Bài tập lớn kinh tế chính trị nếu

Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận chính cấu thành của chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì vậy, việc học môn kinh tế chính trị Mác-Lênin có vai trò cung cấp cho người học những kiến thức nền tảng, làm tiền đề cho các môn học như quản lý kinh tế, kinh tế phát triển… Trong bài viết này, Luận Văn 2S sẽ cung cấp đến bạn các kiến thức xoay quanh việc lựa chọn đề tài và viết tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin. Cùng tham khảo nhé! 

Xem Thêm:

→ Kho 499 bài tiểu luận triết học lý luận và thực tiễn

→ Hướng dẫn cách làm tiểu luận triết học chi tiết 

Cách chọn đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Tương tự như các môn học khác, chủ đề của bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin cũng sẽ dựa trên cơ sở các kiến thức đã được giới thiệu trong môn học. Bao gồm:

  • Những lý luận cơ bản của kinh tế chính trị Mác-Lênin 
  • Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác 
  • Lý luận của Lênin về chủ nghĩa Tư bản độc quyền nhà nước và những biểu hiện mới trong chủ nghĩa tư bản ngày nay
  • Sở hữu và quan hệ lợi ích trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
  • Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Sinh viên có thể lựa chọn một trong số các chủ đề trên tùy theo sở trường của bản thân để phát triển đề tài cho bài tiểu luận của mình. 


Hướng dẫn cách chọn đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Bạn chưa có kinh nghiệm viết tiểu luận? Bạn phân vân không biết lựa chọn đề tài như thế nào? Phát triển tiểu luận ra sao? Hoặc đơn giản quỹ thời gian của bạn không đủ để hoàn thành bài tiểu luận như ý. Tham khảo ngay dịch vụ viết tiểu luận thuê của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY

Một số đề tài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin

Dưới đây, bạn có thể tham khảo một số tên đề tài tiểu luận kinh tế chính trị mẫu

  1. Phân tích lịch sử ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa trên Thế giới. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
  2. Tìm hiểu quy luật giá trị của Mác-Lênin và sự tác động của nó đến Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay
  3. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ trên thế giới và Việt Nam 
  4. Quan điểm lý luận cơ bản của các nhà kinh tế học về hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa
  5. Lý luận về hàng hóa và vai trò của Nhà nước trong điều tiết giá cả hàng hóa
  6. Phân tích tác động của điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa trong quy luật giá trị. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam hiện nay
  7. Vận dụng quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam
  8. Vận dụng lý luận nhận thức theo quan điểm triết học Mác-Lênin vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau đổi mới
  9. Quy luật giá trị và tầm quan trọng của nó trong bối cảnh nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
  10. Lý luận thực tiễn và sự vận dụng lý luận thực tiễn vào quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta
  11. Tìm hiểu nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và sự vận dụng vào đường lối đổi mới đất nước của Đảng ta 
  12. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Vận dụng mối liên hệ phổ biến trong phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta hiện nay
  13. Phân tích thực trạng, nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp của sinh viên hiện hay vận dụng quan điểm toàn diện của triết học Mác-Lênin
  14. Phép biện chứng về mâu thuẫn và biểu hiện của mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường tại Việt Nam
  15. Phân tích những mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta
  16. Quan điểm triết học Mác-Lênin về con người và vai trò của con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước ngày nay
  17. Vấn đề đổi mới quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong quá trình CNH - HĐH ở Việt Nam
  18. Vai trò của công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 
  19. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các thành phần kinh tế của Việt Nam hiện nay
  20. Học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội và sự vận dụng học thuyết kinh tế - xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
  21. Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Vận dụng vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam
  22. Những vấn đề lý luận về lạm phát. Thực trạng lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay
  23. Phân tích ảnh hưởng của những chính sách kinh tế - xã hội đến môi trường hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam
  24. Tính tất yếu và nội dung vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay 
  25. Nội dung lý luận hình thái kinh tế - xã hội. Vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội vào điều kiện nước ta hiện nay

