Bài tập trắc nghiệm hóa 10 có hướng dẫn

Fahasa.com nhận đặt hàng trực tuyến và giao hàng tận nơi. KHÔNG hỗ trợ đặt mua và nhận hàng trực tiếp tại văn phòng cũng như tất cả Hệ Thống Fahasa trên toàn quốc.

Chúng tôi xin giới thiệu các bạn học sinh bộ tài liệu giải Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 35: Thực hành số: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh có lời giải hay, cách trả lời ngắn gọn, đủ ý được biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Mời các em tham khảo tại đây.

Bộ 8 bài tập trắc nghiệm: Thực hành số: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh có đáp án và lời giải chi tiết

Câu 1: Cho vào ống nghiệm 1 đến 2 ml dung dịch hidro sunfua, nhỏ tiếp từng giọt dung dịch SO2 vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là

  1. Có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được trong suốt.
  1. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục sau đó chuyển thành màu vàng nhạt.
  1. Xuất hiện kết tủa màu trắng đục, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.
  1. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ, sau đó kết tủa tan, dung dịch trong suốt.

Đáp án: B

Câu 2: Cách pha loãng axit H2SO4 đặc nào sau đây an toàn nhất?

  1. Rót nhanh axit vào nước.
  1. Rót nhanh nước vào axit.
  1. Rót từ từ axit vào nước.
  1. Rót từ từ nước vào axit.

Đáp án: C

Câu 3: Rót vào cốc chứa đường saccarozơ khoảng 10 đến 15 ml dung dịch H2SO4 đặc. Hiện tượng quan sát được là

  1. đường tan trong axit tạo thành dung dịch trong suốt.
  1. đường bị hóa than màu nâu đỏ, trên bề mặt than có sủi bọt khí.
  1. đường tan trong axit tạo dung dịch có màu xanh.
  1. đường bị hóa than màu đen, trên bề mặt than có sủi bọt khí.

Đáp án: D

Câu 4: Cho vào ống nghiệm vài mảnh đồng nhỏ, cho tiếp dung dịch axit sunfuric đặc vào ống nghiệm. Đun nóng ống nghiệm trên ngon lửa đền cồn. Hiện tượng quan sát được là

  1. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra không màu.
  1. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.
  1. đồng tan cho dung dịch màu xanh, có bọt khí thoát ra không màu.
  1. đồng tan cho dung dịch không màu, có bọt khí thoát ra màu nâu đỏ.

Đáp án: C

​​​​​Câu 5 : Cho các phản ứng hóa học sau:S + O2 to → SO2

  1. 3
  1. 2
  1. 4
  1. 1

Đáp án: A

- Hướng dẫn giải

Có 3 phản ứng mà S thể hiện tính khử

Câu 6 : Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thủy ngân rồi gom lại là

  1. vôi sống.
  1. Cát
  1. muối ăn.
  1. lưu huỳnh.

Đáp án: D

- Hướng dẫn giải

Hơi thủy ngân rất dộc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân thì người ta thường dùng bột lưu huỳnh để thu gom lại.

Câu 7 : Lưu huỳnh tác dụng với axit sunfuric đặc, nóng:S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O

  1. 1 : 2
  1. 1 : 3
  1. 3 : 1
  1. 2 : 1

Đáp án: A

- Hướng dẫn giải

S bị khử (S+6) : S bị oxi hóa (S0) = 1 : 2

Câu 8 : Cấu hình electron ở trạng thái kích thích của S khi tạo SO2 là:

  1. 1s22s22p63s23p4
  1. 1s22s22p63s23p33d1
  1. 1s22s22p63s23p23d2
  1. 1s22s22p63s13p33d2

Đáp án: B

- Hướng dẫn giải

Khi tạo SO2, S ở trạng thái kích thích, 1 e của phân lớp 3p được chuyển lên phân lớp 3d tạo ra 4e độc thân

Vậy cấu hình e ở trạng thái kích thích của S là: 1s22s22p63s23p33d1

►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để download giải Bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 35: Thực hành số: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh chi tiết bản file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 10: Nguyên tử được VnDoc.com giới thiệu tới các bạn học sinh với mong muốn giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Hóa và giải nhanh các bài tập. Mời các bạn học sinh tham khảo.

  • 400 câu trắc nghiệm môn hoá lớp 10
  • Bài tập trắc nghiệm Oxi - Lưu huỳnh
  • 12 cách cân bằng phương trình hóa học

195 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Hóa học lớp 10 Chương nguyên tử

Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi bao nhiêu loại hạt cơ bản?

  1. 1.
  1. 2.
  1. 3.
  1. 4.

Xem đáp án

Đáp án C

Nguyên tử được cấu tạo bởi các loại hạt cơ bản: proton, nơtron và electron (có 3 loại hạt).

Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là?

  1. Electron.
  1. Electron và nơtron.
  1. Proton và nơton.
  1. Proton và electron.

Xem đáp án

Đáp án D

Trong nguyên tử, hạt mang điện là: Proton và electron.

Câu 3: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là?

  1. Electron.
  1. Proton.
  1. Nơtron.
  1. Nơtron và electron.

Xem đáp án

Đáp án B

Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là: Proton.

