Bài Nổi trống lên các bạn ơi có tính chất âm nhạc như thế nào

Giáo án Âm nhạc 8 tiết 22: Học hát: Nổi trống lên các bạn ơi

Giáo án Âm nhạc 8 tiết 22: Học hát: Nổi trống lên các bạn ơi theo Công văn 551 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Âm nhạc 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

  • Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
  • Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
  • Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
  • Tổng hợp giáo án Văn 8 theo Công văn 5512

Tiết: 22

HỌC HÁT: NỔI TRỐNG LÊN CÁC BẠN ƠI

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

KIỂM TRA 15 PHÚT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức.

- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài hát. Thể hiện đúng sắc thái bài hát.

2. Kĩ năng.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, nhịp bài hát…

3. Thái độ.

- Giáo dục HS tình đoàn kết anh em của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

4. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

- Phẩm chất: Có những cảm xúc lạc quan yêu đời, những ước mơ dạt dào của tuổi trẻ trước mùa xuân và cuộc sống.

- Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt: Qua bài học giúp học sinh hình thành 5 năng lực Âm nhạc là: Năng lực thực hành âm nhạc, năng lực hiểu biết âm nhạc, năng lực trình diễn âm nhạc, năng lực cảm thụ âm nhạc, năng lực sáng tạo âm nhạc

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Đàn Organ, Loa

- Đĩa CD một số bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên và bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi!”

2. Học sinh:

- SGK âm nhạc 8; vở chép.

- Tìm hiểu trước về bài hát:

III. Phương pháp:

-Thuyết trình, đặt vấn đề, gợi mở, thực hành, hoạt động nhóm

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc nhạc và đánh nhịp bài TĐN số 5.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu vào nội dung bài học: Các em đã được học về truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân hẳn đã biết về cội nguồn các dân tộc Việt Nam. Từ truyền thuyết đó, nhạc sĩ Phạm Tuyên đã viết một bài hát để ca ngợi tình đoàn kết của các dân tộc VN- bài hát “Nổi trống lên các bạn ơi” mà hôm nay các em sẽ được học.

HĐ CỦA GV

NỘI DUNG

HĐ CỦA HS

GV ghi bảng

GV thuyết trình

GV yêu cầu

GV hỏi

GV thực hiện

GV đàn

GVđàn và h/dẫn

GV hướng dẫn

GV đệm đàn

GV yêu cầu

GV h/dẫn

I. Nội dung 1:

Học hát: Nổi trống lên các bạn ơi

Nhạc và lời: Phạm Tuyên

1. Giới thiệu tác giả, bài hát.

a. Tác giả:

- Sinh năm 1930 tại Bình Giang - Hải Dương, hiện đang sống và công tác tại Hà Nội

- Nguyên là Trưởng ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN, Trưởng ban Văn nghệ Đài Truyền hình VN, Uỷ viên Thường vụ Hội Nhạc sĩ VN.

- Có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi như: Chú voi con ở Bản Đôn [1983], Tiếng chuông và ngọn cờ [1982], Tiến lên đoàn viên…

b. Bài hát:

- HS đọc sgk/ 47

- Đọc lời ca và tìm hiểu nội dung bài hát

? Bài hát được viết ở giọng gì, tại sao? [Giọng Am- vì không có hoá biểu, nốt kết thúc là nốt la].

? Kể tên các kí hệu có trong bài? [Dấu hồi, dấu nhắc lại, dấu coda].

2. Nghe hát mẫu:

3. Chia đoạn, chia câu: [2 đoạn – đoạn 1 có 2 câu; đoạn 2 có 5 câu- câu 5 nhắc lại 2 lần]

4. Luyện thanh:

5. Tập hát từng câu:

- Đàn chậm giai điệu câu 1 từ 2-3 lần, yêu cầu hs hát nhẩm theo và sau đó gọi một vài cá nhân hát lại Cả lớp hát theo đàn

- Tập câu 2 tương tự câu 1 Nối câu 1 với câu 2

- Hát thuần thục đoạn 1

- Tập đoạn 2 tương tự đoạn 1 sau đó hát cả bài.

- Chia lớp làm 2 nhóm trình bày bài hát

- Cả lớp hát cả bài và gõ tiết tấu.

6. Hát đầy đủ cả bài:

- Chia ½ lớp hát đoạn 1, ½ lớp hát đoạn 2 sau đó đổi ngược lại.

- Hướng dẫn hs trình bày theo nhóm

- Hướng dẫn hs hát đuổi.

7. Hát hoàn chỉnh cả bài:

- Chọn tiết tấu Cha cha TP 120 đệm đàn cho hs hát.

- Trình bày theo nhóm, GV nhận xét và sửa sai [nếu có]

- Gọi một vài cá nhân trình bày bài hát.

- Hướng dẫn hs hát lĩnh xướng và hoà giọng.