Xem trọn bộ 200 bài tiểu luận kinh tế chính trị tại: //bit.ly/2Kkrtxl

Mẫu lời mở đầu tiểu luận môn kinh tế chính trị Mác-Lênin 

Đề tài: Tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về hàng hóa

LỜI MỞ ĐẦU

“Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản xuất xã hội mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong một giới hạn nhất định do sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa và đỉnh cao là nền kinh tế thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về hàng hóa của con người được đáp ứng, thỏa mãn tối đa với số lượng hàng hóa khổng lồ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường vẫn tồn tại các hạn chế nhất định, đặc biệt là trong chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa [TBCN]. TBCN xem lợi nhuận là yếu tố quan trọng hàng đầu dẫn đến quyền bình đẳng trong xã hội bị xem nhẹ và sự phân hóa xã hội sâu sắc. Điều này đã được Mác-Ăngghen nhận biết trong quá trình nghiên cứu về hình thái kinh tế xã hội: TBCN chắc chắn sẽ bị thay thế bởi một chế độ xã hội hoàn thiện hơn, nơi mà con người có quyền tự do, bình đẳng, văn minh, xã hội công bằng, nền kinh tế phát triển bền vững - Chủ nghĩa xã hội [CNXH].

Từ sau khi giải phóng hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, Đảng ta đã xác định đưa đất nước đi lên theo con đường CNXH. Đại hội Đảng lần thứ VI được xem là bước trong sự nghiệp quá độ lên CNXH của nước ta. Theo đó, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN dưới sự quản lý của nhà nước là chủ chương chiến lược lâu dài trong thời kỳ quá độ lên CNXH. 

Cho đến ngày hôm nay, sau hơn 10 năm thực thực hiện đổi mới, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại các mặt hạn chế nhất định. Chính vì vậy, em đã lựa chọn Phân tích điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam làm đề tài cho bài tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin của mình.”

Kinh tế chính trị Marx-Lenin hay kinh tế chính trị học Marx-Lenin là một lý thuyết về kinh tế chính trị do Marx, Engels và sau này là Lenin phát triển trong giai đoạn mới, có đối tượng nghiên cứu là phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và những quan hệ sản xuất và trao đổi thích ứng với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Stalin là người đã tạo ra khái niệm chủ nghĩa Marx - Lenin trong đó có kinh tế chính trị Marx - Lenin bằng cách kết hợp tư tưởng của Marx và Lenin đồng thời giản lược hóa chúng. Những nghiên cứu về kinh tế chính trị của Marx và Lenin cung cấp cơ sở lý luận cho những học thuyết khác về chính trị, triết học, xã hội học của họ. Cốt lõi của kinh tế chính trị Marx - Lenin là học thuyết giá trị thặng dư của Karl Marx.

Tư bản cuốn sách chứa đựng nội dung của kinh tế chính trị Mác - Lê nin

Kinh tế chính trị Marx - Lenin tập trung nghiên cứu, mổ xẻ các quan hệ kinh tế trong lòng xã hội tư bản và nghiên cứu sâu về các quy luật của nền sản xuất này, cụ thể là

  • Đề cập về hàng hóa, sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa [trong chủ nghĩa Tư bản]
  • Tập trung mổ xẻ quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản mà cốt lõi là việc sản xuất giá trị thặng dư
  • Phân tích sự vận động của tư bản cá biệt và tái sản xuất tư bản xã hội
  • Xem xét các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
  • Nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước [phần này do Lenin có công đóng góp rất lớn]

Từ những nội dung cơ bản mà Marx và Engels đã xây dựng nên một hệ thống những phạm trù có liên quan một cách đồ sộ như: tái sản xuất xã hội, phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, tư bản lưu động, tư bản cố định, tư bản bất biến, tư bản khả biến, giá trị, giá trị sử dụng, hàng hóa sức lao động, sức lao động, đối tượng lao động, lực lượng lao động, tư liệu sản xuất.....

Một số phát hiện quan trọngSửa đổi

Marx và Engels đã đầu tư công sức tập trung nghiên cứu các quy luật kinh tế của chủ nghĩa Tư bản và có những phát hiện quan trọng làm nền tảng cho lý luận khoa học của hai ông.

Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính của hàng hóaSửa đổi

Mâu thuẫn giữa thuộc tính giá trị và giá trị sử dung của hàng hóa là hàng hóa không đồng nhất về chất nhưng lại đồng nhất về chất. Giá trị và giá trị sử dụng cùng tồn tại trong bản thân hàng hóa nhưng lại tách rời về mặt không gian và thời gian. Cụ thể là

  • Nếu xét ở góc độ là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất. Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hóa lại đồng nhất về chất, đều là sự kết tinh của lao động tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá.
  • Tuy giá trị sử dụng và giá trị cùng tồn tại trong một hàng hóa, nhưng quá trình thực hiện chúng lại tách rời nhau về cả mặt không gian và thời gian: giá trị được thực hiện trước trong lĩnh vực lưu thông, còn giá trị sử dụng được thực hiện sau trong lĩnh vực tiêu dùng.

Và từ phát hiện này, Karl Marx tiếp tục có phát hiện quan trọng thứ hai có liên quan.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóaSửa đổi

Lao động của người sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt một mặt nó vừa mang tính chất cụ thể [lao động cụ thể] mặt khác nó lại vừa mang tính chất trừu tượng [lao động trừu tượng]. Và chính cái mà người công nhân, người lao động bị bóc lột là cái lao động trừu tượng của họ chứ không phải là lao động cụ thể, những việc làm cụ thể, thời gian cụ thể và chính vì tính trừu tượng như vậy nên khó nhận ra sự bóc lột, đặc biệt là sự bóc lột tinh vi.

Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa phản ảnh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động của người sản xuất hàng hóa

Công thức chung của tư bảnSửa đổi

Theo Karl Marx thì tiền trong lưu thông hàng hóa giản đơn vận động theo công thức: H - T - H [Hàng - Tiền - Hàng] còn tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thì theo công thức: T - H - T’ [Tiền - Hàng - Tiền'].

Ông đã so sánh hai công thức này và phát hiện điểm khác cơ bản là lưu thông hàng hóa giản đơn bắt đầu bằng hành vi bán [H - T tức là Hàng - Tiền] và kết thúc bằng hành vi mua [T - H tức là Tiền - Hàng], ngoài ra điểm xuất phát và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền chỉ đóng vai trò trung gian, mục đích là giá trị sử dụng.

Trong khi đó, lưu thông của tư bản bắt đầu bằng hành vi mua [T - H tức Tiền - Hàng] và kết thúc bằng hành vi bán [H - T’ tức Hàng - Tiền'], ở sơ đồ này, tiền vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm kết thúc, còn hàng hóa chỉ đóng vai trò trung gian. Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị, và giá trị lớn hơn.

Như vậy thì tư bản phải vận động theo công thức T-H-T’ để có giá trị mới. T' [tức là Tiền sau một vòng lưu thông sẽ được tính bằng công thức: T’ = T + ΔT, trong đó: ΔT là số tiền trội hơn [giá trị lớn hơn] được gọi là giá trị thặng dư [Karl Marx ký hiệu nó bằng m]. Còn số tiền ứng ra ban đầu [Tiền ban đầu dùng để mua hàng ở đầu chu trình lưu thông này] với mục đích thu được giá trị thặng dư trở thành tư bản và tiền chỉ biến thành tư bản khi được dùng để mang lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

Tóm lại, công thức chung của chủ nghĩa tư bản là: dưới đây

THT’ với T’ = T + m

Mâu thuẫn trong công thức chungSửa đổi

Karl Marx cũng đã phát hiện được mâu thuẫn trong công thức chung này đó là giá trị thặng dư vừa không được sinh ra trong quá trình lưu thông nhưng lại được sinh ra trong quá trình lưu thông.

