Bài tập trắc nghiệm chương sinh sản sinh học 8 năm 2024

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Câu hỏi trắc nghiệm sinh học 8 đầy đủ các chương, bài, câu hỏi lý thuyết, bài tập hk1, hk2 chương trình cơ bản và nâng cao có đáp án và lời giải chi tiết HS có thể làm online

Chương 1: Khái quát về cơ thể người

Ở chương khái quát về cơ thể người học sinh sẽ được tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể thể người, tế bào đơn vị cấu tạo cơ sở của sự sống, mô, và khái niệm phản xạ của động vật.

Chương 2: Vận động

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về các cơ quan và hệ cơ quan cấu thành của hệ vận động về cấu tạo và tính chất, hoạt động phối hợp của cơ và xương, tiến hóa của hệ vận động và vệ sinh hệ vận động, tìm hiểu một số cách sơ cứu và băng bó cho người gãy xương.

Chương 3: Tuần hoàn

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về các thành phần, chức năng và hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết, cơ chế miễn dịch, đông máu và nguyên tắc truyền máu, vận chuyển máu qua hệ mạch và vệ sinh hệ tuần hoàn, tìm hiểu một số phương pháp sơ cứu cầm máu.

Chương 4: Hô hấp

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về khái niệm hô hấp và các cơ quan cấu tạo hệ hô hấp, cơ chế hoạt động và vệ sinh hệ hô hấp, tìm hiểu phương pháp hô hấp nhân tạo.

Chương 5: Tiêu hóa

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về hệ tiêu hóa và các cơ quan cấu thành, phân biệt ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa, hoạt động tiêu hóa ở từng phần của ống tiêu hóa, quá trình hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải chất thải, vệ sinh hệ tiêu hóa, tìm hiểu một số loại enzyme và hoạt động của enzyme trong nước bọt.

Chương 6: Trao đổi chất và năng lượng

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về khái niệm quá trình trao đổi chất, chuyển hóa, khái niệm thân nhiệt, tìm hiểu một số loại vitamin và khoáng chất, tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn.

Chương 7: Bài tiết

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về hệ bài tiết và các cơ quan cấu thành, quá trình bài tiết nước tiểu và vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.

Chương 8: Da

Ở chương da học sinh sẽ tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da,cách vệ sinh và bảo vệ da.

Chương 9: Thần kinh và giác quan

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về cấu tạo chung của hệ thần kinh, các cơ quan cấu thành của hệ thần kinh, khái niệm phản xạ ở động vật, phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không có điều kiện, vệ sinh mắt và hệ thần kinh.

Chương 10: Nội tiết

Đây là một nội dung quan trọng, thường có trong các đề thi. Học chương này học sinh sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về các tuyến nội tiết về cấu tạo, vị trí và chức năng, sự điều hòa và phối hợp của các tuyến nội tiết giúp cân bằng môi trường nội môi trong cơ thể.

Chương 11: Sinh sản

Chương sinh sản học sinh cần nắm được cấu tạo của hệ sinh dục nam và nữ, khái niệm thụ tinh, quá trình thụ thai và phát triển của thai, tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, khái niệm bệnh AIDS - tác hại và cách phòng tránh.

Sau khi được tạo ra tại tinh hoàn, tinh trùng sẽ được đưa đến bộ phận nào để tiếp tục hoàn thiện về cấu tạo?

