ trang khá đông, mạnh và có uy tín nhất trong vùng. Ông tựxưng là Tả quân thống tướng, cùng nhiều toán nghĩa quân khác như Bá Phức,Chánh Tả, Đề Tước, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung, Đề Chung [tức ĐềThám]....xây dựng các công sự ở Yên Thế để chống Pháp.Bá Phức người làng Trũng. Khi Pháp đến, mộ quân đánh Pháp, rồicùng Thống Luận theo Hoàng Đình Kinh. Khi Hoàng Đình Kinh bị bắt và bịgiết, Bá Phức trở lại Yên Thế chống Pháp. Sau khi các cuộc càn quét củaPháp vào vùng Thượng Yên Thế cuối năm 1891, Bá Phức hàng Pháp, đượcchúng cho chức Thương tá và dùng làm tay sai để chống Đề Thám.Tránh Tả và Đề Tước người làng Mi Điền [Chánh Tả là bố Cả Huỳnh;Đề Tước là bố Cai Tề, Cả Huỳnh và Cai Tề sau là hai nghĩa quân thân tín củaĐề Thám]. Hai ông đến lập trại khai hoang ở Mi Điền. Khi Pháp đến, hai ôngmộ quân khởi nghĩa, chiến đấu một thời gian rồi chết.Thống Luận theo Bá Phức ra hàng Pháp, nhưng khonng được Pháptrọng dụng.Vốn là chỗ quen thân với Đề Thám nên tuy đã hàng Pháp, Thống Luậnkhông có ý làm hại Đề Thám. Theo dư luận của nhân dân địa phương, ThốngLuận còn che chở đùm bọc cho Đề Thám khi lâm vào tình thế khó khăn.Các thủ lĩnh khác như Đề Thuật, Đề Chung, Đề Lâm, Tổng Tài, hiệnchưa tìm thấy tài liệu về nguồn gốc, xong trước năm 1892 mỗi người đều cầmđầu một nhóm nghĩa quân và đã cùng Đề Nắm, Đề Dương, Bá Phức xây dựngcông sự ở Thượng Yên Thế, phía trên Cầu Gồ cùng nhau ngăn chặn các cuộccàn quét của thực dân Pháp vào vùng này. [6]Đề Thám và các nghĩa quân của ông [Nguồn: violet.com]Các bôô tướng của Đề Thám [Nguồn: violet.com]b] Thủ lĩnh Đề ThámĐề Thám tham gia chống Pháp từ sớm, song từ những năm 90 mới trởthành một thủ lĩnh nổi bật. Về thân thế của Đề Thám, có nhiều nguồn rất khácnhau. Song gần đây, dựa vào các tài liệu tham khảo nghiên cứu của các nhàsử học, của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đã có thể có được sự hiểubiết tương đối rõ về vấn đề này.Đề Thám người ở làng Dị Chế huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên. Ôngsinh khoảng năm 1859, trong một gia đình nhà Nho nghèo. Cha là TrươngVăn Thân .Ông Thân học khá nhưng thi mãi không đậu , nên chán nản , đưacả nhà lên Sơn Tây. Ở đây, ông theo Nguyễn Văn Nhàn khởi nghĩa chốngtriều đình. Cuộc khởi nghĩa thất bại, vợ chồng ông Thân cùng em trai trốnthoát, đổi sang họ Đoàn để tránh bị truy lùng. Nhưng sau đó, bọn hào lý địaphương tố giác, ông Thân bị bắt giải về kinh, bà Thân bị giết, người em trailúc ấy đang bế cháu là Đề Thám đi chơi nên chạy thoát sang Yên Thế, đổi tênmình là Quát, tên cháu là Thiêm, và ngụ cư ở làng Trũng. Khi người chú chết,Thiêm phải đi chăn trâu cho nhiều gia đình như Khán Tích, Cai Nghị, rồi sauđó được Bá Phức nhận làm con nuôi, lấy vợ là Thị Tảo. Khi Bá Phức nổi dậychống Pháp, Thiêm đi theo và đổi tên thành Đề Dương. Năm 1885, Đề Dươngcùng Bá Phức và Thống Luận theo Cai Kinh, được Cai Kinh yêu mến chođược mang họ Hoàng và đổi tên thành Thám. Tên Hoàng Hoa Thám có từ khiấy.Sau khi Hoàng Đình Kinh chết, Đề Thám lại cùng Bá Phức trở về YênThế. Lúc này Đề Thám đã trưởng thành nên tách ra hoạt động riêng và trởthành một thủ lĩnh.