Bài tập Tiếng Việt lớp 2: Chiếc rễ đa tròn

Chiếc rễ đa tròn lớp 2

  • Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn
  • Bài tập Tiếng Việt Chiếc rễ đa tròn
  • Viết 4-5 câu về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn

Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn lớp 2 là những bài tập hay, đa dạng được chọn lọc dành cho các em học sinh tham khảo. Những bài tập này sẽ là tài liệu giúp cho các em học sinh hiểu hơn về bài đọc này.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn

1. Buổi Sớm hôm ấy, sau khi tập thể dục, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ, dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi bảo chủ cần vụ đứng gần đấy:

- Chú cuốn rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

2. Theo lời Bác, chủ cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Nhưng Bác bảo:

- Chủ nên làm thế này.

Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Chủ cần vụ thắc mắc:

- Thưa Bác, làm thế để làm gì ạ?

Bác khẽ cười:

- Rồi chú sẽ biết.

3. Nhiều năm sau, chiếc rễ đã bén đất và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.

Theo sách Bác Hồ kính yêu

Bài tập Tiếng Việt Chiếc rễ đa tròn

Câu 1. Em hãy đánh dấu vào ô vuông đứng trước câu trả lời đúng:

a] Trong bài đọc, Bác Hồ đã trồng cây đa mới từ bộ phận nào của cây đa lớn?

☐ cành cây

☐ rễ cây

☐ thân cây

☐ lá cây

b] Ai đã giúp Bác Hồ trồng cây đa?

☐ chú bảo vệ

☐ chú cần vụ

☐ chú bộ đội

☐ chú lái xe

c] Nhiều năm sau, cây đa con năm xưa được Bác trồng lớn lên có đặc điểm gì?

☐ Mọc thành cây đa cao lớn

☐ Mọc thành cây đa thấp bé

☐ Mọc thành cây đa có vòng lá tròn

☐ Mọc thành cây đa có tán lá tròn

d] Từ in đậm trong câu “Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy” là từ chỉ:

☐ đặc điểm

☐ vị trí

☐ hoạt động

☐ sự vật

e] Từ “nó” trong câu “Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống.” chỉ sự vật gì?

☐ chiếc lá của cây đa

☐ chiếc rễ của cây đa

☐ bóng mát của cây đa

☐ trận mưa đêm qua

Câu 2: Em hãy tìm trong câu văn sau các từ chỉ sự vật và các từ chỉ hoạt động:

“Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn và bảo chú cần buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.”

Câu 3: Em hãy tìm ra lỗi sai chính tả trong câu sau rồi sửa lại:

Các em thiếu nhi đến thăm vườn bác đều rất thích chơi chò chui qua chui lại dưới vòng lá tròn của cây đa Bác trồng.

Hướng dẫn trả lời

Câu 1. Điền dấu như sau:

a] Trong bài đọc, Bác Hồ đã trồng cây đa mới từ bộ phận nào của cây đa lớn?

☐ cành cây

☑ rễ cây

☐ thân cây

☐ lá cây

b] Ai đã giúp Bác Hồ trồng cây đa?

☐ chú bảo vệ

☑ chú cần vụ

☐ chú bộ đội

☐ chú lái xe

c] Nhiều năm sau, cây đa con năm xưa được Bác trồng lớn lên có đặc điểm gì?

☐ Mọc thành cây đa cao lớn

☐ Mọc thành cây đa thấp bé

☑ Mọc thành cây đa có vòng lá tròn

☐ Mọc thành cây đa có tán lá tròn

d] Từ in đậm trong câu “Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích trò chơi chui qua chui lại vòng lá ấy” là từ chỉ:

☐ đặc điểm

☐ vị trí

☑ hoạt động

☐ sự vật

e] Từ “nó” trong câu “Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống.” chỉ sự vật gì?

☐ chiếc lá của cây đa

☑ chiếc rễ của cây đa

☐ bóng mát của cây đa

☐ trận mưa đêm qua

Câu 2:

- Từ chỉ sự vật: chiếc rễ, cái cọc, đầu rễ, đất, vòng tròn

- Từ chỉ hoạt động: cuộn, nói, bảo, buộc, vùi

Câu 3:

- Lỗi sai được gạch chân như sau:

Các em thiếu nhi đến thăm vườn bác đều rất thích chơi chò chui qua chui lại dưới vòng lá tròn của cây đa Bác trồng.

- Sửa lại:

Các em thiếu nhi đến thăm vườn Bác đều rất thích chơi trò chui qua chui lại dưới vòng lá tròn của cây đa Bác trồng.