Cụ thể, trong công thức chung của chủ nghĩa tư bản chỉ có 2 nhân tố là Hàng [H] và Tiền [T] và quá trình lưu thông thì cũng là sự sắp xếp theo trật tự khác nhau của 2 nhân tố này và không có một sự tác động nào bên ngoài hay có một tham số khác trong công thức này nhưng vẫn phát sinh ra nhân tố mới là T' tức là số tiền trội hơn [ΔT] hay giá trị thặng dư [m].

Nếu xét đơn thuần bề ngoài thì giá trị thặng dư có vẻ được sinh ra trong lưu thông vì phát sinh không ngoài công thức này [với hai đại lượng cơ bản là Hàng và Tiền]. Tuy nhiên, nếu mua - bán ngang giá thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị từ tiền thành hàng hoặc từ hàng thành tiền. Còn tổng số giá trị trong tay mỗi người tham gia trao đổi trước sau vẫn không thay đổi.

Trong trường hợp trao đổi không ngang giá, hàng hóa có thể bán cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực của nói nhưng cũng chưa thể kết luận là có giá trị mới vì trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất đều vừa là người bán, vừa là người mua [tính chung tổng thể]. Cái lợi mà họ thu được khi bán sẽ bù lại cái thiệt khi mua hoặc ngược lại. Trong trường hợp có những kẻ chuyên mua rẻ, mua may, bán đắt hay lừa lọc, ép giá, nói thách, nói xạo để được lợi thì chính bản thân người thực hiện hành vi đó được lợi nhưng tổng giá trị toàn xã hội cũng không hề tăng lên, bởi vì số giá trị mà những người này thu được chẳng qua chỉ là sự ăn chặn, đánh cắp số giá trị của người khác. Điều này cũng tương tự như việc lưu thông tiền tệ trong sòng bài, chiếu bạc có người thắng, người thua nhưng quan trọng là người thắng thì lấy tiền từ kẻ thua [tiền chuyển từ tay người này qua tay người kia] chứ không sinh lợi thêm như nhiều người vẫn vọng tưởng.

Như vậy lưu thông và bản thân tiền tệ trong lưu thông không hề tạo ra giá trị hay giá trị mới. Nhưng mặt khác, nếu người có tiền không tiếp xúc gì với lưu thông, tức là đứng ngoài lưu thông [ví dụ như đem chôn, cất, dấu, tích trữ, tàng trữ, không đầu tư gì cả....] thì cũng không thể làm cho tiền của mình tăng thêm lên được [sẽ không có hiện tượng lãi mẹ đẻ lãi con].

Từ phân tích này Karl Marx kết luận:

Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông và đồng thời không phải trong lưu thông
— Karl Marx[1]

Đó là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. Chính Karl Marx là người đầu tiên phân tích và giải quyết mâu thuẫn đó bằng một phát hiện tiếp theo đó là hàng hóa sức lao động.

Hàng hóa sức lao độngSửa đổi

Để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản thì hướng giải quyết là cần tìm trên thị trường một loại hàng hóa mà việc sử dụng nó có thể tạo ra được giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, loại hàng hóa đặc biệt này chính là hàng hóa sức lao động. Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó, phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đây được coi là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và đặc điểm này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Sức lao động theo kinh tế chính trị Marx - Lenin là toàn bộ những năng lực [thể lực và trí lực] tồn tại trong một con người và được người đó sử dụng vào sản xuất, nó là cái có trước, còn lao động là cái có sau và chính là quá trình sử dụng sức lao động.

Theo chủ nghĩa Marx - Lenin thì trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố của sản xuất, nhưng sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện:

  • Người lao động phải được tự do về thân thể, có quyền sở hữu sức lao động của mình và chỉ bán sức lao động ấy trong một thời gian nhất định.
  • Người lao động không có tư liệu sản xuất cần thiết để tự mình đứng ra tổ chức sản xuất nên muốn sống chỉ còn cách bán sức lao động cho người khác sử dụng.

