Bài tập về phép tu từ nhân hóa năm 2024

Là đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng này với sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng để tăng sức gợi hình, gợi cảm…

  • B. Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người
  • C. Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm
  • D. Là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Câu 2 :

Có bao nhiêu kiểu nhân hóa?

  • A. 2 kiểu
  • B. 3 kiểu
  • C. 4 kiểu
  • D. 5 kiểu

Câu 3 : Con hãy chọn những đáp án đúng [Được chọn nhiều đáp án]

Khi sử dụng biện pháp nhân hóa, chú ý:

Không được sử dụng biện pháp nhân hóa một cách tùy tiện

Sử dụng thoải mái, không cần theo quy tắc nào

Phân biệt được biện pháp nhân hóa với các biện pháp tu từ khác để sử dụng thật hợp lý

Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa một cách linh hoạt

Câu 4 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Hãy chỉ ra biện pháp nhân hóa trong đoạn văn sau:

“Bến cảng lúc nào cũng đông vui.

Tàu mẹ,

tàu con

đậu đầy mặt nước.

Xe anh,

xe em

tíu tít nhận hàng về

và chở hàng ra.

Tất cả đều bận rộn”

Câu 5 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ để chọn. Bấm lại vào từ/cụm từ để bỏ chọn

Trong đoạn thơ sau, hãy xác định các sự vật được nhân hóa:

Ông

trời

Mặc áo giáp đen

Ra trận

Muôn nghìn

cây mía

Múa gươm

Kiến

Hành quân

Đầy đường

Câu 6 :

Câu sau sử dụng kiểu nhân hóa gì?

“Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

  • A. Đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng có sự tương đồng với nhau

Dùng từ ngữ để chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

Biện pháp tu từ nhân hóa là một trong những biện pháp được sử dụng rất nhiều trong tiếng Việt giúp cho hình ảnh của các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn.

Biện pháp tu từ nhân hóa hóa làm cho thế giới loài vật, cây cối,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người .

Khái niệm

Nhân hóa là cách gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ được dùng để gọi, tả người,… vốn dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật,…

Dấu hiệu nhân biết: Các từ chỉ hoạt động, tên gọi của con người: ngửi, chơi, sà, anh, chị,…

Ví dụ: Ông trời mặc áo giáp đen ra trận

Bác xe biết ngửi thấy mùi đất mới.

Cách 1: Gọi các sự vật bằng những từ ngữ để gọi con người.

Các sự vật [ đồ vật, con vật, cây cối,…] không chỉ được gọi một cách thông thường mà được gọi giống như con người.

Ví dụ: Bác gà trống trông thật oai vệ.

Cách 2: Miêu tả sự vật bằng những từ ngữ miêu tả con người.

Đối với miêu tả sự vật, có thể tả dưới nhiều dạng như hành động, tâm trạng, ngoại hình, tính cách….

Ví dụ: Chú ếch con đang ngồi học bài bên bờ sông.

Cách 3: Xưng hô với sự vật thân mật như con người.

Sự vật không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên gần gũi thông qua cách đối đáp, trò chuyện của con người.

Ví dụ: Chị gió ơi! Chị gió ơi!

Các bước để sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa

Bước 1: Xác định sự vật [ con vật, đồ vật, cây cối,…] được nhân hóa.

Việc nhận biết, xác định sự vật được sử dụng biệp pháp nhân hóa là gì? Con vật [ gà, vịt, cá,..], đồ vật [ bàn, ghế, tủ,…], hiện tượng tự nhiên [ mưa, nắng,…]…

Ví dụ: Trong câu: “ Bác chim đang đậu trên ngọc cây hót véo von”

  • Sự vật được nhân hoá trong câu là “ Bác chim”. Dùng từ ngữ của con người “ Bác” để gọi loài chim.

Bước 2: Sử dụng các hình thức nhân hóa [ gọi, miêu tả, xưng hô] gán cho sự vật được lựa chọn để nhân hóa.

Các sự vật được nhân hóa được lựa chọn các hình thức nhân hóa phù hợp.

Ví dụ: Trong câu: “ Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới”.

  • Sử dụng từ ngữ xưng hô “ Ông” để gọi Mặt trời.
  • Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người “ ban phát” dùng cho sự vật được nhân hoá.

Bước 3: Tiến hành thực hiện với nội dung của câu.

Ví dụ: Điền từ ngữ có sử dụng nhân hoá để hoàn chỉnh câu giới thiệu sau:

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè ………., chào mào…………., vẹt…………., cu gáy ……………….

  • Trong trường hợp này, chúng ta nên sử dụng từ ngữ nhân hoá miêu tả hoạt động, tính chất giống như con người.

Mỗi loài chim đều có đặc điểm riêng: chim chích choè biết múa, chào mào biết hát, vẹt biết nói, cu gáy biết chơi nhạc cụ.

Trên đây là những chia sẻ của Hocmai.vn về biện pháp tu từ nhân hóa trong chương trình học của các bạn học sinh. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ thực sự mang lại những kiến thức quý báu, giúp các bạn học sinh nhận biết và áp dụng tốt các biện pháp tu từ nhân hóa trong các bài tập tiếng Việt.

Để con học tập và ôn luyện tốt hơn môn Tiếng Việt trong năm học 2020-2021, cha mẹ hãy tham khảo CHƯƠNG TRÌNH HỌC TỐT của Hocmai.vn giúp con có phương pháp hộc tập phù hợp và mang lại thành tích cao trong học tập.

\>>> Phụ huynh đăng ký NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tiếng Việt cho con ngay tại đây: //hocmai.link/Hocthu_TiengViet_mienphi_TH

Đăng ký Chương trình Học Tốt 2020 – 2021

  • Trang bị kiến thức toàn diện với hệ thống bài giảng bám sát SGK, thay thế việc học thêm.
  • Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.
  • Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.
  • Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề