Bài tập về an toàn bức xạ ion hóa

Được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ Tiền Giang, thực hiện kế hoạch số 90/KH-TTKT&CNSH ngày 21/11/2017 về việc phân công tổ chức lớp tập huấn An toàn bức xạ đợt 2, Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ Sinh học tổ chức tập huấn "Kiến thức cơ bản về An toàn bức xạ cho nhân viên làm việc trong phòng X-quang và người phụ trách an toàn của các cơ sở y tế" vào ba ngày 28, 29, 30/11/2017.

Lớp tập huấn kiến thức dành cho nhân viên làm công việc bức xạ gồm những nội dung như: Khái niệm cơ bản về bức xạ ion hóa; Tương tác của bức xạ ion hóa với vật chất; Ghi đo bức xạ; Hiệu ứng sinh học của bức xạ; Bảo vệ chống chiếu ngoài; Các khía cạnh liên quan đến tối ưu hóa an toàn bức xạ trong X quang chẩn đoán y tế; Các hướng dẫn liên quan đến an toàn bức xạ trong X quang chẩn đoán y tế; Hệ thống các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn bức xạ; Kiểm soát chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng, kiểm soát chiếu xạ y tế.

Lớp tập huấn kiến thức dành cho người phụ trách an toàn gồm những nội dung như: Hướng dẫn xây dựng chính sách quản lý an toàn bức xạ, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong công tác đảm bảo an toàn bức xạ tại cơ sở; Hướng dẫn xây dựng nội qui an toàn bức xạ tại cơ sở; Hướng dẫn lập và lưu giữ hồ sơ về an toàn bức xạ; Hướng dẫn lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở; Hướng dẫn khai báo, cấp phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ; Hệ thống quản lý chất lượng đối với công việc bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ.

Lớp tập huấn chiêu sinh được 28 học viên là các nhân viên làm việc trong phòng X quang và người phụ trách an toàn bức xạ của các cơ sở y tế trong tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Long An. Kết thúc khóa tập huấn, các học viên phải thực hiện 02 bài kiểm tra để hoàn thành lớp tập huấn nếu đạt trên 80 điểm. Kết quả 100% học viên đã được cấp giấy chứng nhận. Giấy chứng nhận có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.

Buổi tập huấn được đánh giá cao và mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên trong ngành y tế. Ngoài tiếp thu kiến thức, học viên còn có thể trao đổi, thảo luận, hoặc được giải đáp các thắc mắc về lĩnh vực an toàn bức xạ và an toàn y tế.