- Cả lớp trình bày bài hát một vài lần theo tay chỉ huy của GV

II. Nội dung 2. Kiểm tra 15 phút

- GV đưa yêu cầu cho học sinh thực hiện

- Em hãy hát và vận động phù hợp bài hát “Khát vọng mùa xuân”

- Hướng dẫn xếp loại

Yêu cầu

% đánh giá

Xếp loại

- Học sinh trình bày đúng giai điệu, thuộc lời ca bài hát.

50

Đạt [Đ]

- HS biết vận động nhịp nhàng theo nhạc.

50

- HS đạt dưới 50% yêu cầu đánh giá .

Dưới 50%

Chưa đạt [CĐ

4. Củng cố. [4p]

- Hs trình bày lại bài hát theo nhóm.

5. Dặn dò. [1p]

- Về nhà học và chuẩn bị bài mới.

HS ghi bài

HS nghe và ghi nhớ

HS đọc sgk

HS trả lời

HS nghe- cảm nhận

HS luyện thanh

HS thực hiện

HS thực hiện

HS trình bày

HS trình bày

HS thực hiện

Thực hiện kiểm tra 15 phút

HS thực hiện

V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bài tiếp theo: Giáo án Âm nhạc 8 tiết 23: Ôn bài hát: Nổi trống lên các bạn ơi theo Công văn 551

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Phạm Tuyên [sinh năm 1930] là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội, tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng", một bài hát cộng đồng được nhiều người hát tại Việt Nam.

Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Hưng [nay là Hải Dương].

Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, khóa V. Năm 1950, là Đại đội trưởng tại Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

Năm 1954, ông được cử làm cán bộ phụ trách Văn-Thể-Mỹ tại Khu học xá Trung ương [Nam Ninh, Trung Quốc]. Từ năm 1958, ông về nước, công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố.

Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm ngày 28 tháng 4 năm 1975, tập và thu âm ngay trong chiều ngày 30 tháng 4 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt 17 giờ cùng ngày của Đài tiếng nói Việt Nam chính thức công bố tin giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu [thơ Diệp Minh Tuyền], Thành phố mười mùa hoa [1985, thơ Lệ Bình,...].

Ca khúc Chiến đấu vì độc lập tự do được ông sáng tác ngay trong đêm của ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979. Ca khúc này đã mở đầu cho trào lưu cho dòng nhạc "biên giới phía Bắc" nhưng không còn được lưu hành kể từ khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc được cải thiện.

Ông có sáng tác nhiều cho lớp trẻ. Nhiều bài hát thiếu nhi đã trở thành bài truyền thống qua nhiều thế hệ như: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,...

Ông còn viết nhiều bài cho tạp chí, Đài phát thanh và truyền hình giới thiệu về thẩm mỹ âm nhạc, về tác giả và tác phẩm, là người đề xướng và chỉ đạo nhiều cuộc thi mang tính chất toàn quốc như Tiếng hát hoa phượng đỏ, Liên hoan Văn nghệ truyền hình toàn quốc, nhiều năm là Chủ tịch Hội đồng giám khảo của nhiều Hội diễn toàn quốc về văn hoá - văn nghệ của Bộ Văn hóa Thông tin và nhiều ngành khác trong nước.

Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 đến năm 1983.

Vào năm 1993, ông phổ lời Việt cho một số ca khúc chủ đề trong phim hoạt hình Nhật Bản Doraemon cho Đội ca thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện. Sau đó các bài hát được Nhà xuất bản Kim Đồng tập hợp phát hành dưới dạng băng casette gồm 2 vol dưới tên Chúng ta hát cùng Đô rê mon.

Ông hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội. Ngày 18 tháng 8 năm 2011 ban liên lạc họ Phạm tại Tp Hồ Chí Minh và công ty TNHH họ Phạm Phương Nam tổ chức đêm nhạc Họ Phạm với chủ đề: "Mọi trái tim - một tấm lòng" cũng mời ông và nhạc sĩ Phạm Duy tới dự.

Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng.

Năm 2005, Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không đạt vì ông chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước.

Năm 2012, ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt IV về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Những ngôi sao ca đêm, Từ Làng Sen, Đêm trên Cha Lo, Tiến lên Đoàn viên, Đảng đã cho tôi sáng mắt sáng lòng.

Các tác phẩm tiêu biểu

  • Hà Nội Điện Biên Phủ [ca khúc sáng tác trong 12 ngày đêm ngày khói lửa trên bầu trời Hà Nội]
  • Đảng đã cho ta mùa xuân
  • Chiếc gậy Trường Sơn
  • Con kênh ta đào
  • Gởi nắng cho em
  • Lời ru của đêm
  • Màu cờ tôi yêu
  • Như có Bác trong ngày đại thắng
  • Đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng
  • Từ một ngã tư đường phố

Video liên quan

Chủ Đề