Đề Thám người tầm thước, vai rộng, ngực nở, tóc thẳng, tóc thường cắtngắn, có khi cạo trọc, mắt một mí, dáng đi chậm chạp, nói năng từ tốn, nhỏnhẹ. Được rèn luyện nhiều trong lao động và chiến đấu. Vì vậy, Đề Thám cóthể một mình đánh lại hàng chục tên địch.Về tính cách, đạo đức và sinh hoạt của Đề Thám, Barthouet viết:“Đề Thám không giàu có gì. Ở nhà ông ta vào đầu năm 1909, chỉ cóchừng 100 tấn thóc. Trong nhà không có lấy một chút tiện nghi, nhà lợp tranh,đồ đạc cũ kỹ. Tất cả tài sản của ông ta là ở các ruộng lúa ven rừng, và nhữnglễ vật do các làng biếu xén… Về khoản sau này, ông ta có thể đòi hỏi nhiềuhơn, nhưng ông ta không hề lạm dụng. Con người ấy quả không tham lam…Đó là một điều bí ần, ông ta chỉ có đất, có rừng và cái tự do của chính mình.Ông rất cảnh giác, không bao giờ cởi mở hết mình với bất kì ai…, không ai cóthể chỉ ra được thật chính xác có cái gì ở tận đáy lòng, trong chiều sâu củatâm hồn ông ta”.“Ông ta có những tài năng lớn của một chiến binh. Sẽ là hèn hạ nếukhông công nhận điều đó”. [7]HOÀNG HOA THÁM [1851- 1913][Nguồn: VNTTX]c] Lực lượng tham gia nghĩa quân.Vì khởi nghĩa Yên Thế mang tính chất nông dân nên lực lượng chủ yếulà nông dân nhèo vùng yên thế và các vùng lân cận, đi theo phong trào để đấutranh giành lại cuộc sống bình yên.2.4. Diễn biến cuộc khởi nghĩaKhởi nghĩa Yên Thế trải qua 4 giai đoạn.Giai đoạn 1 [1884-1982]:Giai đoạn này các nghĩa quân còn hoạt động lẻ tẻ, chưa có sự phối hợpvà chỉ huy thống nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng trục toán nghĩa quân củaĐề Nắm, Bá Phức Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung...Về phía Thực dân Pháp, ngay từ năm 1884 đã coi vùng Yên Thế là mộttrong những trọng điểm bình định ở miền trung du Bắ Kì, song chưa thể tậptrung lực lượng để tiến hành.Tháng 12 – 1885, Diguet đem 300 quân vào càn quét Yên Thế, nhưngchúng phải rút lui về vì bị nghĩa quân đánh chặn ở gần Hữu Thượng và mỏNa Lương.Tháng 10 – 1887, chúng lại cho quân thám sát đường từ Yên Thế điLạng Sơn, rồi đến tháng 2 – 1889 lập đồn Bố Hạ và một đồn lính khố xanh ởBỉ Nội. Từ tháng 8 đến tháng 9 năm 1889, Đại úy Gorce đem quân càn quétchiếm Tế Lộc, áp sát Hữu Thượng song phải ngừng cuộc hành quân để đốiphó với Đội Văn lúc ấy phản chiến đem theo 100 tay súng đang kéo về YênThế.Vào cuối năm 1890, sau khi đã đàn áp xong khởi nghĩa Cai Kinh vàĐội Văn, thực dân Pháp lại mở những cuộc hành quân lớn để càn quét vùngThượng Yên Thế.Tháng 11 – 1890, tướng Godin chỉ huy 800 quân với 5 sơn pháo và 2pháo thuyền từ nhiều ngả đáng vào Yên Thế. Lúc này bộ phận của nghĩa quânĐề Thám đóng ở đồi Yên Ngựa giáp làng Cao Thượng đã giành thắng lợi. Từđầu đến cuối tháng 12 – 1890, quân Pháp tấn công vào Hố Chuối nhiều lần.