Bài tập tình huống vi phạm luật y tế

[Thanhuytphcm.vn] - Ngày 28/10, Bệnh viện Lê Văn Việt [TP Thủ Đức] phối hợp Công an phường Tăng Nhơn Phú A và Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Hoàng Việt diễn tập tình huống xử lý an ninh trật tự tại bệnh viện.

Tình huống giả định, 8 giờ 30 cùng ngày, tại phòng cấp cứu Bệnh viện Lê Văn Việt tiếp nhận bệnh nhân bị tai nạn giao thông được người nhà đưa vào bằng xe máy. Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, 2 người nhà bệnh nhân cho rằng bác sĩ khám, chữa bệnh sai quy định; yêu cầu cấp cứu ngay cho bệnh nhân trong khi các bác sĩ đánh giá bệnh nhân chỉ số sinh tồn bảo đảm, tình trạng không nguy kịch. Ngay thời điểm này, tại khoa, các bác sĩ còn cấp cứu 2 ca bệnh sốt cao co giật và theo dõi nhồi máu cơ tim. Mặc dù được bác sĩ giải thích về nội dung, quy định của bệnh viện nhưng người nhà bệnh nhân không chấp hành, còn lớn tiếng quát tháo, mắng chửi, dẫn tới nguy cơ mất an ninh, sau đó đe dọa tấn công nhân viên y tế...

Theo đó, bảo vệ bệnh viện thuyết phục giữ bình tĩnh; tuy nhiên, người nhà bệnh nhân vẫn lớn tiếng, đe dọa tấn công nhân viên y tế nên bảo vệ đã khống chế, mời ra chốt bảo vệ làm việc.

Trong lúc này, nhân viên trực Khoa Khám bệnh và lực lượng phản ứng nhanh của bệnh viện vội di tản nhân viên, bác sĩ vào nơi an toàn, đồng thời khóa cửa sắt cách ly phòng cấp cứu. Sau gần 3 phút, Đội tuần tra cơ động, Công an phường có mặt, phối hợp nhân viên bảo vệ khống chế trấn áp người nhà của bệnh nhân, đưa về trụ sở công an làm việc.

Buổi diễn tập nhằm trang bị kiến thức về công tác an ninh trật tự cho nhân viên, bác sĩ tại bệnh viện; đội bảo vệ, đội phản ứng nhanh bệnh viện…

Câu 1. Chị A có cửa hàng tạp hóa, ngày 18/10/2020, chị A có khách hàng là em bé 10 tuổi được ba nhờ đi mua thuốc lá. Chị A đã bán thuốc lá cho em bé.

Hỏi việc chị A bán thuốc lá cho em bé có vi phạm pháp luật không? Việc ba của em bé nhờ em bé đi mua thuốc có vi phạm pháp luật không?

Tài liệu tuyên truyền pháp luật cho trẻ em

Trả lời:

– Hành vi bán thuốc lá cho em bé của chị A là vi phạm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế, sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

– Việc ba của em bé nhờ em bé 10 tuổi đi mua thuốc lá là vi phạm pháp luật [sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua thuốc lá] và sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực y tế

– Ngoài ra, theo Nghị định 117 thì các hành vi bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia bị xử phạt như sau:

Điều 30. Vi phạm các quy định về uống rượu, bia và địa điểm không uống rượu, bia

1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia.

Điều 31. Vi phạm các quy định về bán, cung cấp rượu, bia

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Bán, cung cấp rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi;

Câu 2. Chị A sử dụng mạng xã hội facbook và thường xuyên chia sẻ hình ảnh của con và kết quả học tập của con trên mạng [con chị A 8 tuổi]. Con chị A không thích việc này nhưng Chị A vẫn đăng.

Hỏi: Theo em thì việc chị A đăng ảnh và kết quả học tập của con lên mạng khi con không đồng ý là đúng hay sai?

Trả lời:

– Hành vi của chị A khi tự đăng ảnh và kết quả học tập của con lên mạng xã hội facebook khi không có sự đồng ý của con là đã xâm phạm vào quyền được bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng.

– Khoản 1 Điều 36 Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em, quy định: Điều 36. Các biện pháp bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng

Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên; có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin của trẻ em.

Và tại Điều 33 Nghị định 56 quy định những thông tin được xem là bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em như sau:

Điều 33. Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em

Thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em là các thông tin về: tên, tuổi; đặc điểm nhận dạng cá nhân; thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án; hình ảnh cá nhân; thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em.

Câu 3. Trẻ em dưới bao nhiêu tuổi khi ngồi trên xe mô tô,xe máy, xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội mũ bảo hiểm mà người chở không bị xử phạt vi phạm hành chính?

Đáp án: Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 tại khoản 2 Điều 30, khoản 2 Điều 31 thì: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách; Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Như vậy, tất cả người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Tuy nhiên, đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện thì người chở [ba, mẹ hoặc người khác] không bị xử phạt vi phạm hành chính [nếu trẻ em trên 6 tuổi thì người chở sẽ bị xử phạt], cụ thể theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt., như sau:

– Khoản 2 Điều 6. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

– Khoản 3 Điều 8. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ] Chở người ngồi trên xe đạp máy [kể cả xe đạp điện] không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Chủ Đề