Bài tập chuyende tim loi saithi dai hoc năm 2024

Các sỹ tử đã hoàn thành bài thi cuối cùng của kỳ thi quan trọng nhất của năm 2023. Đề thi tiếng Anh luôn là một trong những bài thi nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Đặc biệt dạng bài tìm lỗi sai đang trở thành nội dung gây tranh cãi giữa các thí sinh. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Luyện thi Tiếng Anh Tâm Nghiêm.

Đối với dạng bài tìm lỗi sai trong đề thi THPT Quốc gia năm 2023 có lẽ đã thực sự làm khó các thí sinh của chúng ta. Khi mà các đáp án đang gây bất bình cho các thí sinh. Dạng bài tìm lỗi sai gồm 3 câu hỏi được phân hóa ở các mức độ khác nhau từ nhận biết đến vận dụng cao. Các dạng câu hỏi không có quá nhiều sự thay đổi so với đề minh họa.

Đối với 2 câu hỏi ở dạng phép quy chiếu và thì của động từ, thí sinh có thể dễ dàng lấy được 0,4 điểm. Bởi các câu hỏi đều nằm ở mức nhận biết và thông hiểu. Tuy nhiên với câu hỏi từ vựng thì lại gây vướng mắc cho nhiều thí sinh vì đáp án không rõ ràng và dễ gây hiểu nhầm. Có thể dự đoán được năm nay sẽ không có nhiều bạn đạt điểm tuyệt đối ở dạng bài này.

Các em có thể quan tâm

  • Đề thi tiếng Anh THPT Quốc Gia 2023 và đáp án chính thức từ Bộ GĐ-ĐT
  • Chữa dạng bài phát âm trong đề thi THPT 2023 môn Tiếng Anh

Chữa dạng bài tìm lỗi sai đề THPT Quốc gia 2023

Hãy cùng Tâm Nghiêm tìm hiểu chi tiết hơn về đáp án cũng như giải các dạng bài này nhé.

Câu hỏi từ vựng

Bài tập chuyende tim loi saithi dai hoc năm 2024

Trích đề thi THPT Quốc gia 2023 môn tiếng Anh – Mã đề 401

  • Đáp án B. distinctive
  • Sửa lại: distinctive -> different
  • Giải thích: Không có cụm từ distinctive from vì vậy đáp án này là sai. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì “distinctive from” vẫn có thể được chấp nhận.

Đây có lẽ là câu hỏi khiến nhiều thí sinh đau đầu. Và cũng là câu hỏi gây tranh cãi trong nhiều ngày qua khi mà nhiều thì sinh cho rằng đáp án nên là “comparative”. Nhiều chuyên gia và các giáo viên chuyên môn cũng đã phân tích và cho rằng đáp án đúng phải là C. comparative. Tuy nhiên, đáp án chính thức mà Bộ GD&ĐT cung cấp lại là “distinctive”. Bộ Giáo dục cũng chưa có phản hồi lại thông tin này. Tuy nhiên có thể thấy được việc một câu tồn tại đến 2 đáp án gây vướng mắc cho thí sinh là một sự việc cần lưu tâm. Đặc biệt với khâu ra đề và rà soát lại đề.

Câu hỏi quy chiếu

Bài tập chuyende tim loi saithi dai hoc năm 2024

  • Đáp án C. them
  • Sửa lại: them -> it
  • Giải thích: Cụm “the old painting” ở dạng số ít vì vậy đại từ cũng phải được chia ở số ít là “it” chứ không phải “them”.

Câu hỏi ngữ pháp

Bài tập chuyende tim loi saithi dai hoc năm 2024

  • Đáp án A. give
  • Sửa lại: give -> gave
  • Giải thích: Dấu hiệu nhận biết của câu là “last week” vì vậy động từ không thể chia ở thì hiện tại. Vì vậy đáp án A cần phải sửa lại thành “gave”.

Hy vọng với lời giải chi tiết của Tâm Nghiêm đã giúp các bạn có được một cái nhìn rõ ràng hơn. Không còn băn khoăn quá nhiều. Hãy cứ tự tin vì dù cho kết quả như thế nào thì bạn cũng đã cố gắng hết sức rồi nhé.