Câu 4: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

  1. Proton.
  1. Nơtron.
  1. Electron.
  1. Nơtron và electron.

Xem đáp án

Đáp án C

Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với proton và nơtron.

Câu 5: Chọn phát biểu sai:

  1. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8p.
  1. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8n.
  1. Nguyên tử oxi có số e bằng số p.
  1. Lớp e ngoài cùng nguyên tử oxi có 6e.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai:

  1. Số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân nguyên tử.
  1. Số proton trong nguyên tử bằng số nơtron.
  1. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
  1. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây không đúng?

  1. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có tỉ lệ giữa số proton và nơtron là 1 : 1.
  1. Chỉ có trong nguyên tử magie mới có 12 electron.
  1. Chỉ có hạt nhân nguyên tử magie mới có 12 proton.
  1. Nguyên tử magie có 3 lớp electron.

Câu 8: Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 culông. Vậy nguyên tử đó là:

  1. Ar.
  1. K.
  1. Ca.
  1. Cl.

Xem đáp án

Đáp án B

Theo giả thiết: Hạt nhân của ion X+ có điện tích là 30,4.10-19 C nên nguyên tử X cũng có điện tích hạt nhân là 30,4.10-19 C.

Mặt khác mỗi hạt proton có điện tích là 1,6.10-19 C nên suy ra số prton trong hạt nhân của X là :

Số hạt p = (30,4.10-19/1,6.10-19) = 19. Vậy nguyên tử X là Kali (K)

Câu 9: Một nguyên tử (X) có 13 proton trong hạt nhân. Khối lượng của proton trong hạt nhân nguyên tử X là:

  1. 78,26.1023 gam.
  1. 21,71.10-24 gam.
  1. 27 đvC.
  1. 27 gam.

Xem đáp án

Đáp án B: mp (X) = 1,6726. 10-27. 13 = 2,174. 10-26 kg = 21,74. 10-24 g.

Câu 10: Biết rằng khối lượng của nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng của nguyên tử cacbon nặng gấp 11,9059 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Nếu chọn 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị cacbon 12 làm đơn vị thì O, H có nguyên tử khối là:

  1. 15,9672 và 1,01.
  1. 16,01 và 1,0079.
  1. 15,9672 và 1,0079.
  1. 16 và 1,0081.

Xem đáp án

Đáp án C

Khối lượng của 1 nguyên tử C là 12u.

Theo đề bài ta có: MC = 11,906.MH

\=>MH = MC/11,906 =12/11,906 = 1,008u

Khối lượng nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lầ khối lượng nguyên tử hiđro nên:

MO = 15,842.MH = 15,842.1,008 = 15,969 u

Câu 11: Số khối của nguyên tử bằng tổng

  1. số p và n.
  1. số p và e.
  1. số n, e và p.
  1. số điện tích hạt nhân.

Câu 12: Nguyên tử flo có 9 proton, 9 electron và 10 nơtron. Số khối của nguyên tử flo là

  1. 9.
  1. 10.
  1. 19.
  1. 28.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố R có 56e và 81n. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là của nguyên tố R?

Câu 14: Cặp nguyên tử nào có cùng số nơtron?

Câu 15: Một ion có 3p, 4n và 2e. Ion này có điện tích là

  1. 3+.
  1. 2-.
  1. 1+.
  1. 1-.

Câu 16: Một ion có 13p, 14n và 10e. Ion này có điện tích là

  1. 3-.
  1. 3+.
  1. 1-.
  1. 1+.

Câu 17: Một ion (hoặc nguyên tử) có 8p, 8n và 10e. Ion (hoặc nguyên tử) này có điện tích là

  1. 2-.
  1. 2+.
  1. 0.
  1. 8+.

Câu 18: Ion M2+ có số e là 18, điện tích hạt nhân là:

  1. 18.
  1. 20.
  1. 18+.
  1. 20+.

Câu 19: Ion X2- có:

  1. số p - số e = 2.
  1. số e - số p = 2.
  1. số e - số n = 2.
  1. số e - (số p +số n) = 2.

Câu 20: Ion X- có 10e, hạt nhân có 10n. Số khối của X là:

  1. 19.
  1. 20.
  1. 18.
  1. 21.

Câu 21: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số p bằng nhau nhưng khác nhau số

  1. electron.
  1. nơtron.
  1. proton.
  1. obitan.

Câu 22: Trong kí hiệu thì:

  1. A là số khối xem như gần bằng khối lượng nguyên tử X.
  1. Z là số proton trong nguyên tử X.
  1. Z là số electron ở lớp vỏ.
  1. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23: Ta có 2 kí hiệu và , nhận xét nào sau đây là đúng?

  1. Cả hai cùng thuộc về nguyên tố urani.
  1. Mỗi nhân nguyên tử đều có 92 proton.
  1. Hai nguyên tử khác nhau về số electron.
  1. A, B đều đúng

Câu 24: Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:

  1. và .
  1. và .
  1. O2 và O3.
  1. kim cương và than chì.