Đầu tháng 12 – 1890, quân đội Pháp bắt đầu mở cuộc tấn công HốChuối, sáng ngày 9 – 12, từng loạt súng vang lên phá tan cái tĩnh mịch củakhu lòng pháo 80 ly do Đại úy Plessier chỉ huy theo đường Lèo ồ ạt tấn côngmặt Bắc công sự chính.Ngày 11 – 12, quân Pháp lại ồ ạt kéo đến, lần này chúng huy động286 lính gồm 100 lính thủy quân lục chiến, 50 lê dương và 136 lính khố đỏvới 1 sơn pháo 80 ly do trung tá Tane chỉ huy. Một lần nữa, chúng không thểtìm được đường vào.Mười một ngày sau 22 – 12 địch trở lại. Lần này chúng huy độnglực lượng đông hơn: 589 quân địch gồm cả thủy quân lục chiến, lê dương,khố đỏ và 3 khẩu sơn pháo. Một lần nữa, chúng lại không thể vượt qua hệthống cộng sự của quân ta.Ngày 2 – 1 – 1891, quân Pháp tổ chức cuộc tấn công lần thứ 4. lần này,Pháp huy động 1060 lính do Đại tá Frey chỉ huy bao vây Hố Chuối. Trướcsức mạnh của địch, quân của Đề Thám phải rút về Đồng Hom. Tranh thủ thờicơ, chúng tiến nhanh vào vùng Nhã Nam vừa tổ chức các cuộc càn quét, vừaxây dựng các đồn bốt để bao vây nghĩa quân.Để chặn các cuộc càn quét của địch, ta đã xây dựng hệ thống cứ điểmvới 7 hệ thống công sự ở phía Bắc Yên Thế do: Đề Thám, Bá Phức, Đề Tâm,Đề Tuất, Đề Chung, Tổng Tài chỉ huy. Lúc này Đề Thám là thủ lĩnh có uy tínnhất.Tháng 3 – 1892, Pháp huy động 2200 quân do Voatong chỉ huy ồ ạt tấncông căn cứ nghĩa quân, do sự tương quan lực lượng nên nghĩa quân bị sa sút.Tháng 4 – 1892 Đề Nắm bị sát hại, sau đó nhiều thủ lĩnh đã ra hàng.Riêng Đề Thám vẫn ở lại Yên Thế nhưng rút về Bằng Cục để xây dựng lựclượng tiếp tục chiến đấu.Đến đây, chấm thời kì hoạt động của các toán vũ trang riêng lẻ ở YênThế.Bản đồ khởi nghĩa Yên Thế [1884-1913][Nguồn: violet.com]Giai đoạn 2 [1893-1897]:Đây là giai đoạn thực dân Pháp đang ra sức bình định phong trào khángchiến của nhân dân Việt Nam để chuẩn bị cho tiến tới chuẩn bị cho công cuộckhai thác thuộc địa, do vậy những lúc chúng tìm cách thương lượng, nhằmlàm tan rã lực lượng, vì vậy nghĩa quân hai lần đình chiến với Pháp, lần thứnhất vào tháng 10/1894, lần thứ hai vào tháng 12/1897.Để tiếp tục phong trào đấu tranh chống Pháp, sau khi Đề Nắm hi sinh,Đề Thám khôi phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xungquanh, ra sức hoạt động, không ngừng mở rộng địa bàn, năm 1894 nghĩa quântrở về xây dựng căn cứ Hố Chuối, mở rộng địa bàn hoạt động xuống BắcNinh, Bắc Giang.Trong nước lúc này phong trào Bãi Sậy, Ba Đình và các đội nghĩa quânkhác dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh Đốc Ngữ, Đề Kiều…đều tan rã, nênthực dân Pháp càng có điều kiện để đàn áp khởi nghĩa Yên Thế.Về phía nghĩaquân Yên Thế tuy dánh được một số thắng lợi nhung lực lượng suy yếu rõ rệt,Đề Thám thấy cần phải hòa hoãn với Pháp để củng cố lực lượng.Thực dân Pháp dùng bọn tay sai như tổng đốc Bắc Ninh là Lê Hoancùng với Bá Phức mua chuộc dụ hàng Đề Thám,nhưng không thay đổi đượctinh thần chống Pháp của ông,mặt khác chúng tiến hành các vụ mưu sátnhưng không thành.Tháng 5/1894,viên công sứ Bắc Ninh là Mydelie cùng với tổng đốc LêHoan dẫn một lực lượng lớn quân Pháp và lính khố xanh được pháo binh yểmtrợ tấn công căn cứ Hưu Nhuế. Dựa vào địa hình công sự, nghĩa