  • 1. XẠ ThS: Phan Văn Bình Email: Binhph012@gmail.com
  • 2. Sơ Lược Về Bức Xạ Ion Hóa • II. Bức Xạ Ion Hóa Trong Y Học • III. Bức xạ ion hoá trong các lĩnh vực khác • IV. Các hiệu ứng sinh học bức xạ • V. Bảo vệ bức xạ chiếu ngoài • VI. Giới hạn liều • VII. Các chỉ số liều
  • 3. Về Bức Xạ Ion Hóa 1. Khái Niệm Bức Xạ Là năng lượng truyền đi dưới dạng sóng điện từ Phân loại:  Theo nguồn gốc: - Bức xạ tự nhiên: bức xạ mặt trời, vũ trụ, chất phóng xạ... - Bức xạ nhân tạo: tia X, chùm electron  Theo tính chất: - Bức xạ ion hóa: tia X, tia gamma - Bức xạ không ion hóa: ánh sáng, sóng vô tuyến
  • 4. Về Bức Xạ Ion Hóa 2. Bức xạ ion hóa  Là loại bức xạ có đủ năng lượng để bứt ra ngoài các điện tử đang bị ràng buộc chặt chẽ bên trong nguyên tử để tạo ra ion.  Có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, quân sự, trong y học…..  Có 3 loại bức xạ ion hóa chính + Các hạt alpha, mỗi hạt alpha có 2 proton và 2 neutron + Các hạt beta là những electron “+” hay “–” + Tia gamma và tia X thuần tuý là năng lượng [photon]
  • 5. Về Bức Xạ Ion Hóa  Bức xạ chiếu ngoài - Hạt alpha: có quãng chạy rất ngắn, đâm xuyên kém, không là nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài - Hạt beta: khả năng đâm xuyên phụ thuộc năng lượng - Tia gamma và tia X: khả năng đâm xuyên rất mạnh, là mối nguy hiểm bức xạ chiếu ngoài - Hạt notron: có khả năng đâm xuyên cao, là mối nguy hiểm rất lớn trong bức xạ chiếu ngoài
  • 6. Về Bức Xạ Ion Hóa  Bức xạ chiếu trong Là sự chiếu xạ của các chất phóng xạ khi xâm nhập vào cơ thể. Một lượng rất bé chất phóng xạ chiếu trong có thể gây nên hiệu ứng phóng xạ rất nguy hiểm
  • 7. Về Bức Xạ Ion Hóa 3. Ứng dụng Công nghiệp: - Sử dụng tia X kiểm tra các khuyết tật của vật liệu. Kiểm tra hành lý trên sân bay, đo mực hóa chất lỏng trong bồn chứa… Nông nghiệp: - Tạo các giống cây trồng đa bội, biến đổi gen, chống chịu sâu bệnh - Kiểm soát sự sinh sản của một số con trùng gây hại… Trong y học: Sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh Khử trùng các thiết bị y tế… Nhiều ứng dụng trong nghiên cứu khoa học, quân sự, đời sống hằng ngày khác…
  • 8. Ion Hóa Trong Y Học 1. Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y học Tia laser Tia tử ngoại Tia X Tia gamma Tia beta Tia alpha
  • 9. Ion Hóa Trong Y Học 1. Ứng dụng bức xạ ion hóa trong y học - Tia tử ngoại dùng để chữa bệnh còi xương, tiệt trùng thiết bị y tế… - Tia X được sử dụng trong các máy x quang, CT, xạ trị - Tia gamma dùng trong các máy SPECT, PET, xạ trị - Tia beta và các bức xạ dạng hạt khác được dùng trong xạ trị [máy gia tốc tuyến tính] - Hỗ trợ điều trị ung thư bằng phẫu thuật và hóa chất - Phân biệt với các nguồn bức xạ không gây ion hóa như tia laser. 7
  • 10. Ion Hóa Trong Y Học 2. Một số thiết bị sử dụng bức xạ ion hóa a, X-quang -Sử dụng tính chất đâm xuyên tia X để ghi chụp hình ảnh các bộ phận sâu trong cơ thể b, CT - Các ống phát tia x rất hẹp đi qua cơ thể được thu bởi các detector đăt đối diện quay vòng quanh bệnh nhân. c, SPECT - chùm bức xạ photon được phát ra từ bên trong cơ thể do đồng vị phóng xạ được đưa vào nơi cần chụp [uống, tiêm…] và chùm bức xạ được thu bằng hệ detector quay quanh bệnh nhân.