Viết 4-5 câu về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn

[1] Khi đọc câu chuyện Chiếc rễ đa tròn, em đã rất bất ngờ với hành động trồng cây đa của Bác Hồ. [2] Một chiếc rễ đa bình thường rụng xuống đất, đã được Bác trồng theo một cách đặc biệt. [3] Bác cuộn chiếc rễ đa thành vòng tròn, rồi buộc nó vào hai cái cọc để cố định, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. [4] Nhờ thế, chiếc rễ đa kia đã trở thành một cây đa hình tròn vô cùng kì lạ và thú vị cho các em thiếu nhi vui chơi. [5] Chính hành động ấy, đã giúp em cảm nhận được rằng lúc nào Bác cũng yêu quý và nghĩ cho các em nhỏ - mầm non tương lai của đất nước.

>> Xem thêm nhiều đoạn văn mẫu khác tại Viết 4-5 câu về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn

-------------------------------------------------

Ngoài bài Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn - Bài tập Tiếng Việt Chiếc rễ đa tròn có đáp án trên đây, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao cùng các giải bài tập môn Toán 2, Tiếng Việt lớp 2, Tiếng Anh lớp 2. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 2, cùng các tài liệu học tập hay lớp 2, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm dành riêng cho lớp 2:

  • Tài liệu học tập lớp 2
  • Sách Kết nối Tri thức với cuộc sống: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy

Rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp tài liệu của các thầy cô và các bạn.

Câu 1. Trong bài đọc, thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì? [đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng]

....Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại và đặt dưới gốc cây.

....Bác bảo chú cần vụ vùi thẳng chiếc rễ xuống đất cho nó mọc tiếp.

....Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp.

Trả lời:

Bác đã bảo chú cần vụ làm :

  • Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại rồi trồng cho nó mọc tiếp

Câu 2. Điền từ [cuộn, vùi, xới, trồng] phù hợp vào mỗi chỗ trống.

a. Chú ........chiếc rễ này lại rồi ............... cho nó mọc tiếp nhé!

b. Chú cần vụ .................  đất,.................. chiếc rễ xuống.

Trả lời:

a. Chú  cuộn chiếc rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!

b. Chú cần vụ  xới đấ, vùi chiếc rễ xuống.

Câu 3. Câu có dấu chấm than trong bài đọc được dùng để làm gì? [đánh dấu V vào ô trống trước đáp án đúng]

.....Nêu yêu cầu, đề nghị

.....Thể hiện cảm xúc

..... Kể sự việc, hoạt động

Trả lời:

Câu 4. Viết tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam.

Trả lời:
 Tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam.

  • Mai An Tiêm
  • Chú bộ đội hải quân

Câu 5. Chọn a hoặc b.

a. Viết từ ngữ có tiếng chứa iu hoặc ưu dưới mỗi hình.

b. Điền im hoặc iêm vào chỗ trống.

đàn ch....           quả hồng x....            đứng ngh.....                màu t..........

Trả lời:

a. Viết từ ngữ có tiếng chứa iu hoặc ưu dưới mỗi hình.

b. Điền im hoặc iêm vào chỗ trống.

đàn chim           quả hồng xiêm.            đứng nghiêm               màu tím

Câu 6. Xếp các từ trong ngoặc đơn vào cột thích hợp.

[yêu thương, kính yêu, chăm lo, nhớ ơn, kính trọng, quan tâm]

Trả lời:

Từ chỉ tình cảm Bác Hồ với thiếu  nhiTừ chỉ tình cảm thiếu nhi với Bác Hồ
yêu thương, chăm lo, quan tâmkính yêu, nhớ ơn, kính trọng

Câu 7. Dựa vào kết quả của bài tập 6, viết một câu:

a. về tình cảm của Bức Hồ với thiếu nhi

b. về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ

Trả lời:

a. về tình cảm của Bức Hồ với thiếu nhi

=> Bác luôn quan tâm, yêu thương các em thiếu nhi

b. về tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ

=> Chúng em luôn luôn nhớ ơn Bác Hồ kính yêu

Câu 8. Chọn từ trong ngoặc đơn điển vào chỗ trống.

[anh dũng, thân thiện, cần cù]

a. Người dân Việt Nam lao động rất ...............................

b. Các chú bộ đội chiến đấu................ để bảo vệ Tổ quốc

c. Người Việt Nam luôn ...... với du khách nước ngoài

Trả lời:

a. cần cù

b. anh dũng

c.thân thiện

Câu 9. Viết 4 - 5 câu về một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.

G:

- Em muốn viết về việc làm nào của Bác Hồ?

- Bác đã làm việc đó như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?

Trả lời:
Bác đã nói chú cần vệ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Qua đó, thể hiện  Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi [mọi người, nhân dân,...]. Bác luôn quan tâm, dành mọi điều tốt đẹp cho thiếu nhi, nhân dân. Bên cạnh đó cũng nói lên tình yêu thương bao la của Bác đặc biệt dành cho trẻ thơ. Bác Hồ yêu quí của chúng ta đã hiểu rất cặn kẽ tâm lý của tuổi nhi đồng và là cũng để thông qua trò chơi sẽ rèn luyện sự khéo léo, bền bỉ của trẻ thơ.

Video liên quan

Chủ Đề