Tìm lỗi sai trong câu là một trong những dạng bài thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT nhiều năm qua. Thí sinh luyện tập phần này để có thể ăn chắc điểm, không mất điểm oan.

Các câu trong phần tìm lỗi sai thường là các câu phức rất dài, có nhiều từ mới khiến học sinh nhìn vào dễ cảm thấy choáng ngợp và sợ. Tuy nhiên, để giải quyết được dạng bài này điều quan trọng nhất là cần phải phân tích được cấu trúc S+V+O, tức là chủ ngữ chính +động từ chính + tân ngữ trong câu là gì, từ đó tìm ra cấu trúc chưa hợp lý của câu hay chính là lỗi sai của câu.

Ví dụ:

Thanh rides his red bicycle to school every morning with his sister, does he?

  1. Rides B. To school C.With his sister D. Does he

Đáp án là D

Câu trên là thì hiện tại đơn động từ chia ở dạng số ít thể khẳng định “Rides”. Câu hỏi đuôi phải có trợ động từ dạng số ít thể phủ định thì hiện tại đơn. Vậy câu trên được sửa thành” Doesn’t he”.

Phương pháp làm dạng bài tìm lỗi sai trong câu

Bước 1: Xác định các thành phần trong câu

1. Mệnh đề chính

Cấu trúc chung: S – V – O

2. Mệnh đề phụ

  • Mệnh đề trạng ngữ

– MĐTN chỉ thời gian

– MĐTN chỉ nơi chốn

– MĐTN chỉ sự nhượng bộ

– MĐTN chỉ nguyên nhân kết quả

  • Mệnh đề quan hệ

– MĐQH thuộc về chủ ngữ chỉ người/ vật

– MĐQH thuộc về tân ngữ chỉ người/ vật

– MĐQH lược bỏ (Vì thay cho tân ngữ)

– MĐQH giản lược (Ving/ Ved/ To V)

Với mỗi câu chữa lỗi sai, việc đầu tiên cần làm là xác định mệnh đề chính và mệnh đề phụ của câu. Điều này rất hữu ích để tìm ra:

a, Lỗi sai mệnh đề chính

  • Câu có thiếu thành phần hay không?
  • Câu có dùng sai từ loại hay không (be + adj )?

b, Lỗi sai mệnh đề phụ

  • Liên từ dùng đã đúng nghĩa chưa, có sai cấu trúc hay không?
  • Đại từ quan hệ đã dùng đúng chưa?
  • Câu điều kiện 2 vế đã tương quan chưa?

Bước 2: Kiểm tra về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động tư trong câu.

Sau khi xác định được các bộ phận của câu, ta chú ý sự hòa hợp chủ ngữ-vị ngữ.

Nếu chủ ngữ ở dạng số nhiều động từ nguyên thể. Chủ ngữ số ít động từ phải chia.

Bước 3: Tiếp đến cần xác định thời trong câu

Ngoài các thời cơ bản, hãy chú ý các thời hoàn thành (HTHT, TLHT, QKHT). Các thời này được cho là khó nên rất hay xuất hiện trong đề =))

  • Dấu hiệu HTHT: since, for, up to now, so far, recently, lately, …
  • Dấu hiệu TLHT: by the time + mốc tương lai
  • Dấu hiệu QKHT: by the time + mốc quá khứ

Một ít chuyển đổi QKĐ và QKHT:

  • QKHT before QKĐ
  • QKĐ after QKHT

Bước 4: Tiếp đến bạn cần chú ý xem câu đó mang nghĩa chủ động hay bị động dựa vào chủ ngữ và nghĩa câu.

Bước 5: Quan sát và phát hiện lỗi cụm động từ

  • Giới từ, mạo từ

Sự khác nhau của giới từ có khả năng thay đổi nghĩa hoặc làm sai một cụm từ. Thêm nữa, có những mạo từ đi với cấu trúc cố định.

Vì vậy hãy để ý xem giới từ và mạo từ đó đã đúng với cấu trúc đó hay chưa.ư

  • Bổ ngữ (V, Ving, to V, Ved)

Mỗi cấu trúc câu có một dạng bổ ngữ đi kèm khác nhau. Nếu câu không sai tất cả các lỗi trên thì rất có thể câu sai ở đây.