  • 11. Ion Hóa Trong Y Học 2. Các thiết bị sử dụng bức xạ ion hóa d, PET - Chùm bức xạ photon được phát ra do sự hủy cặp của positron và electron từ bên trong cơ thể bởi phóng xạ được đưa vào nơi cần chụp [uống, tiêm…] và chùm bức xạ được thu bằng hệ detector quanh bệnh nhân. e, Xạ trị -Các bức xạ được gia tốc thẳng đến khối u hoặc được đưa vào trong dưới dạng nội xạ trị kết hợp với hóa chất.
  • 12. ion hoá trong các lĩnh vực khác - Trong công nghiệp: sản xuất điện, kỹ nghệ hạt nhân - Các sản phẩm tiêu dùng: máy phát thu truyền hình, dụng cụ đo đếm phát quang
  • 13. ứng sinh học bức xạ  Hiệu ứng sinh học của bức xạ ion hoá - Giai đoạn hoá lí: Các phân tử sinh học bị tác động bởi các tia bức xạ ion hoá thông qua phản ứng trực tiếp hay gián tiếp => Gây ra các tổn thương hoá sinh - Giai đoạn sinh học: những biểu hiện sinh học cụ thể do các tổn thương hoá sinh trước đó, có thể kéo dài ở các thể đó
  • 14. ứng sinh học bức xạ  Các yếu tác động đến hiệu ứng sinh học của bức xạ - Diện tích chiếu - Nhiệt độ - Oxy - Nước - Các chất bảo vệ
  • 15. ứng sinh học bức xạ  Hiệu ứng sinh học ngẫu nhiên - Xảy ra trong thời gian dài sau khi bị chiếu xạ - Không có ngưỡng - Bệnh bạch cầu, ung thư
  • 16. ứng sinh học bức xạ  Hiệu ứng sinh học tất định - Xuất hiện sau một thời gian ngắn sau chiếu xạ - Có ngưỡng xác đinh - Mức độ nghiêm trọng tăng theo giá trị liều lớn hơn ngưỡng xảy ra hiệu ứng - Nôn mửa, hoại tử da, bỏng da...
  • 17. ứng sinh học bức xạ
  • 18. bức xạ chiếu ngoài  Các biện pháp kỹ thuật  Thời gian Khoảng cách Che chắn
  • 19. bức xạ chiếu ngoài  Thời gian - Thời gian tiếp xúc với nguồn phóng xạ tỉ lệ thuật với liều bức xạ nhận được theo công thức D = 𝑫 𝒙 𝒕, trong đó, D là liều nhận được [mSv,..] 𝐷: là suất liều [mSv/h,..] t là thời gian bị chiếu xạ [h]
  • 20. bức xạ chiếu ngoài  Khoảng cách - Với cùng một nguồn phóng xạ, cường độ bức xạ hoặc suất liều bức xạ giảm đi khi tăng khoảng cách và sự suy giảm này tuân theo quy luật tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. 𝐼1 𝐼2 = 𝑅1 2 𝑅2 2 , trong đó - I1 và I2 là cường độ [suất liều] tại khoảng cách R1, R2 tương ứng
  • 21. bức xạ chiếu ngoài  Che chắn - Bức xạ lan truyền trong môi trường vật chất sẽ bị suy giảm do tương tác với vật chất. Sự suy giảm đó tuân theo quy luật hàm mũ I = I0e-µx trong đó, I0 và I: là cường độ tia bức xạ trước và sau khi đi qua vật liệu che chắn x: là bề dày vật liệu che chắn µ:là hệ số hấp thụ, đặc trưng cho vật liệu che chắn và năng lượng bức xạ
  • 22. bức xạ chiếu ngoài  Các biện pháp hành chính:  Vùng làm việc được chia ra làm 3 vùng  Vùng kiểm soát Vùng giám sát  Vùng không phân loại Phân loại vùng Liều hằng năm tiềm tàng [mSv] Suất liều phân vùng làm việc Vùng kiểm soát ≥ 6 ≥ 15µ𝑆𝑣/ℎ Vùng giám sát 1-6 2,5< 15µ𝑆𝑣/ℎ Vùng không phân loại ≤ 1 ≤ 2,5µ𝑆𝑣/ℎ
  • 23. bức xạ chiếu ngoài  Kiểm soát vật lý - Sử dụng khoá liên động - Sử dụng tay máy điều khiển từ xa - Sử dụng bộ đặt thời gian định trước trong trường hợp thiết bị X quang  Huấn luyện và đào tạo nâng cao hiểu biết, nhận thức, ý thức
  • 24. bức xạ chiếu ngoài  Các đơn vị đo thường dùng trong an toàn bức xạ  Liều hấp thụ  Liều tương đương  Liều hiệu dụng
  • 25. bức xạ chiếu ngoài  Liều hấp thụ - Liều hấp thụ D là năng lượng bức xạ bị hấp thụ bởi một đơn vị khối lượng của môi trường hấp thụ - D= 𝑑𝐸 𝑑𝑚 - Trong đó dE là năng lượng trung bình do bức xạ ion hoá truyền cho một khối vật chất có khối lương dm - Đơn vị đo là J/kg hay Gray [Gy], 1J/kg = 1Gy