Câu 25: Nguyên tử có số hiệu 24, số nơtron 28, có

  1. số khối 52.
  1. số e là 28.
  1. điện tích hạt nhân 24.
  1. số p là 28.

Câu 26: Có 3 nguyên tử số p đều là 12, số khối lần lượt là 24, 25, 26. Chọn câu sai:

  1. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là 12, 13, 14
  1. Đây là 3 đồng vị
  1. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg

D.Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton

Xem đáp án

Đáp án D

Số hạt electron của các nguyên tử Mg đều bằng 12. Vậy phát biểu A sai.

Ba nguyên tử có cùng số proton nhưng có số notron khác nhau nên đây là 3 đồng vị của nguyên tố Mg. Vậy phát biểu B đúng.

Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg. Vậy phát biểu C đúng.

Hạt nhân của mỗi nguyên tử Mg trên đều có 12 proton. Vậy phát biểu D đúng.

Câu 27: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng

  1. số khối.
  1. điện tích hạt nhân.
  1. số electron.
  1. tổng số proton và nơtron.

Câu 28: Mg có 3 đồng vị 24Mg, 25Mg và 26Mg. Clo có đồng vị 35Cl và 37Cl. Có bao nhiêu loại phân tử MgCl2 khác tạo nên từ các đồng vị của 2 nguyên tố đó?

  1. 6.
  1. 9.
  1. 12.
  1. 10.

Xem đáp án

Đáp án B

Ứng với mỗi đồng vị của Mg có 3 loại phân tử MgCl2 khác nhau, tương ứng với 2 nguyên tử Cl lần lượt là (35,35), (37,37), (35,37)

\=> Có tất cả 3.3 = 9 loại phân tử MgCl2 khác nhau

Câu 29: Oxi có 3 đồng vị . Cacbon có hai đồng vị là: . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí cacbonic được tạo thành giữa cacbon và oxi?

  1. 11.
  1. 12.
  1. 13.
  1. 14.

Xem đáp án

Đáp án B

Số loại phân tử có thể tạo thành từ các đồng vị trên là

16O=12C=16O, 16O=12C=17O, 16O=12C=18O

17O=12C=17O, 17O=12C=18O, 18O=12C=18O

16O=13C=16O, 16O=13C=17O, 16O=13C=18O

17O=13C=17O, 17O=13C=18O, 18O=13C=18O

Câu 30: Hiđro có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H, và oxi có đồng vị 16O, 17O, 18O. Có thể có bao nhiêu phân tử H2O được tạo thành từ hiđro và oxi?

  1. 16.
  1. 17.
  1. 18
  1. 20

Xem đáp án

Đáp án C

Các loại phân tử nước khác nhau được tạo thành là:

1H1H16O, 1H2H16O, 1H3H16O, 2H2H16O, 2H3H16O, 3H3H16O

1H1H17O, 1H2H17O, 1H3H17O, 2H2H17O, 2H3H17O, 3H3H17O

1H1H18O, 1H2H18O, 1H3H18O, 2H2H18O, 2H3H18O, 3H3H18O

Vậy có 18 loại phân tử nước khác nhau được tạo thành.

Câu 31: Đồng có hai đồng vị 63Cu (chiếm 73%) và 65Cu (chiếm 27%). Nguyên tử khối trung bình của Cu là

  1. 63,45.
  1. 63,54.
  1. 64,46.
  1. 64,64.

Xem đáp án

Đáp án B: Nguyên tử khối trung bình của Cu là: ACu =( 63.73 + 65.27)/ 100 = 63,54

Câu 32: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là

  1. 34X.
  1. 37X.
  1. 36X.
  1. 38X.

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi nguyên tử khối trung bình của đồng vị thứ 2 là x

Ta có: (35,75+ 25.x)/100 = 35,5 => x = 37

Câu 33: Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là:

  1. 2.
  1. 4.
  1. 6.
  1. 1.

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số khối của X và Y lần lượt là x, y.

→x + y = 128

Số nguyên tử của đồng vị X bằng 0,37 lần số nguyên tử y.

→ (x.0,37 + y.1)/(0,37 + 1) = 63,54

→ 0,37/ (x + y) = 87,05

GIải được: x = 65; y = 63

Ta có:

x= ZX + NX;

y= ZY + Ny

Mà ZX = ZY → NX − NY = x − y = 2

Câu 34: Một nguyên tố R có 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử là 27/23. Hạt nhân của R có 35 hạt proton. Đồng vị thứ nhất có 44 hạt nơtron, đồng vị thứ 2 có số khối nhiều hơn đồng vị thứ nhất là 2. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố R là bao nhiêu?

  1. 79,2.
  1. 79,8.
  1. 79,92.
  1. 80,5.

Câu 35: Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. Phần trăm về khối lượng của 3717Cl chứa trong HClO4 (với hiđro là đồng vị 11H , oxi là đồng vị 168O ) là giá trị nào sau đây?

  1. 9,40%.
  1. 8,95%.
  1. 9,67%.
  1. 9,20%

........................................

Mời các bạn ấn link TẢI VỀ phía dưới để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 10 chương 1

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Bài tập Hóa 10: Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn tới các bạn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.