quân ĐềThám chờ địch tới gần nổ súng bất ngờ, khiến hàng chục tên lính Pháp bịchết, viên Công sứ và một số lính khác bị thương. Sau thất bại này,ngày17/9/1894 nghĩa quân Đề Thám dưới sự chỉ huy của Bang Kinh tổ chứcmai phục đường xe lửa giữa đoạn suối Gềnh và Bắc lệ bắt sống Setnay-la mộttrong hai chủ nhiệm tờ báo tương lai Bắc Kỳ, và là chủ đồn điền ở vùng YênThế. Có danh tiếng trong giới tư sản địa chủ Pháp.Trước sức ép của dư luận báo chí và chính giới tư sản đồn điền Phápmuốn giảng hòa với nghĩa quân nhằm kết thúc bình định, và làm tan rã nghĩaquân, 25/10/1894 cuộc thương lượng đi vào hồi kết:- Quân Pháp phải rút khỏi khu vực Yên Thế.- Đổi lại, nghĩa quân trao trả hai con tin cho Pháp, trong đó có Setnay bịnghĩa quân bắt giữ.- Giao các tổng: Yên Lễ, Hữu Thượng, Mục Sơn, Nhã Nam cho nghĩa quânkiểm soátTranh thủ thời gian hòa hoãn, nghĩa quân ra sức củng cố lực lượng,nhưng không được bao lâu, thì thực dân Pháp bội ước, tổ chức tấn công nghĩaquân anh dũng chống trả. Để tránh phải đụng đầu lớn với địch, Đề Thám chủtrương chia nghĩa quân thành nhiều toán nhỏ, phân tán hoạt động trong vùngrừng và làng mạc.Nghĩa quân di chuyển hoạt động trông bốn tỉnh: Bắc Ninh,Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên.Mục tiêu của thực dân Pháp là tiêu diệt nghĩa quân Đề Thám: Ngày7/10/1895 thực dân pháp ra lệnh cho Đề Thám đến Bắc Ninh để yết kiến PhủThống sứ Bắc Kỳ, biết rõ âm mưu của thực dân Pháp,nên Đề Thám khôngđi,Đề Thám lúc này có 300 quân, Pháp đoán nghĩa quân Đề Thám đóng ởtamn giác Bố Hạ -Nhã Nam -Mỏ Trạng, nên chung đã huy động 2000 quânbao vây khu căn cứ, rồi gửi tối hậu thư bắt Đề Thám phải đầu hàng.Ngày 29/11/1895 thực dân pháp huy động đội quân lớn có cả pháo 80ly, chiến sự diễn ra ác liệt trên cả vùng rừng Bãi Mét cách Phồn Xương 2kmquân Pháp chiếm được một số đồn, song có nhiều tên phải đền mạng vì xaxuống hố có cắm mũi chông tẩm thuốc độc.Sáng ngày 30-11-1895, quân Pháp lại tấn công tiếp, nhưng nghĩa quânđã rút khỏi căn cứ. Với lối đánh du kích, nghĩa quân gây cho quân pháp nhiềuthiệt hại, tuy nhiên, nghĩa quân cũng gặp nhiều khó khăn, thiếu lương ăn, vũkhí đạn dược, do phải chiến đấu liên tục lực lượng bị suy yếu.Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám xin giảng hòa lần thứ hai. Về phíapháp cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Tháng12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa pháp và nghĩa quân Yên Thế được kí kết.Theo hiệp ước, nghĩa quân phải nộp cho pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh.Đề Thám bề ngoài tỏ ra tuân thủ, nhưng bên trong vẫn ra sức ngầm củng cốlực lượng chờ cơ hội thuận lợi hơn lại tiếp tục chiến đấu.Giai đoạn 3 [1898-1908]:Ngược lại với âm mưu thâm độc của thực dân Pháp là làm lực lượng nghĩaquân tan rã, trong suốt trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân vẫn tồn tạivà giữ vững tinh thần chiến đấu.Tại căn cứ Phồn Xương nghĩa quân vẫn sảnxuất tự túc vừa sắm sửa vũ khí, ra sức tập luyện. Do vậy lực lượng Phồnxương dù