Thông qua hàng hóa sức lao động này mà tạo ra sự chuyển hóa trong lưu thông, tạo ra giá trị mới, theo đó công thức T - H - T' có thể được hiểu là:

  • T là tư bản, là số tiền đầu tư ban đầu, trong đó một phần sẽ đầu tư vào để mua máy móc, nhà xưởng, một phần mua nguyên liệu và một phần thuê nhân công;
  • H chính là hàng hóa sức lao động, thông qua sức lao động của con người sẽ tác động vào máy móc, vật liệu để tạo nên những H'
  • H' là hàng hóa có giá trị cao hơn so với giá trị ban đầu và nhà tư bản chỉ việc chiếm đoạt H' này và bán để thu về T'
  • T' là giá trị mới, cao hơn và đã bao hàm trong đó là giá trị thặng dư.

Và cụ thể việc sử dụng hàng hóa sức lao động này như thế nào để phát sinh giá trị thặng dư thì Karl Marx tiếp tục có phát hiện tiếp theo là bóc trần quy trình sản xuất giá trị thặng dư.

Sản xuất giá trị thặng dưSửa đổi

Nhà tư bản sẽ ứng trước ra một số tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động là để tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình tạo ra giá trị thặng dư được Karl Marx phân tích rất kỹ lưỡng qua bài toán kéo sợi giả dụ của ông.

Để chế tạo ra 01 kg sợi, nhà tư bản phải ứng ra số tiền gồm:

  • 20.000 đơn vị tiền tệ để mua 1kg bông
  • 3.000 đơn vị tiền tệ cho hao phí máy móc
  • 5.000 đơn vị tiền tệ để mua sức lao động của công nhân điều khiển máy móc trong 01 ngày [10 giờ].
    • Tổng cộng: 28.000 đơn vị tiền tệ.

Giả định việc mua này đúng giá trị và mỗi giờ lao động của công nhân tạo ra giá trị mới kết tinh vào sản phẩm là 1.000 đơn vị.

Trong quá trình sản xuất, bằng lao động cụ thể, công nhân sử dụng máy móc để chuyển 1kg bông thành 1kg sợi, theo đó giá trị của bông và hao mòn máy móc cũng được chuyển vào sợi. Tỷ dụ chỉ trong 5 giờ công nhân đã kéo xong 1kg bông thành 1kg sợi, thì giá trị 1kg sợi được tính theo các khoản chi phí như sau:

  • Giá trị 1kg bông chuyển vào = 20.000 đơn vị
  • Hao mòn máy móc = 3.000 đơn vị
  • Giá trị mới tạo ra: 5 giờ X 1.000 đơn vị = 5.000 đơn vị
    • Tổng cộng = 28.000 đơn vị tiền tệ.

Nếu quá trình lao động ngừng ở đây thì nhà tư bản chưa có được giá trị thặng dư vì nếu bán hàng hóa đi thì chi phí này bằng với chi phí ban đầu đã bỏ ra và chỉ huề vốn.

Thời gian lao động [5 giờ] mà người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động tất yếu tương tự, lao động trong khoảng thời gian ấy gọi là lao động tất yếu.

Tuy nhiên, nhà tư bản đã mua sức lao động trong 1 ngày với 10 giờ, chứ không phải 5 giờ. Như vậy, trong 5 giờ lao động tiếp theo, nhà tư bản chỉ phải chi thêm 20.000 đơn vị để mua 1kg bông và 3.000 đơn vị hao mòn máy móc mà không phải chi thêm tiền công mướn lao động nữa. Và với 5 giờ lao động sau, người công nhân vẫn tạo ra 5.000 đơn vị giá trị mới [mà không được chi thêm đồng nào theo đợt thứ 2 này] và nhà tư bản lại có thêm 1kg sợi bán đi với giá trị 28.000 đơn vị.