  • 26. bức xạ chiếu ngoài  Liều tương đương - Trọng số bức xạ: là trọng số thể hiện mức độ gây ra hiệu ứng sinh học ở mỗi loại bức xạ. HT,R = DT,R X WR Trong đó, DT,R là liều hấp thụ do loại bức xạ R gây ra, lấy trung bình trên cơ quan hoặc tổ chức mô T, WR là trọng số bức xạ R, đơn vị là [Sv]
  • 27. bức xạ chiếu ngoài  Bảng trọng số WR của một số bức xạ [ICRP 2007] Suất liều tương đương: là liều tương đương trên một đơn vị thời gian: 𝐻= 𝑑𝐻𝑇 , 𝑅 𝑑𝑡 Loại bức xạ và khoảng năng lượng Trọng số bức xạ WR Photon với mọi năng lượng 1 Điện tử và muyon với mọi năng lượng 1 Proton và các pion tích điện 2 Các hạt alpha, mảnh phân hạch và các ion nặng 20 Nơtron Là hàm phụ thuộc năng lượng photon
  • 28. bức xạ chiếu ngoài  Liều hiệu dụng: - Trọng số mô: là trọng số đặc trưng cho mức độ tổn thất sinh học của từng mô trên cùng một liều [WT]: Tổ chức mô hoặc cơ quan Trọng số mô , WT WT W Tuỷ sống [đỏ], ruột kết, phổi, dạ dày, vú, các mô còn lại 0,12 0,72 Cơ quan sinh dục 0,08 0,08 Bàng quang, thực quản, gan, tuyến giáp 0,04 0,16 Bề mặt xương, não, tuyến nước bọt, da 0,01 0,04 Tổng cộng 1
  • 29. bức xạ chiếu ngoài  Giới hạn liều với nhân viên bức xạ và công chúng - Khuyến cáo của ICRP [Uỷ ban an toàn bức xạ] về liều giới hạn Năm Liều giới hạn đối với: Nhân viên bức xạ Dân chúng 1900 100mSv/ngày - 1925 5.200mSv/năm - 1934 3.600mSv/năm - 1950 150mSv/năm 15mSv/năm [1952] 1957 50mSv/năm 5mSv/năm [1959] 1990 20mSv/năm 1mSv/năm [1987]
  • 30. liều  Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ  Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ trên 18 tuổi - Liều hiệu dụng 20mSv/ năm được lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau [100mSv/ 5 năm] và tối đa 50mSv trong 1 năm riêng lẻ bất kì - Liều tương đương đối với thuỷ tinh thể mắt 20mSv trong 1 năm lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau và 50mSv trong 1 năm riêng lẻ bất kì - -Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da là 500mSv/năm - Riêng đối với các nhân viên bức xạ nữ phải áp dụng thêm các quy chế hiện hành
  • 31. liều  Giới hạn liều nghề nghiệp với người học liên quan đến bức xạ và tới học sinh, sinh viên từ 16 đến 18 tuổi: - Liều hiệu dụng 6mSv trong 1 năm - Liều tương đương đối với thuỷ tinh thể mắt 20mSv trong 1 năm - Liều tương đương đối với chân và tay hoặc da 150mSv trong 1 năm
  • 32. liều  Giới hạn liều với công chúng - Liều hiệu dụng 1mSv trong 1 năm - Trong những trường hợp đặc biệt, có thể áp dụng giá trị giới hạn liều hiệu dụng cao hơn 1 mSv, với điều kiện giá trị liều hiệu dụng lấy trung bình trong 5 năm kế tiếp nhau không vượt quá 1mSv trong 1 năm - Liều tương đương đối với thuỷ tinh thể mắt 15mSv trong 1 năm - Liều tương đương đối với da 50mSv trong 1 năm - Liều bức xạ của người chăm sóc, hỗ trợ và thăm bệnh nhân trong chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bằng bức xạ ion hoá hoặc dược chất phóng xạ có độ tuổi từ 16 trở lên không được vượt quá 5mSv trong cả thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị
  • 33. số liều  Các chỉ số liều: - CTDIvol: CT dose index volume - DLP: Dose length product
  • 34. số liều  CTDIvol Là liều xạ đưa vào bệnh nhân trong một vòng quét. Đơn vị sử dụng là mGy - Vận tốc di chuyển của bàn cũng được xem xét CTDIvol = CTDIw x 1/pitch DLP: Dose length product: DLP = CTDIvol X L
  • 35. lắng nghe!

Chủ Đề