chỉ có 200 người nhưng rất thiện chiến. Đồng thời Đề Thám cũngmở rộng quan hệ với những nhà yêu nước ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.Giang sơn Yên Thế kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống Phápvà là nơi lui tới của nhiều chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ XX. Sau lần cử người lênliên lạc với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám tại đồn Phồn Xương vào mùa thunăm 1902 không thành vì chưa tạo được niềm tin, tháng 11 năm ấy, Phan BộiChâu đích thân tới gặp Đề Thám chưa được Đề Thám tiếp vì lí do ốm tại đồnPhồn Xương nhưng được Cả Rinh, Cả Huỳnh và Cả Trọng đón tiếp trọng thịvà thỏa thuận nếu Trung Kỳ khởi nghĩa trước thì nghĩa quân sẵn sàng hưởngứng.Vì mong muốn có lực lượng chống Pháp đông đảo, cuối cùng năm1906, Phan Bội Châu từ nhật bản về Quảng Tây [Trung Quốc] vào Lạng Sơnbôn ba lên Định Hóa [Thái Nguyên] để gặp Lường Tam Kỳ nhưng khi biếtLường đã theo Pháp, ông liền quay về Phồn Xương và được Hoàng HoaThám đón tiếp nồng nhiệt. Ở lại Yên Thế 10 ngày, Phan Bội Châu và ĐềThám đã mật ước về vấn đề sau.Về phía Đề Thám: Tham gia Duy Tân hội, dung nạp những nghĩa sĩTrung Kỳ chạy ra Bắc, khi nào Trung Kỳ khởi nghĩa thì nghĩa quân tiếp ứngVề phía Phan Bội Châu: Khi nào đồn Phồn Xương tác chiến thì Trungkì nổi lên viện trợ,khi có chiến sự thi Duy Tân hội phải giúp về mặt ngoạiviên và thực lực… Đề Thám còn lập một đồn Tú Nghệ dành cho nghĩa quânmiền Trung ra huấn luyện quân sự.Giữa năm 1906 Phan Chu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám nhữngđề xuất của ông đề cập tới vấn đề cải cách không có sức lôi cuốn với ĐềThám, nhưng Đề Thám khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Chu Trinh.Lợi dụng thời gian hòa hoãn với nghĩa quân thực dân Pháp ra sức lậpđồn bốt, mở đường giao thông…nhằm đánh đòn quyết định vào căn cứ YênThế. [9]Giai đoạn 4 [1909-1913]:Người yêu nước đã gây ra vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội [6/1908]trong đó có sự tham gia của nghĩa quân Đề Thám, thực dân Pháp tập trung lựclượng tấn công vào căn cứ.Tháng 1/1909, đại tá Batay chỉ huy một lực lương lớn gồm 15000 quâncả lính ngụy và lính pháp ồ ạt tấn công vào Yên Thế. Trước sức mạnh củađịch,vừa chống đỡ, vừa chuyển lực lượng xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, BắcNinh, rồi rút sang Tam đảo, Thái Nguyên. Bị quân Pháp truy kích nghĩa quânchống trả quyết liệt và gây cho địch nhiều thiệt hại, điển hình là các trận đánhở đồn Hom thuộc Yên Thế [31-1-1909], núi Hàm Lợn ở Tam Đảo thuộc PhúcYên [15-3-1909]. Quân pháp tăng cường kiểm soát kìm kẹp nhân dân để côlập nghĩa quân, khiến cho nghĩa quân ngày càng gặp nhiều khó khăn về hậucần, vũ khí trang bị, trong chiến đấu lực lượng bị tổn thất, rồi suy yếudần.Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh hi sinh hoặc sa vào tay giặcnhư Cả Huỳnh, Cả Trọng, Cả Tuyển… một số ra hàng như Cả Rinh, CaiSơn… đến đây phong trào được xem là thất bại về căn bản.Trở lại Yên Thế,ngày 10/2/1913, Đề Thám bị giết hại tại khu rừng cáchchợ Gồ 2km, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế.[9]2.5. Kết quả và bài học kinh nghiệmCuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế đã thất bại sau 30 năm hoạtđộng chiến đấu, mặc dù cuộc khởi nghĩa chỉ mang tính tự phát và nổi dậy đấutranh cho cuộc sống bình yên của địa phương, nhưng những gì mà Đề Thámcùng các tướng lĩnh và nhân dân Yên Thế nói riêng và nhân dân Bắc Kỳ làmđược đã để lại cho ta nhiều bài học kinh nghiệm về tình đoàn kết, anh dũngtrong lao động và sản xuất, bài học về tổ chức lực lượng, phương thức tácchiến và xây dưng căn cứ. Cuộc khởi nghĩa đã gây cho Pháp và bè lũ tay sainhiều phen kinh hồn bạt vía, và thiệt hại nặng nề.Cuộc khởi nghĩa Yên Thế thất bại cũng một lân nữa đặt ra một yêu cầucấp thiết, cơ bản là phải có đường lối đấu tranh tiên tiến một lực lượng lãnhđạo tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của lịch sử và xu thế thời đại.2.6. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sư• Nguyên nhân thất bại.Nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế cũng là nguyên nhân thấtbại chung của phong trào chống đế quốc của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX vàđầu thế kỷ XX. Cuối thế kỷ XIX, bộ phận sỹ phu phong kiến yêu nước đãkhông tìm được con đường đúng đắn để tiến hành công cuộc cứu thắng lợi.Tư tưởng phong kiến, một tư tưởng đã mất hết sức sống, không còn khả nănglôi cuốn và tập hợp nhân dân cứu nước. Vì vậy các cuộc kháng chiến chốngPháp thời gian này thiếu hẳn một sự liên kết cần thiết, phân ra từng mảng, côlập với nhau, rất dễ bị kẻ địch đàn áp. Khởi Nghĩa Yên Thế do một thủ lĩnhnông dân lãnh đạo ít liên hệ với các văn thân, sỹ phu yêu nước, nổ ra trongmột vùng rừng núi còn hoang vu, hẻo lánh, lại càng ít gắn bó với phong tràochung. Khi lực lượng đàn áp của kẻ địch đang còn phải chia sẻ để đối phó vớiphong trào kháng chiến ở nhiều nơi, cuộc khởi nghĩa đã dựa được vào thuậnlợi đó để phát huy sức mạnh của mình. Nhưng từ sau năm 1895, khi cácphong trào kháng chiến ở các nơi đã bị dập tắt, khi kẻ địch tập trung được cácbiện pháp trấn áp vào Yên Thế, cuộc khời nghĩa không còn đủ sức để đềkháng có hiệu quả được nữa mà đã rơi vào tình trạng suy yếu khá rõ từ đầunăm 1896. bước sang năm 1897, Đề Thám đã phải tìm đến chuyện xin hòa đểtránh khỏi bị tan rã hoàn toàn.Đầu thế kỷ XX, các sỹ phu yêu nước lớp mới nhờ tiếp thu ảnh hưởngcủa tư tưởng và trào lưu cách mạng mới trên thế giới, đã tác động được mộtphong trào yêu nước giải phóng dân tộc trong cả nước. Nhưng các sỹ phu yêunước này, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng không có đượcmột giai cấp xã hội mạnh làm hậu thuẫn, đã không tìm ra được một đường lốicách mạng đúng đắn. Tư tưởng dân chủ tư sản còn rất hời hợt của các ông đãkhông đáp ứng được nguyện vọng của tòa dân – chủ yếu là nông dân – nêncũng không có sức cổ vũ và lôi cuốn đông đảo nhân dân và của cách mạng.Tác động của phong trào nói chung và của cá nhân Phan Bội Châu