  1. Mào tinh
  1. Túi tinh
  1. Ống đái
  1. Tuyến tiền liệt
  • Câu 2 : Tinh trùng người có chiều dài khoảng
  • 0,1 mm
  • 0,03 mm
  • 0,06 mm
  • 0,01 mm
  • Câu 3 : Ở nam giới khoẻ mạnh, số lượng tinh trùng trong mỗi lần phóng tinh nằm trong khoảng bao nhiêu?
  • 50 – 80 triệu
  • 500 – 700 triệu
  • 100 – 200 triệu
  • 200 – 300 triệu
  • Câu 4 : Trong cơ quan sinh dục nữ, tinh trùng có khả năng sống sót từ
  • 8 – 10 ngày
  • 5 – 7 ngày
  • 1 – 2 ngày
  • 3 – 4 ngày
  • Câu 5 : Ở người, tinh trùng X và tinh trùng Y sai khác nhau ở phương diện nào?
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Kích thước
  • Khối lượng
  • Khả năng hoạt động và sống sót
  • Câu 6 : Trong cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào dưới đây nằm tách biệt với những bộ phận còn lại?
  • Ống dẫn trứng
  • Tử cung
  • Âm đạo
  • Âm vật
  • Câu 7 : Chu kì rụng trứng ở người bình thường nằm trong khoảng
  • 14 – 20 ngày
  • 24 – 28 ngày.
  • 28 – 32 ngày
  • 35 – 40 ngày
  • Câu 8 : Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu?
  • Buồng trứng
  • Âm đạo
  • Ống dẫn trứng
  • Tử cung
  • Câu 9 : Ở những phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng sẽ được bong ra sau
  • 14 ngày
  • 28 ngày
  • 32 ngày
  • 20 ngày
  • Câu 10 : Trong cơ quan sinh dục nữ, sự thụ tinh thường diễn ra ở đâu?
  • Âm đạo
  • Ống dẫn trứng
  • Buồng trứng
  • Tử cung
  • Câu 11 : Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, hoocmôn prôgestêrôn được tiết ra chủ yếu nhờ bộ phận nào?
  • Tử cung
  • Thể vàng
  • Nhau thai
  • Ống dẫn trứng
  • Câu 12 : Ở nữ giới có chu kì kinh nguyệt đều đặn là 28 ngày thì trong các thời điểm sau, nồng độ LH đạt giá trị cao nhất ở thời điểm nào?
  • Ngày thứ 28 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
  • Ngày thứ 14 tính từ ngày kinh đầu tiên của chu kì gần nhất
  • Ngày kinh đầu tiên của mỗi chu kì
  • Ngày kinh cuối cùng của mỗi chu kì
  • Câu 13 : Vì sao chúng ta không nên mang thai khi ở tuổi vị thành niên?
  • Vì con sinh ra thường nhẹ cân và có tỉ lệ tử vong cao
  • Vì mang thai sớm thường mang đến nhiều rủi ro như sẩy thai, sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn, nếu không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Vì sẽ ảnh hưởng đến học tập, vị thế xã hội và tương lai sau này
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Câu 14 : Việc nạo phá thai có thể dẫn đến hậu quả nào sau đây?
  • Vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau
  • Chửa ngoài dạ con ở lần sinh sau
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Vô sinh
  • Câu 15 : Muốn tránh thai, chúng ta cần nắm vững nguyên tắc nào dưới đây?
  • Tránh không để tinh trùng gặp trứng
  • Ngăn cản trứng chín và rụng
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh
  • Câu 16 : Biện pháp tránh thai nào dưới đây làm cản trở sự chín và rụng của trứng?
  • Sử dụng bao cao su
  • Đặt vòng tránh thai
  • Uống thuốc tránh thai
  • Tính ngày trứng rụng
  • Câu 17 : Nam giới bị bệnh lậu thường có triệu chứng nào sau đây?
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Đái buốt
  • Tiểu tiện có máu lẫn mủ
  • Phù nề, đỏ miệng sáo
  • Câu 18 : Biện pháp hiệu quả nhất giúp phòng ngừa nhiễm lậu là gì?
  • Thắt ống dẫn tinh
  • Đặt dụng cụ tử cung
  • Giữ gìn vệ sinh thân thể
  • Quan hệ tình dục an toàn
  • Câu 19 : Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Bệnh giang mai do một loại … gây ra.
  • phẩy khuẩn
  • cầu khuẩn
  • virut
  • xoắn khuẩn
  • Câu 20 : Chúng ta có thể lây nhiễm vi khuẩn giang mai qua con đường nào dưới đây?
  • Qua quan hệ tình dục không an toàn
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Qua truyền máu hoặc các vết xây xát
  • Qua nhau thai từ mẹ sang con
  • Câu 21 : Người bị bệnh giang mai có xuất hiện triệu chứng nào dưới đây?
  • Tiêu chảy cấp
  • Tiểu buốt
  • Xuất hiện các vết loét nông, cứng, có bờ viền và không đau
  • Tiểu ra máu có lẫn mủ do viêm
  • Câu 22 : Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV tấn công chủ yếu vào loại tế bào nào?
  • Đại thực bào
  • Tế bào limphô B
  • Tế bào limphô T
  • Bạch cầu ưa axit
  • Câu 23 : Khi nói về HIV/AIDS, nhận định nào dưới đây là đúng?
  • Hiện chưa có thuốc đặc trị
  • Lây nhiễm chủ yếu qua đường ăn uống
  • Thường tấn công hồng cầu khi xâm nhập vào cơ thể
  • Tác nhân gây bệnh là một loài vi khuẩn
  • Câu 24 : Người mẹ bị nhiễm HIV có thể lây truyền cho con qua đường nào dưới đây?
  • Chạm vào người con
  • Nói chuyện với con
  • Cho con bú sữa của mình
  • Ngủ cùng con
  • Câu 25 : Việt Nam công bố với thế giới về ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm nào?
  • 1986
  • 1985
  • 1991
  • 1990
  • Câu 26 : Trong quan hệ tình dục, biện pháp nào dưới đây giúp bạn phòng ngừa lây nhiễm HIV?
  • Uống thuốc tránh thai
  • Tính ngày trứng rụng
  • Đặt dụng cụ tử cung
  • Sử dụng bao cao su
  • Câu 27 : Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng?
  • Ống dẫn tinh
  • Túi tinh
  • Tinh hoàn
  • Mào tinh
  • Câu 28 : Ở người, nhiệt độ thích hợp cho sự sản sinh tinh trùng nằm trong khoảng
  • 36-37oC
  • 37-38oC
  • 29-30oC
  • 33-34oC
  • Câu 29 : Thai nhi thực hiện quá trình trao đổi chất với cơ thể mẹ thông qua bộ phận nào?
  • Buồng trứng
  • Ruột
  • Nhau thai
  • Ống dẫn trứng
  • Câu 30 : Hiện tượng chậm kinh có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây?
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc : thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,…
  • Tất cả các phương án còn lại
  • Mang thai
  • Rối loạn tâm lý: lo âu, căng thẳng,….
  • Câu 31 : Biện pháp nào dưới đây không chỉ giúp tránh thai mà còn phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục?
  • Uống thuốc tránh thai
  • Thắt ống dẫn tinh
  • Đặt vòng tránh thai
  • Sử dụng bao cao su
  • Câu 32 : Bệnh nào dưới đây thường khó phát hiện ở nữ giới hơn là nam giới và chỉ khi đến giai đoạn muộn mới biểu hiện thành triệu chứng?

Chủ Đề