Và bảng giá tính tiền trong 5 giờ sau vẫn giống như 5 giờ ban đầu gồm chi phí nguyên liệu: 20.000 đơn vị, hao mòn máy móc: 3.000 đơn vị, giá trị mới: 5.000 đơn vị, tổng số: 28.000 đơn vị. Nhưng khác với bảng giá lần 1, chi phí đầu vào lần 2 này không có khoản 5.000 đơn vị để mua sức lao động.

Tổng cộng số tiền nhà tư bản chi ra để có được 2kg sợi sẽ là:

  • Tiền mua bông: 20.000 x 2 lần sản xuất = 40.000 đơn vị
  • Hao mòn máy móc [máy chạy 10 tiếng]: 3.000 x 2 lần sản xuất = 6.000 đơn vị
  • Tiền lương công nhân sản xuất cả ngày [trong 10 giờ, tính theo đúng giá trị sức lao động] = 5.000 đơn vị
    • Tổng cộng = 51.000 đơn vị

Tổng giá trị của thu được của 2kg sợi là: 2kg x 28.000/kg = 56.000 đơn vị

Như vậy, lượng giá trị thặng dư thu được là: 56.000 [bán được] - 51.000 [chi phí] = 5.000 đơn vị [5.000 dư này là do chiếm đoạt lao động không công của công nhân mà có].

Thời gian lao động [5 giờ] để tạo ra giá trị thặng dư gọi là thời gian lao động thặng dư, và lao động trong thời gian ấy gọi là lao động thặng dư và Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Nhà tư bản chi phối được số lao động không công ấy vì nhà tư bản là người sở hữu tư liệu sản xuất.

Bí quyết của sự tự tăng thêm giá trị của tư bản quy lại là ở chỗ tư bản chi phối được một số lượng lao động không công nhất định của người khác

— Karl Marx[2]

Bản chất của tiền côngSửa đổi

Từ ví dụ trên và qua phân tích giá trị thặng dư, Karl Marx đã phát hiện tiền công chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động và không nên nhầm tiền công là giá cả của lao động. cho dù nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa hay tiền công được trả theo thời gian lao động [giờ, ngày, tuần, tháng], hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được. Ở đây, cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động, mà là sức lao động [bỏ tiền để mướn sức của công nhân] cho nên tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động [lao động đến đâu trả tiền đến đó], mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động [tức nhà tư bản đã mua loại hàng hóa này để tùy nghi sử dụng sao cho có lợi nhất].

Phê phánSửa đổi

Bài chi tiết: Phê phán chủ nghĩa Marx

Tham khảoSửa đổi

  • Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Triết học Mác – Lê nin, Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004
  • Giáo trình đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006
  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam [tái bản có sửa đổi, bổ sung], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Nhập môn Marx, Rius [Eduardo del Rio], người dịch: Nguyễn Hà, hiệu đính: Bùi Văn Nam Sơn, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006
  • Một số vấn đề Triết học Mác – Lenin: Lý luận và thực tiễn [tái bản có bổ sung], Lê Doãn Tá, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2003
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập III], Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, năm 1994 [xuất bản lần thứ ba]
  • Triết học Mác – Lenin [tập II], Vụ Công tác Chính trị - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 1996
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lenin [in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lenin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

Xem thêmSửa đổi

  • Phê phán chủ nghĩa tư bản
  • Kinh tế hỗn hợp
  • Kinh tế thị trường

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1993, tập 23, trang 249
  2. ^ C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1993, tập 23, trang 753

Kinh tế chính trị Marx-Lenin

Địa tô tuyệt đối và địa tô chênh lệch| Giá trị sử dụng| Giá trị thặng dư| Giá trị trao đổi| Lao động thặng dư| Hàng hóa| Học thuyết giá trị lao động| Khủng hoảng kinh tế| Lao động cụ thể và lao động trừu tượng| Lực lượng sản xuất| Phương thức sản xuất| Phương tiện sản xuất| Quan hệ sản xuất| Quy luật giá trị| Sức lao động| Tái sản xuất| Thời gian lao động xã hội cần thiết| Tiền công lao động

Video liên quan

Chủ Đề