nói riêngđối với khởi nghĩa Yên Thế vì vậy cũng không đủ sức thuyết phục để có thểlàm chuyển biến sâu sắc nhận thức của Đế Thám và lôi cuốn cuộc khởi nghĩavào một con đường cách mạng mới. Tính chất bảo thủ vốn có của Đề Thám,một thủ lnhx nông dân lại góp phần làm cho cuộc khởi nghĩa không gắn bóđược với phong trào cách mạng ấy. Khởi nghĩa Yên Thế do đó không pháttriển lên được. Trong tình hình như thế lực lượng nghĩa quân không đủ sức đểchống lại sự phản công khá mạnh của kẻ địch.• Ý nghĩa Lịch SửKhởi nghĩa Yên Thế cung cấp cho chúng ta thêm một dẫn chứng đầysức thuyết phục về sức mạnh tiềm tàng của nông dân. Tuy chưa được sự giáodục và lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến mà mới chỉ được sự dìu dắt của mộtthủ lĩnh có tài, nông dân ở một vùng nhỏ hẹp như Yên Thế đã phát huy đượcmột sứ mạnh kỳ diệu, áp đảo được cả sức mạnh của một quân đội vào hàngtiên tiến nhất nhì thế giới, làm cho bộ máy chính quyền của thực dân Phápphải lúng túng. Sức mạnh ấy đã góp phần củng cố lòng tin và tự hào dân tộclúc đương thời và cũng như mãi sau này. Sức mạnh ấy nếu được khai thácdồng đều và triệt để sẽ có thể đào sông lấp biển, hoàn thành được những sựnghiệp lớn lao. Những thành tựu to lớn mà dân tộc ta đã đạt được trong sựnghiệp cách mạng giải phóng dân tộc từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đếnnay, có nguyên nhân rất căn bản là do Đảng Cộng Sản Việt Nam đã biết khaithác và sử dụng sức mạnh tiềm tang đó của nông dân trong cả nước.Sức mạnh chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của khởi nghĩa Yên Thế cũngnhư sự thất bại của nó cũng chỉ ra bài học quý báu là: muốn khai thác và sửdụng được lực lượng của nông dân, trước hết phải hết sức quân tâm đến lợiích của họ – lợi ích độc lập tự do và ruộng đất. Vấn đề này, trong khởi nghĩaYên Thế chưa được giải quyết triệt để, mà mới chỉ được đặt ra một cách tựphát ở dạng tiểu nông tự do trước khi Pháp đến, hoặc ở dạng sở hữu vàhưởng thụ tập thể kết hợp với hình thức tổ chức quân sự như đồn Phồn Xươngtừ 1897 đến 1908. Mặt khác phải tiến hành một cách kiên trì liên tục và chuđáo công tác giáo dục để họ khắc phục được tư tưởng tư hữu, bảo thủ, hẹphòi, tính chất tự phát, phân tán, để họ tự nguyện đi vào con đường cách mạngtiên tiến, mới phát huy được triệt để và lâu dài được tiềm lực cách mạng củahọ.Khởi nghĩa Yên Thế chưa được giáo dục và giác ngộ theo một tư tưởngcách mạng tiên tiến, nên chưa được khắc phục được những nhược điểm vốncó của nông dân, mà ở nghĩa quân Yên Thế là tư tưởng bảo thủ, thụ độngtrước trào lưu cách mạng, là sự ràng buộc quá chặt vào một quyền lợi nhỏ hẹpcủa một địa phương, một tập thể nhỏ nông dân.Khởi nghĩa Yên Thế cũng để lại cho lịch sử dân tộc một trang đẹp đẽ, ởđó khắc họa được khá sâu sắc chủ nghĩa anh hùng dân tộc qua hình tượng củaĐề Thám và nhiều nghĩa quân ưu tú , là một giá trị tinh thần không bao giờmai một của dân tộc.Nhân dân cả nước mãi mãi trân trọng và gìn giữ những giá trị tinh thầncao đẹp đó.

Video liên quan

Chủ Đề